Các món ăn bài thuốc cho người bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một dạng tổn thương của dạ dày, nếu không kịp thời điều trị và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh những thực phẩm nên và không nên ăn, người bệnh cũng không nên bỏ qua các món ăn cho người xuất huyết dạ dày hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục.
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị. Do đó, khi mắc phải tình trạng này, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với thể trạng người bệnh. Những thực phẩm nên sử dụng là:
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, cải thiện tình trạng chảy máu dạ dày. Bao gồm rau củ luộc, hấp…
- Nhóm thực phẩm giảm tiết dịch vị: Dịch vị nhiều sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết. Những thực phẩm thuộc nhóm này là mật ong, đường, bánh quy…
- Nhóm thực phẩm bọc hút niêm mạc dạ dày: Có tác dụng hỗ trợ bọc hút niêm mạc, giảm acid và dịch vị trong dạ dày. Bao gồm: bánh mì, các loại gạo nếp, khoai sắn…
- Nhóm thức ăn mềm: Giảm kích thích dịch vị, dễ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày. Bao gồm những thức ăn được hầm, luộc, nghiền, nấu chín trong quá trình chế biến.
8 Món ăn cho người xuất huyết dạ dày
Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi, sử dụng các món ăn bài thuốc là mà người bệnh xuất huyết dạ dày không thể bỏ qua. Khi được kết hợp cùng thuốc đặc trị, chúng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, giúp các vết loét trong dạ dày mau lành hơn. Các món ăn cho người xuất huyết dạ dày bao gồm:
1. Cháo gạo nếp, nho khô
Nho khô giàu vitamin A, selen, kali, sắt, vitamin B và các dưỡng chất khác, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người bệnh. Gạo nếp có khả năng thấm hút acid, dịch vị giảm tiết acid trong dạ dày, bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày tổn thương. Cháo gạo nếp nho khô là món ăn b
ổ dưỡng có tác dụng hỗ trợ chữa viêm loét, xuất huyết dạ dày, thúc đẩy quá trình hồi phục của dạ dày.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 ít gạo nếp vò sạch, ninh thật nhuyễn
- Khi chín, thêm một ít nho vào ninh thêm cho đến khi tơi mềm
- Nêm nếm vừa ăn, có thể thêm đường hoặc các loại gia vị khác tùy khẩu vị
2. Bao tử heo nấu thịt rùa
Là món ăn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày gây xuất huyết. Ngoài ra, sử dụng bao tử heo nấu với thịt rùa cũng đem đến tác dụng giảm đau, giúp tăng khí huyết.
Nguyên liệu:
- 300g bao tử heo
- 500g thịt rùa
Cách thực hiện:
- Bao tử heo rửa sạch với muối chanh, rửa lại với nước, thái miếng vừa ăn
- Thịt rùa rửa sạch, thái lát mỏng, trộn 2 nguyên liệu này ướp tẩm với mắm muối, hạt nêm
- Xào sơ bao tử heo, thịt rùa, đổ ngập nước hầm trong 45 phút
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sử dụng 4 lần/tuần để giúp bệnh nhanh hồi phục.
3. Bao tử heo nấu đậu tương
Cách thực hiện:
- Lấy bao tử heo, đậu tương theo tỷ lệ cân đối
- Bao tử heo rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn
- Thêm ít nước, hầm nhừ với đậu tương
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, chia đều ra ăn 3 lần/ngày.
Công dụng: Làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, giảm đau, cầm máu, bồi bổ cơ thể, phục hồi các tổn thương.
4. Trứng gà hấp ngó sen
Nguyên liệu:
- 1 quả trứng gà
- 3g bột tam thất
- Ngó sen đủ dùng
Cách thực hiện:
- Trứng gà đập ra tô, ngó sen thái lát vừa ăn, thêm gia vị đánh đều
- Hấp cách thủy trong 30 – 40 phút cho đến khi chín mềm
- Tắt bếp, bưng ra, dùng ngay khi nóng để có hiệu quả điều trị cao nhất.
Công dụng: Giảm đau dạ dày, đánh tan máu bầm, cầm máu, tốt cho người bệnh xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, sử dụng món ăn này thường xuyên cũng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của các tổn thương.
5. Sứa biển nấu táo tàu
Nguyên liệu:
- 500g sứa biển
- 500g táo tàu
- 250g đường đỏ
Cách thực hiện:
- Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi, nấu cho đến khi cô đặc
- Uống 2 lần/ngày, mỗi lần một thìa.
Công dụng: Giảm đau, cầm máu, chuyên trị viêm loét thành dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày.
6. Thịt bò nấu thảo quả
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò
- 6g thảo quả
Cách thực hiện:
- Thịt bò thái lát mỏng vừa ăn, xếp vào nồi con, cho vào 6g thảo cải và 1 tôt nước sạch.
- Ninh nhỏ lửa đến khi chín mềm, ăn khi còn nóng, thịt có thể dùng chung với cơm, nước dùng như canh.
Công dụng: Hỗ trợ phục hồi các tổn thương do bệnh xuất huyết dạ dày gây ra.
7. Thịt nạc nấu nấm rơm
Nguyên liệu:
- 100g thịt nạc
- 100G nấm rơm
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Nấm rơm tươi rửa sạch, thịt nạc thái miếng vừa ăn
- Cho tất cả vào nồi, đun sôi với lượng nước vừa đủ.
Công dụng: Giảm nhanh các triệu chứng bệnh, giúp dạ dày dễ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
8. Cá diếc hầm
Nguyên liệu:
- 1 con cá diếc còn tươi
- 1 ít gừng
- 1 ít quất bì
Cách thực hiện:
- Cá diếc tươi làm sạch, mổ bụng
- Gừng tươi, quất bì giã nát, nhét vào bụng cá
- Cho vào nồi hầm nhỏ lửa, thấy chín thì tắt bếp, ăn lúc đói.
Công dụng: Giảm đau, hỗ trợ điều trị tốt trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày đặc biệt là tình trạng xuất huyết dạ dày.
Người xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm thúc đẩy xuất huyết, kích ứng thành niêm mạc dạ dày như rau sống, rau củ quả đã quá già, nhiều sợi xơ hoặc các thực phẩm cứng, thô như thịt bò có lẫn nhiều gân.
- Tránh xa nhóm gia vị gây kích ứng dạ dày như hạt tiêu, ớt cay, bột cà ri, dấm chua…
- Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ muốn, làm chua như dưa muối, hành tỏi, lạp xưởng, thịt hun khói…
- Tuyệt đối không sử dụng các thức uống có hại như cà phê, nước có ga đặc biệt là rượu bia.
Trên đây là một số món ăn cho người xuất huyết dạ dày mà người bệnh có thể tham khảo. Các món ăn này nên được sử dụng cùng thuốc đặc trị, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và tình trạng sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
- Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp
- Bệnh xuất huyết dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị
Xem thêm: Chuối hột rừng
Tin mới nhất
- Nghiên cứu tác dụng điều trị ung thư của nấm lim xanh Tiên Phước
- Nấm lim xanh có tốt không thành phần dược chất của nấm lim xanh
- Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh
- Hình ảnh cây thuốc xạ đen. Phân biệt xạ đen với xạ vàng, xạ đỏ
- 4 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Dạng Bột
- Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Cách dùng nấm lim xanh hiệu quả cho người bị đau dạ dày đại tràng
- 7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
- 10 cách chữa viêm xoang mãn tính bằng thuốc nam (Chuẩn nhất)
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: 5 cách hiệu quả bất ngờ