Các nguyên nhân ung thư bàng quang cần lưu ý
Xác định được nguyên nhân ung thư bàng quang sẽ giúp cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, ít mang lại hậu quả nhất.
Theo TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, ung thư bàng quang (hay còn gọi là ung thư biểu mô bàng quang) là một loại ung thư bắt đầu trong bàng quang, một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu và chứa nước tiểu.
Ung thư bàng quang thường bắt đầu ở các tế bào lót mặt trong của bàng quang. Thực tế, ung thư bàng quang có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm dựa vào các triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu ra máu, đau lưng. Phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn đầu giúp cho việc điều trị dễ dàng và thành công hơn. Tuy nhiên, bệnh lại rất dễ tái phát nên người bệnh thường phải sống chung với nó.


Hình ảnh ung thư bàng quang
Theo tiến sĩ Chân, nguy cơ mắc ung thư bàng quang ở đàn ông cao hơn phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, tuổi càng cao khả năng mắc bệnh càng nhiều. Ung thư bàng quang có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hiếm khi được tìm thấy ở những người trẻ hơn tuổi 40.
Giống như các bệnh ung thư khác, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân ung thư bàng quang nhưng một số tác nhân bên ngoài được cho là có ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh. TS Chân khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc lá, xì gà vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư này. Nguyên nhân là do các hóa chất độc hại có trong thuốc lá sẽ tích tụ trong nước tiểu. Những hóa chất độc hại có thể gây hại niêm mạc của bàng quang, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.


Một trong những nguyên nhân ung thư bàng quang là hút thuốc lá
Tiếp xúc với hoá chất cũng gây ung thư bàng quang bởi trong cơ thể mỗi người, thận sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lọc hóa chất độc hại từ máu và di chuyển chúng vào trong bàng quang. Do đó, một số hóa chất tích tục lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Các hóa chất được kể đến bao gồm arsen, cao su, da, hóa chất dùng trong sản xuất thuốc nhuộm, dệt may và các sản phẩm sơn.
Tiến sĩ Chân chia sẻ, với những bệnh nhân ung thư bàng quang, tốt nhất là sống chung với bệnh và người bệnh cần phải chăm sóc sức khỏe cho mình tăng cường sức đề kháng chống lại nguy cơ tái phát.

Đối với những người chưa mắc ung thư bàng quang, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân, bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Ngủ đủ để đánh thức cảm giác nghỉ ngơi là cách tốt nhất để bệnh ung thư ít tái phát hơn.

Theo Tri thức trẻ

Tin mới nhất
-
Tác dụng nấm lim xanh là gì uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
- Công ty nấm lim xanh Tiên Phước nơi bán nấm lim xanh rừng uy tín
- Tâm sự gây sốt của người mẹ đơn thân mắc bệnh ung thư
- Cách nấu nấm lim xanh khô ra sao liều lượng nấu nấm lim xanh khô
- Thi trượt hay ăn nhầm?
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm có thể làm bệnh vảy nến nặng hơn
- Người đang trong quá trình xạ trị ung thư nên ăn gì?
- Bạn đã biết gì về bệnh tràn dịch màng phổi?
- Cách chăm sóc làm giảm nhẹ triệu chứng ung thư
- Tăng nguy cơ mắc bệnh u não khi dùng thuốc tránh thai
Video
-
Thiếu máu não Dấu hiệu thiếu máu não cần phải nhận biết sớm
-
Cây xạ đen chữa bệnh ung thư Tác dụng cây xạ đen Hòa Bình ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư, u bướu
-
Thiếu máu não Chuyên gia giải đáp về cách phòng và điều trị thiếu máu não
-
Đại lý nấm lim xanh Mua bán nấm lim xanh ở Bắc Giang và nấm lim xanh trị bệnh gì?

