Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh nhanh chóng hồi phục. Mặc dù cho đến hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị nào trị dứt điểm căn bệnh da liễu này. Tuy nhiên, nếu nắm được cách chăm sóc đúng, người bệnh có khả năng cao đẩy lùi được bệnh, hạn chế tái phát.

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Như đã đề cập, cho đến hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Trường hợp làn da không được chăm sóc đúng cách, vảy nến lan rộng, gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Bệnh vảy nến gây ra nhiều tổn thương trên da, nếu không chăm sóc tốt có thể tái đi tái lại nhiều lần

Chính vì thế, khi không may mắc phải căn bệnh da liễu “cứng đầu” này, người bệnh nên chú ý đến vấn đề chăm sóc làn da cơ thể để bệnh không có cơ hội tiến triển. Dưới đây là các bước chăm sóc bệnh nhân vảy nến được nhiều chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Bạn đọc có thể tham khảo:

Xác định dạng bệnh vảy nến

Người bệnh vẫn nghĩ tình trạng vảy nến nào cũng giống nhau. Do đó, hầu như mọi người đều áp dụng những phương pháp điều trị tương tự để khắc phục triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh có nhiều dạng khác nhau. Vì thế, người bệnh cần thăm khám bác sĩ da liễu để xác định dạng bệnh và mức độ bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Dưới đây là các dạng bệnh vảy nến thường gặp:

  • Vảy nến thể giọt: Vùng da bị tổn thương có hình như giọt nước, trải rộng khắp cơ thể. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em.
  • Vảy nến thể mảng: Vảy nến ở thể này thường hay xuất hiện ở một số vùng như khuỷu tay, đầu gối, lưng, da dày, dát đỏ và có lớp vảy trắng nổi ở bên trên.
  • Vảy nến da đầu: Da đầu của người bệnh có nhiều mảng da trắng, dày.
  • Vảy nến  mủ: Vùng da bị bệnh quan sát được những hạt mụn mủ, dát đỏ và có vảy trắng trên da đầu.
  • Viêm khớp vảy nến: Trường hợp bệnh vảy nến bùng phát, các khớp bắt đầu có dấu hiệu viêm và sưng. Phổ biến nhất tại các khớp ngón tay, chân hoặc đầu gối.
  • Vảy nến móng tay, chân: Khu vực móng tay, chân hình thành nhiều lỗ nhỏ khiến cho móng bị biến dạng.
  • Vảy nến nếp gấp: Những vị trí nếp gấp trên cơ thể như háng, mông, nách,…thường gặp phải tình trạng vảy nến này. Lớp da tại đây sẽ bị dát đỏ khá dày, có vảy trắng bên trên.

    Người bệnh cần xác định dạng vảy nến trước khi áp dụng các biện pháp điều trị

Bên cạnh xác định dạng bệnh và áp dụng phương pháp điều trị, để chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt thì việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng rất quan trọng. Nắm được vấn đề này, việc khắc phục các tổn thương trên da sẽ thuận lợi hơn. Một vài trường hợp khiến nguy cơ mắc bệnh vảy nến tăng cao như:

  • Da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến nhiều vùng da bị cháy nắng.
  • Da gặp một số chấn thương dẫn đến nhiễm trùng.
  • Người có thói quen uống nhiều bia rượu cũng khiến cho bệnh vảy nến có cơ hội bùng phát dữ dội hơn.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây ra tác dụng phụ, trong đó có các vấn đề về da.
  • Cơ địa người bệnh mẫn cảm, dễ bị dị ứng nên có thể dễ dàng mắc bệnh da liễu.

Người bệnh cần xác định đặc điểm của vảy nến xuất hiện trên người, đồng thời nhận biết nguyên nhân chính gây bệnh cho cơ thể. Từ đó, việc tìm kiếm phương pháp khắc phục phù hợp sẽ trở nên thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị. 

Điều trị bằng thuốc bôi chữa vảy nến

Tr
ường hợp bệnh vảy nến mới khởi phát ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi để đẩy lùi triệu chứng. Thuốc sẽ giúp tác động trực tiếp vào vùng da đang bị tổn thương, mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

Người bệnh sử dụng thuốc bôi chữa vảy nến theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu
  • Thuốc mỡ Salicylic: Dạng này có tác dụng giúp các lớp vảy trắng bong tróc trên da dễ dàng hơn, giúp vết thương mau chóng phục hồi.
  • Thuốc mỡ Corticoid: Thuốc giúp người bệnh kháng viêm, giảm đau, cản trở sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là không cho chúng xâm nhập gây hại cho da.
  • Thuốc mỡ chứa vitamin A: Loại này có công dụng làm dịu những tổn thương trên da, đặc biệt là ổn định lớp tế bào đã bị sừng hóa. Không những thế, thuốc còn giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng khô da.

Thuốc bôi ngoài da có thể phát huy tác dụng đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc tân dược có thể tiềm ẩn tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc da cho bệnh nhân vảy nến

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc da. Dưới đây là một số vấn đề bạn không nên bỏ qua nếu muốn làn da mau chóng được cải thiện:

  • Giữ ẩm cho da:

Da khô là một trong những yếu tố khiến bệnh vảy nến có điều kiện bùng phát. Những lớp da bị tổn thương trở nên khô ráp, ngứa ngáy và bong tróc nhiều hơn nếu người bệnh không biết cách giữ ẩm cho da. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn một sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, an toàn để hỗ trợ làm mềm lớp sừng, ngăn không cho da ngày càng nứt nẻ, mất thẩm mỹ.

Kem dưỡng ẩm cho da người bệnh vảy nến cần có tính thẩm thấu nhanh, không nên sử dụng loại bết dính khiến da bị bít tắc nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn loại không có hương liệu để bảo vệ an toàn cho làn da. Đặc biệt, khi thời tiết hanh khô, chuyển lạnh, việc giữ ẩm cho da sẽ giúp bệnh vảy nến không có điều kiện tái phát.

  • Vệ sinh da sạch sẽ: 

Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày là cách giúp bệnh nhân vảy nến hạn chế được tình trạng vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác. Sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên, nấu lấy nước ngâm rửa vùng da bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn trước với bác sĩ da liễu.

Tắm bằng nước ấm, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để tránh vi khuẩn lây lan gây hại cho các vùng da khỏe mạnh

Bên cạnh đó, khi tắm hoặc rửa da xong, người bệnh nên sử dụng khăn bông sạch, mềm thấm nhẹ da. Chú ý không nên chà xát mạnh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Chỉ nên lau khô nhẹ nhàng. Ngoài ra, nếu mắc bệnh vảy nến ở da đầu, người bệnh nên sử dụng loại dầu gội đầu có chứa axit salicylic để giúp việc điều trị nhanh chóng hơn.

  • Tắm nắng thường xuyên:

Tắm nắng là một trong số các phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến được nhiều người bệnh áp dụng. Theo các chuyên gia, ánh nắng cung cấp cho cơ thể vitamin D, làm chậm sự phát triển của tổn thương, đồng thời giảm ngứa, viêm da. Do đó, người bệnh vảy nến có thể tắm nắng 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trong quá trình tắm nắng người bệnh cũng nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím. Đồng thời, thời gian thích hợp để tắm nắng là từ 7h sáng đến 9h sáng. Không nên tắm nắng vào buổi trưa, lúc này ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.

  • Tránh để cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

Khi da đang bị vảy nến, việc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm có thể khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Trường hợp da người bệnh bị khô, nứt nẻ, chảy máu là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Giữ không gian sống trong lành, sạch sẽ để bệnh mau chóng cải thiện.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh được bác sĩ khuyên nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh nếu muốn bệnh mau chóng được cải thiện. Việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp những tổn thương phục hồi, giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng tăng sinh tế bào da quá mức.

Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh vảy nến tái phát

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt như rau xanh,cá hồi, thực phẩm chứa nhiều omega 3,…Chúng có tác dụng giúp ổn định hàm lượng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy tổn thương trên da phục hồi hiệu quả. Đồng thời, việc ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn d
ịch giúp người bệnh tránh được các biến chứng do bệnh gây ra.

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến cần lưu ý gì?

Bên cạnh các cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến bên trên, người bệnh cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…Chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể, nicotin trong khói thuốc là yếu tố kích thích bệnh bùng phát. Đồ uống có cồn khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, cũng là điều kiện khiến vảy nến phát triển nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế lo lắng, căng thẳng. Lo lắng, căng thẳng khiến cho nội tiết trong cơ thể bị thay đổi mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có làn da kém thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Vì thế, bệnh có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vẫn giữ tâm lý lo lắng, tự ti trong thời gian dài. Do đó, để bệnh mau chóng cải thiện, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tích cực. Đây được xem là “liều thuốc kỳ diệu” giúp đẩy lùi bệnh tật.
  • Không cào gãi da. Tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng móng tay cào gãi có thể khiến da bong tróc, tổn thương nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, hành động này có thể vô tình làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da khỏe mạnh khác. Do đó, để hạn chế ngứa bạn có thể sử dụng kem thoa da, chườm lạnh để giảm cảm giác khó chịu.

    Tránh dùng móng tay, vật cứng tác động lên vùng da bị vảy nến khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn
  • Tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Vận động sẽ giúp máu huyết lưu thông, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng, tránh tập luyện quá sức.

Chăm sóc người bệnh vảy nến đúng cách sẽ giúp bệnh mau chóng cải thiện, tránh được các biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?
  • Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết
  • Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

Xem thêm: Bà bầu uống hạt chia được không? Tác dụng – Tác hại

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!