Những lưu ý cho mẹ bầu sử dụng thang bộ an toàn

Khi mang thai, việc lên xuống cầu thang luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu. Nếu phải sử dụng thang bộ thường xuyên thì bạn cần lưu ý những gì?

Khi mang thai, việc lên xuống cầu thang luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu. Nếu phải sử dụng thang bộ thường xuyên thì bạn cần lưu ý những gì?

Bạn đang mang thai và cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự an toàn của bản thân và thai nhi? Hello Bacsi xin chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Cẩn trọng khi lên xuống thang bộ

Một trong những nỗi sợ lớn nhất có thể xảy ra khi mẹ bầu đi cầu thang là vấp té hoặc trượt ngã. Tuy nhiên, miễn là mẹ bầu cẩn thận thì hành động này khi mang thai không có vấn đề gì quá nguy hiểm.

Nếu chẳng may xảy ra việc té ngã ở giai đoạn đầu thai kỳ thì có thể dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nguy cơ té cầu thang trong thời gian này sẽ thấp hơn vì mẹ bầu vẫn giữ được cân bằng. Khi bước vào giai đoạn sau, trọng tâm của cơ thể bắt đầu thay đổi mới làm cho nguy cơ mẹ bầu bị ngã cao hơn trước.

Khi nào nên tránh leo cầu thang?

Trừ khi có chỉ định của bác sĩ thì bạn vẫn có thể sử dụng cầu thang như bình thường. Sau đây là một vài triệu chứng mà mẹ bầu nên hạn chế leo cầu thang:

  • Chảy máu trong 3 tháng đầu;
  • Bạn có nguy cơ bị sảy thai cao, co thắt cơ;
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn nhiễm;
  • Từng bị sẩy thai trong quá khứ;
  • Trên 35 tuổi;
  • Chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu;
  • Mang song thai hoặc đa thai;
  • Huyết áp quá cao hoặc quá thấp;
  • Được khuyên nên nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn.

Khi bước vào giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, trọng tâm cơ thể mẹ bầu đã thay đổi. Do đó, hãy thực hiện các biện pháp đề phòng để đảm bảo an toàn và tránh sử dụng thang bộ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở phía trên.

Bạn đang mang thai và cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự an toàn của bản thân và thai nhi? Hello Bacsi xin chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Cẩn trọng khi lên xuống thang bộ

Một trong những nỗi sợ lớn nhất có thể xảy ra khi mẹ bầu đi cầu thang là vấp té hoặc trượt ngã. Tuy nhiên, miễn là mẹ bầu cẩn thận thì hành động này khi mang thai không có vấn đề gì quá nguy hiểm.

Nếu chẳng may xảy ra việc té ngã ở giai đoạn đầu thai kỳ thì có thể dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nguy cơ té cầu thang trong thời gian này sẽ thấp hơn vì mẹ bầu vẫn giữ được cân bằng. Khi bước vào giai đoạn sau, trọng tâm của cơ thể bắt đầu thay đổi mới làm cho nguy cơ mẹ bầu bị ngã cao hơn trước.

Khi nào nên tránh leo cầu thang?

Trừ khi có chỉ định của bác sĩ thì bạn vẫn có thể sử dụng cầu thang như bình thường. Sau đây là một vài triệu chứng mà mẹ bầu nên hạn chế leo cầu thang:

  • Chảy máu trong 3 tháng đầu;
  • Bạn có nguy cơ bị sảy thai cao, co thắt cơ;
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn nhiễm;
  • Từng bị sẩy thai trong quá khứ;
  • Trên 35 tuổi;
  • Chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu;
  • Mang song thai hoặc đa thai;
  • Huyết áp quá cao hoặc quá thấp;
  • Được khuyên nên nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn.

Khi bước vào giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, trọng tâm cơ thể mẹ bầu đã thay đổi. Do đó, hãy thực hiện các biện pháp đề phòng để đảm bảo an toàn và tránh sử dụng thang bộ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở phía trên.

Mẹo giúp mẹ bầu leo cầu thang an toàn

Cho dù đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của thai kỳ, điều quan trọng là bạn phải tuân theo các nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và thai nhi. Hãy tránh đi thang bộ nếu bạn cảm thấy không khỏe. Ngoài ra, hãy tham khảo các biện pháp an toàn cơ bản sau:

  1. Luôn luôn vịn lan can khi lên xuống cầu thang. Nếu bạn phải xách đồ thì hãy chắc rằng tay còn lại luôn có điểm tựa vững chắc để bám vào;
  2. Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng. Hãy luôn bật đèn trước khi lên hoặc đi xuống cầu thang để giúp bạn nhìn rõ cũng như tránh việc bước hụt. Nếu cầu thang quá tối và không có đèn thì bạn hãy đi thang máy nếu có;
  3. Nếu cầu thang được lót thảm, hãy cẩn thận để tránh trơn trượt;
  4. Luôn di chuyển chậm rãi dù đang đi lên hay đi xuống;
  5. Nếu bị trượt chân, hãy đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các biện pháp giữ an toàn khi sử dụng cầu thang bộ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé.

Mẹo giúp mẹ bầu leo cầu thang an toàn

Cho dù đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của thai kỳ, điều quan trọng là bạn phải tuân theo các nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và thai nhi. Hãy tránh đi thang bộ nếu bạn cảm thấy không khỏe. Ngoài ra, hãy tham khảo các biện pháp an toàn cơ bản sau:

  1. Luôn luôn vịn lan can khi lên xuống cầu thang. Nếu bạn phải xách đồ thì hãy chắc rằng tay còn lại luôn có điểm tựa vững chắc để bám vào;
  2. Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng. Hãy luôn bật đèn trước khi lên hoặc đi xuống cầu thang để giúp bạn nhìn rõ cũng như tránh việc bước hụt. Nếu cầu thang quá tối và không có đèn thì bạn hãy đi thang máy nếu có;
  3. Nếu cầu thang được lót thảm, hãy cẩn thận để tránh trơn trượt;
  4. Luôn di chuyển chậm rãi dù đang đi lên hay đi xuống;
  5. Nếu bị trượt chân, hãy đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các biện pháp giữ an toàn khi sử dụng cầu thang bộ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé.

Công cụ tính ngày dự sinh

28 ngày

28 ngày

28 ngày

28 ngày

Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo Chính Hãng Giá Bao Nhiêu?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!