Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý
Chỉ số acid uric trong máu được đánh giá là thước đo thể hiện một số vấn đề sức khỏe nhất định của con người. Vậy chỉ số acid uric khi nào là bình thường và khi nào là bất thường. Thông tin được cập nhật trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Tìm hiểu về chỉ số acid uric bình thường – bất thường
Acid uric là một chất có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các base purin. Thường là adenin và guanidin của các acid nucleic. Acid uric được nhận định là một chất thừa, sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purin.
Các các nguồn chính tạo ra acid uric ở trong cơ thể bao gồm:
- Thực phẩm có chứa purin
- Nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến đổi các acid nucleic của cơ thể
Acid uric trong cơ thể được thải trừ thông qua các con đường chính như sau:
- Thông qua nước tiểu
- Qua đường tiêu hóa
Sự gia tăng quá mức của nồng độ acid uric ở trong huyết thanh có thể sẽ gây ra tình trạng lắng đọng chất này tại mô mềm và các khớp. Đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh gout. Còn lượng acid uric gia tăng quá mức trong nước tiểu sẽ rất khó để thải trừ hết. Từ đó gây kết tủa và hình thành các tinh thể sỏi urat ở trong hệ tiết niệu.
1. Chỉ số acid uric như thế nào là bình thường?
Trong cơ thể con người luôn tồn tại một lượng acid uric nhận định. Bởi đây chính là sản phẩm của quá trình thoái giáng các nhân purin. Trước khi được đưa ra ngoài thì chúng sẽ được hòa tan trong máu và được đưa đến thận.
Sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại khi chỉ số acid uric được xác nhận ở mức bình thường. Nhưng chỉ số acid uric như thế nào được đánh giá là bình thường thì rất nhiều người vẫn còn chưa biết.
Các chuyên gia nhận định, để biết chỉ số acid uric là bình thường hay bất thường thì cần thực hiện xét nghiệm định lượng acid uric trong máu. Chỉ số được xác nhận là bình thường đối với nam giới và nữ giới là khác nhau.
- Nồng độ acid uric trong máu ở nam dao động trong khoảng 5,1 ± 1,0 mg/dl được cho là bình thường. Thêm vào đó, tổng lượng acid uric bình thường trong cơ thể nam giới là 1200mg.
- Còn với nữ giới thì nồng độ trong máu là 4,0 ± 1mg/dl và tổng lượng acid uric trong cơ thể ở vào khoảng 600mg.
Các chuyên gia nhận định rằng, chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể cần dao động ở mức dưới 6 mg/dl. Lúc này bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc phải bệnh gout. Còn nồng độ acid uric ở mức từ 6-7 mg/dl thì vẫn được xem là mức độ an toàn bình thường.
2. Chỉ số acid uric bất thường
Chỉ số acid uric bất thường ở đây tức là nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đây hiện đang là vấn đề đáng quan ngại. Nguyên nhân có thể là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như quá trình cung cấp, tăng tạo cũng như giảm trừ acid uric qua thận gặp vấn đề bất thường.
Chỉ số acid uric trong máu được xác nhận là bất thường khi hàm lượng chất này trong máu tăng cao hơn so với giới hạn bình thường. Cụ thể là:
- Ở nam giới sẽ tăng cao hơn 7,0 mg/dl
- Còn ở nữ giới sẽ tăng cao hơn 6,0 mg/dl
Nồng độ acid uric tăng cao kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bất thường như:
- Viêm khớp
- Bệnh gout
- Sỏi thận
- Suy thận
- Ung thư
Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể làm chỉ số acid uric trở nên bất thường (tăng cao):
- Tăng sản xuất acid uric máu: Đây được nhận định là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất. Có thể là do ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao, gia tăng chuyển hóa tế bào, các tổ chức bị phá hủy, do thiếu máu do tan máu, nhịn đói, bị béo phì, tăng thoái biến nucleotite, uống nhiều rượu bia…
- Giảm đào thải acid uric qua thận: Thường liên quan đến các vấn đề suy thận, nghiện rượu cấp, tổn thương các ống thận xa, nhiễm toan lactic, dùng thuốc lợi tiểu, suy tim ứ huyết, dùng kéo dài các loại thuốc gây giảm thải acid uric…
- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp, suy giáp, chấn thương, ngộ độc chì…
Cách xử lý khi chỉ số acid uric trong máu trở nên bất thường
Không quá khó để bạn có thể duy trì chỉ số acid uric bình thường trong cơ thể. Đa phần chỉ cần thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là đã có thể giúp ích.
Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng với trường hợp chỉ số acid uric trong máu trở nên bất thường. Một số giải pháp sau sẽ có thể giúp làm giảm hàm lượng acid uric máu:
1. Tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purine
Điều chỉnh chế độ ăn uống thường ngày chính là cách đơn giản nhất giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số acid uric trong cơ thể. Đặc biệt nếu chỉ số này trở nên bất thường cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu purine. Bởi quá trình chuyển hóa purine sẽ sản sinh ra rất nhiều acid uric.
Dưới đây là các sản phẩm có hàm lượng purine cao bạn nên tránh:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt cừu…
- Một số loại cá biển: Cá thu, cá trích, cá hồi, cá cơm
- Gà tây
- Động vật có vỏ như sò, hàu, tôm, cua
- Nội tạng động vật
Đa phần các loại rau củ thường rất ít khi ảnh hưởng đến chỉ số acid uric trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp chỉ số này tăng quá cao thì vẫn nên hạn chế một số loại rau củ như đậu lăng, súp lơ, măng tây, đậu hà lan hay rau bina.
Cùng với đó, cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng hàm lượng acid uric trong máu. Điển hình như dầu oliu, trà xanh, cà chua, sữa ít béo, cần tây, việt quất, cà rốt…
2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
Các chuyên gia cho biết, việc uống nhiều nước có thể kích thích bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người có chỉ số acid uric bất thường. Bởi uống nhiều nước có khả năng hỗ trợ làm tăng khả năng thải trừ acid uric qua thận.
Bình thường, bạn được khuyến cáo là nên uống 2 lít nước/ ngày để duy trì một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi chỉ số acid uric đang ở mức bất thường thì việc tiêu thụ 2,5 – 3 lít nước/ ngày cũng sẽ không vấn đề gì. Uống nước đều đặn mỗi giờ có thể giúp loại bỏ bớt lượng acid uric bất thường ở trong máu.
3. Hạn chế tiêu thụ đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Từ đó khiến cho chỉ số acid uric tăng vượt ngưỡng bình thường. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều đường còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
Đường có nhiều trong các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn, soda, nước ngọt có gas… Cần chú ý điều chỉnh và sớm loại bỏ các loại đồ ăn thức uống thiếu lành mạnh này ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Có như vậy mới sớm đưa chỉ số acid uric về ngưỡng an toàn.
4. Giảm cân nếu bạn đang bị béo phì
Việc tăng cân quá mức cũng là một trong những lý do góp phần làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này được lý giải là do các tế bào mỡ thường có khả năng tạo ra nhiều acid uric hơn là các tế bào cơ. Hơn nữa, lượng mỡ máu tăng cũng gây cản trở, khiến thận gặp khó khăn trong việc thanh thải acid uric.
Nếu bạn đang bị thừa cân béo phì thì tốt nhất nên sớm xây dựng kế hoạch giảm cân. Trường hợp gặp khó khăn có thể tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ. Việc ăn uống lành mạnh cần được kết hợp với chế độ luyện tập khoa học mới có thể giúp bạn sớm kiểm soát được cân nặng của chính mình.
5. Ngưng sử dụng rượu bia
Tiêu thụ nhiều rượu bia là thói quen xấu thường gặp ở nam giới. Nó không chỉ khiến cho cơ thể bị mất nước mà còn là nguyên nhân làm nồng độ acid uric trong máu không ngừng tăng cao.
Nguyên nhân là do khi uống nhiều rượu bia thì thận phải làm việc nhiều hơn để có thể loại bỏ lượng cồn được dung nạp vào cơ thể. Chính điều này khiến quá trình thải trừ acid uric bị gián đoạn và thậm chí là bị ức chế.
6. Rà soát lại các loại thuốc và các chất bổ sung đang dùng
Trong rất nhiều trường hợp, việc chỉ số acid uric trở nên bất thường là do tác dụng phụ khi dùng thuốc tân dược hay các chất bổ sung. Thường là Aspirin, vitamin B3, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu hay thuốc hóa trị ung thư.
Nếu đang sử dụng các thuốc hay chất bổ sung nêu trên thì bạn cần hết sức thận trọng. Trong trường hợp chỉ số acid uric tăng cao thì hãy báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh càng sớm càng tốt.
7. Sử dụng giấm táo
Lời khuyên cho những người có chỉ số acid uric bất thường là hãy sử dụng giấm táo. Bởi hàm lượng acid axetic dồi dào trong giấm táo có khả năng tạo ra môi trường kiềm hỗ trợ rất tốt cho quá trình lưu thông máu và thanh lọc cơ thể.
Chính điều này có thể thúc đẩy quá trình phá vỡ các tinh thể acid uric trong máu. Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa nhiều thành phần có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng viêm xương khớp. Điều này đặc biệt quan trọng với những người đang sống chung với bệnh gout.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 thìa giấm táo pha cùng với 1 ly nước ấm và uống trực tiếp. Ngoài ra, cũng có thể dùng bằng cách sử dụng giấm táo để trộn salad hoặc thêm vào các món ăn thường ngày khác.
8. Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn
Bên cạnh tác dụng kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa thì chất xơ còn có tac dụng hỗ trợ giảm cân cũng như giúp cân bằng đường huyết. Tất cả những yếu tố này đều đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình làm giảm chỉ số acid uric trong máu.
Các chuyên gia cho biết, với những người đang sở hữu chỉ số acid uric trong máu ở ngưỡng bất thường thì việc thêm 5 – 10g chất xơ hòa tan vào khẩu phần ăn mỗi ngày là hết sức cần thiết. Chất xơ hòa tan được tìm thấy rất nhiều trong các loại thực phẩm như rau mồng tơi, chuối, cà rốt, hạnh nhân và các loại rau củ quả tươi khác.
9. Theo dõi nồng độ insulin trong máu
Không thể phủ nhận rằng nồng độ insulin trong máu có mối liên quan mật thiết đến quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Nhất là khi chỉ số acid uric đang vượt mức bình thường thì bạn cần theo dõi sát sao nồng độ insulin trong máu.
Nồng độ insulin trong máu ở mức cao có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Phải kể đến như béo phì, tiểu đường hay tăng acid uric. Tình trạng chỉ số acid uric bất thường chỉ có thể được kiểm soát tốt khi nồng độ insulin ở mức cân bằng.
Trên đây là những thông tin về chỉ số acid uric bình thường – bất thường của cơ thể con người. Để kiểm soát được chỉ số này, cần chú ý thăm khám và làm xét nghiệm định lượng acid uric định kỳ. Nếu phát hiện bất thường cần chú ý thực hiện các giải pháp theo hướng dẫn từ bác sĩ để sớm đưa chỉ số acid uric về ngưỡng cho phép.
Có thể bạn quan tâm:
- Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả
- Xét nghiệm Acid Uric là gì? Định lượng chỉ số acid uric máu
Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn rau gì để tốt cho bệnh nhân? Top 8 loại tốt nhất
Tin mới nhất
- Tảo xoắn Spirulina có khiến bạn tăng cân?
- Nguyên nhân khiến cơ thể trẻ có mùi hôi và cách xử lý
- Cách làm sữa bí đỏ cho bé đơn giản nhưng ngon tuyệt
- Nấm Linh Chi Cổ – THẬT & GIẢ
- Cây thuốc xạ đen có tác dụng gì? Hướng dẫn ngâm rượu cây xạ đen
- Điều trị viêm tai ngoài như thế nào để mau khỏi bệnh?
- TOP 20 các thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Những điểm quan trọng cần lưu tâm
- Ung thư cổ tử cung và những điều bạn phải biết
- Giải thích công thức nước uống Collagen sâm Ngọc Linh