Chọc màng ngoài tim
Tìm hiểu chung
Chọc màng ngoài tim là gì?
Chọc màng ngoài tim (pericardiocentesis) là một thủ thuật xâm lấn, sử dụng kim và ống thông để loại bỏ dịch ở trong màng tim ra ngoài. Dịch lỏng này sau đó được đem đi xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng, viêm, sự hiện diện của máu hay chất chỉ dấu (marker) ung thư.
Trái tim được bao quanh bởi một màng tim có hai lớp, còn được gọi là ngoại tâm mạc. Màng này giữ cho trái tim nằm đúng vị trí trong khoang ngực, hạn chế tim giãn nở quá mức khi lượng máu tăng lên, giúp bảo vệ trái tim. Lớp bên trong của màng này sẽ dính với cơ tim.
Ở giữa hai lớp này có một lượng nhỏ dịch lỏng (khoảng 10–15ml dịch) để giảm bớt ma sát giữa hai lớp màng này. Chúng cũng giúp cử động của tim được trơn tru trong mỗi nhịp đập.
Khi có quá nhiều dịch ở bên trong màng tim sẽ gây ra tình trạng có tên gọi y khoa là tràn dịch màng tim. Điều đó khiến tim giảm khả năng bơm máu như bình thường vì tràn dịch có khả năng gây chèn ép tim, có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp đó, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức.
Khi nào cần thực hiện chọc màng ngoài tim?
Bác sĩ sẽ thực hiện chọc màng ngoài tim khi muốn:
- Lấy mẫu dịch màng tim để làm xét nghiệm, tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng hay ung thư.
- Giảm bớt các triệu chứng như khó thở do dịch tích tụ nhiều trong màng tim gây ra, điều trị tình trạng chèn ép tim.
Dịch tích tụ trong màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến bạn cảm thấy khó thở và đau tức ngực. Một số trường hợp, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị nhưng nhiều trường hợp nghiêm trọng cần phải dẫn lưu dịch ra ngoài ngay lập tức.
Chọc dò màng tim là một cách giúp dẫn lưu dịch ra ngoài và có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những lý do gây tràn dịch màng ngoài tim gồm:
- Nhiễm trùng tim hay màng ngoài tim
- Ung thư
- Viêm màng ngoài tim
- Chấn thương
- Bệnh xảy ra với hệ miễn dịch
- Phản ứng với một số thuốc
- Xạ trị
- Vấn đề chuyển hóa, như suy thận, urê huyết
Thận trọng
Chọc màng ngoài tim có nguy hiểm không?
Tương tự như những thủ thuật xâm lấn khác, chọc màng ngoài tim cũng tồn tại những rủi ro sau khi thực hiện. Bạn sẽ được bác sĩ chủ trị giải thích các trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra và ký vào cam kết đồng thuận trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật này.
Tìm hiểu chung
Chọc màng ngoài tim là gì?
Chọc màng ngoài tim (pericardiocentesis) là một thủ thuật xâm lấn, sử dụng kim và ống thông để loại bỏ dịch ở trong màng tim ra ngoài. Dịch lỏng này sau đó được đem đi xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng, viêm, sự hiện diện của máu hay chất chỉ dấu (marker) ung thư.
Trái tim được bao quanh bởi một màng tim có hai lớp, còn được gọi là ngoại tâm mạc. Màng này giữ cho trái tim nằm đúng vị trí trong khoang ngực, hạn chế tim giãn nở quá mức khi lượng máu tăng lên, giúp bảo vệ trái tim. Lớp bên trong của màng này sẽ dính với cơ tim.
Ở giữa hai lớp này có một lượng nhỏ dịch lỏng (khoảng 10–15ml dịch) để giảm bớt ma sát giữa hai lớp màng này. Chúng cũng giúp cử động của tim được trơn tru trong mỗi nhịp đập.
Khi có quá nhiều dịch ở bên trong màng tim sẽ gây ra tình trạng có tên gọi y khoa là tràn dịch màng tim. Điều đó khiến tim giảm khả năng bơm máu như bình thường vì tràn dịch có khả năng gây chèn ép tim, có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp đó, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức.
Khi nào cần thực hiện chọc màng ngoài tim?
Bác sĩ sẽ thực hiện chọc màng ngoài tim khi muốn:
- Lấy mẫu dịch màng tim để làm xét nghiệm, tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng hay ung thư.
- Giảm bớt các triệu chứng như khó thở do dịch tích tụ nhiều trong màng tim gây ra, điều trị tình trạng chèn ép tim.
Dịch tích tụ trong màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến bạn cảm thấy khó thở và đau tức ngực. Một số trường hợp, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị nhưng nhiều trường hợp nghiêm trọng cần phải dẫn lưu dịch ra ngoài ngay lập tức.
Chọc dò màng tim là một cách giúp dẫn lưu dịch ra ngoài và có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những lý do gây tràn dịch màng ngoài tim gồm:
- Nhiễm trùng tim hay màng ngoài tim
- Ung thư
- Viêm màng ngoài tim
- Chấn thương
- Bệnh xảy ra với hệ miễn dịch
- Phản ứng với một số thuốc
- Xạ trị
- Vấn đề chuyển hóa, như suy thận, urê huyết
Thận trọng
Chọc màng ngoài tim có nguy hiểm không?
Tương tự như những thủ thuật xâm lấn khác, chọc màng ngoài tim cũng tồn tại những rủi ro sau khi thực hiện. Bạn sẽ được bác sĩ chủ trị giải thích các trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra và ký vào cam kết đồng thuận trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật này.
Các rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
- Đau thắt ngực
- Xẹp phổi
- Nhịp tim bất thường
- Trụy tim
- Xuất huyết
- Nhiễm trùng
- Thủng cơ tim, gan phổi hoặc dạ dày
Sau thủ thuật, vị trí đặt ống thông phải được kiểm tra thường xuyên xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Huyết áp và mạch cũng được theo dõi để làm cơ sở cho bác sĩ ra quyết định xuất viện với bạn.
Bạn nên nhờ người thân chở về nhà hoặc đi taxi sau khi được xuất viện.
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuẩn bị trước khi chọc màng ngoài tim
Thủ thuật này sẽ được thực hiện trong bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trước khi thực hiện, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng, cũng như một số tình trạng sức khỏe như bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh liều lượng thuốc đang dùng trong ngày thực hiện thủ thuật này, nếu cần thiết. Bạn cũng sẽ không được ăn, uống gì trong 6 tiếng trước khi tiến hành chọc màng ngoài tim.
Quá trình chọc màng ngoài tim diễn ra như thế nào?
Qu
á trình này thường diễn ra tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tại khoa tim mạch trong bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể tiến hành chọc màng ngoài tim ngay tại giường bệnh hay tại khoa cấp cứu nếu bạn bị tràn dịch màng tim nghiêm trọng.
Bạn sẽ nằm trên giường bệnh và nâng đầu lên một góc 60º. Đồng thời, bạn được truyền dịch và thuốc qua tĩnh mạch cánh tay trong suốt quá trình này để cung cấp đủ dịch cho cơ thể và thuốc giúp hỗ trợ trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng hay nhịp tim giảm. Phần da bên dưới và xung quanh xương ức được tiệt trùng và gây tê tại chỗ.
Các rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
- Đau thắt ngực
- Xẹp phổi
- Nhịp tim bất thường
- Trụy tim
- Xuất huyết
- Nhiễm trùng
- Thủng cơ tim, gan phổi hoặc dạ dày
Sau thủ thuật, vị trí đặt ống thông phải được kiểm tra thường xuyên xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Huyết áp và mạch cũng được theo dõi để làm cơ sở cho bác sĩ ra quyết định xuất viện với bạn.
Bạn nên nhờ người thân chở về nhà hoặc đi taxi sau khi được xuất viện.
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuẩn bị trước khi chọc màng ngoài tim
Thủ thuật này sẽ được thực hiện trong bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trước khi thực hiện, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng, cũng như một số tình trạng sức khỏe như bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh liều lượng thuốc đang dùng trong ngày thực hiện thủ thuật này, nếu cần thiết. Bạn cũng sẽ không được ăn, uống gì trong 6 tiếng trước khi tiến hành chọc màng ngoài tim.
Quá trình chọc màng ngoài tim diễn ra như thế nào?
Qu
á trình này thường diễn ra tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tại khoa tim mạch trong bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể tiến hành chọc màng ngoài tim ngay tại giường bệnh hay tại khoa cấp cứu nếu bạn bị tràn dịch màng tim nghiêm trọng.
Bạn sẽ nằm trên giường bệnh và nâng đầu lên một góc 60º. Đồng thời, bạn được truyền dịch và thuốc qua tĩnh mạch cánh tay trong suốt quá trình này để cung cấp đủ dịch cho cơ thể và thuốc giúp hỗ trợ trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng hay nhịp tim giảm. Phần da bên dưới và xung quanh xương ức được tiệt trùng và gây tê tại chỗ.
Sau đó, bác sĩ đưa một cây kim xuyên vào giữa màng ngoài tim nhờ vào hình ảnh siêu âm tim. Thông qua màn hình siêu âm tim, nhân viên y tế cũng sẽ theo dõi được qua trình hút dịch trong màng tim ra ngoài.
Khi kim được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ rút ra và thay bằng một ống thông mỏng, còn gọi là catheter. Thời gian thực hiện các thao tác này thường mất khoảng 20–60 phút.
Sau khi đưa ống thông vào, dịch chảy ra được chứa trong một bình chứa và có thể mất đến vài giờ để rút hết dịch dư trong màng tim. Khi dịch được dẫn lưu hết, bác sĩ sẽ rút ống thông ra.
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, nguyên nhân gây tràn dịch màng tim, bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật mở để dẫn lưu dịch thay cho chọc màng ngoài tim.
Điều gì xảy ra sau khi chọc màng ngoài tim
Sau khi thực hiện xong chọc màng ngoài tim, bạn sẽ được theo dõi trong vài giờ sau đó. Nếu kết quả không tích cực, bác sĩ có thể tiến hành thêm các phương pháp cần thiết khác để dẫn lưu dịch trong màng tim ra ngoài hoặc thu hẹp màng tim lại để giảm áp lực chèn lên tim.
Kết quả
Các xét nghiệm được thực hiện sau khi chọc dò màng tim là gì?
Dịch sau khi được dẫn lưu ra ngoài nếu cần phải kiểm tra sẽ được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nguyên nhân gây tràn dịch màng tim có thể là do rối loạn tự miễn, suy giáp, sốt thấp khớp, ức chế miễn dịch, xạ trị ở lồng ngực, ung thư hay suy thận.
Đôi khi nguyên nhân gây ra nhiễm trùng không được tìm thấy và màng ngoài tim bị viêm không rõ lý do. Tình trạng này được gọi là viêm màng ngoài tim vô căn.
Ở một số người, nhất là những người bị ung thư di căn, dịch có thể tích tụ dần dần trong màng ngoài tim. Khi đó, một ống thông có thể được đặt cố định để đảm bảo dẫn lưu liên tục và tránh phải chọc dò màng ngoài tim nhiều lần.
Một phẫu thuật có tên là xơ cứng màng ngoài tim có khi được thực hiện để loại bỏ khoảng không trong màng tim, từ đó dịch không thể tích tụ giữa hai lớp màng tim được nữa.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Sau đó, bác sĩ đưa một cây kim xuyên vào giữa màng ngoài tim nhờ vào hình ảnh siêu âm tim. Thông qua màn hình siêu âm tim, nhân viên y tế cũng sẽ theo dõi được qua trình hút dịch trong màng tim ra ngoài.
Khi kim được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ rút ra và thay bằng một ống thông mỏng, còn gọi là catheter. Thời gian thực hiện các thao tác này thường mất khoảng 20–60 phút.
Sau khi đưa ống thông vào, dịch chảy ra được chứa trong một bình chứa và có thể mất đến vài giờ để rút hết dịch dư trong màng tim. Khi dịch được dẫn lưu hết, bác sĩ sẽ rút ống thông ra.
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, nguyên nhân gây tràn dịch màng tim, bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật mở để dẫn lưu dịch thay cho chọc màng ngoài tim.
Điều gì xảy ra sau khi chọc màng ngoài tim
Sau khi thực hiện xong chọc màng ngoài tim, bạn sẽ được theo dõi trong vài giờ sau đó. Nếu kết quả không tích cực, bác sĩ có thể tiến hành thêm các phương pháp cần thiết khác để dẫn lưu dịch trong màng tim ra ngoài hoặc thu hẹp màng tim lại để giảm áp lực chèn lên tim.
Kết quả
Các xét nghiệm được thực hiện sau khi chọc dò màng tim là gì?
Dịch sau khi được dẫn lưu ra ngoài nếu cần phải kiểm tra sẽ được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nguyên nhân gây tràn dịch màng tim có thể là do rối loạn tự miễn, suy giáp, sốt thấp khớp, ức chế miễn dịch, xạ trị ở lồng ngực, ung thư hay suy thận.
Đôi khi nguyên nhân gây ra nhiễm trùng không được tìm thấy và màng ngoài tim bị viêm không rõ lý do. Tình trạng này được gọi là viêm màng ngoài tim vô căn.
Ở một số người, nhất là những người bị ung thư di căn, dịch có thể tích tụ dần dần trong màng ngoài tim. Khi đó, một ống thông có thể được đặt cố định để đảm bảo dẫn lưu liên tục và tránh phải chọc dò màng ngoài tim nhiều lần.
Một phẫu thuật có tên là xơ cứng màng ngoài tim có khi được thực hiện để loại bỏ khoảng không trong màng tim, từ đó dịch không thể tích tụ giữa hai lớp màng tim được nữa.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh Nguyễn Đình Hoa có nguy hiểm không? Tác hại của nấm giả
- Bệnh tiểu đường type 2 và những điều bạn phải biết
- “Phá tan” cơn rét với 4 món chè nóng mùa đông ngon, bổ, dễ làm
- Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo
- Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa
- Mua nấm lim xanh ở đâu là tốt nhất đúng giá nấm lim bao tiền 1kg?
- Hạ thân nhiệt
- Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
- Khó ngủ, nằm trằn trọc hoài nên làm gì?
- 25 thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng và tốt cho giảm cân