Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là một sự lựa chọn an toàn, không nguy hiểm. Trong dân gian có nhiều bài thuốc được chế biến bằng lá mơ, lá cây khôi, cây hoàng liên,… có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.
Vi khuẩn HP là gì?
Khuẩn HP là tên viết tắt của một loại vi khuẩn ký sinh trong dạ dày của người. Vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori. Tại sao trong môi trường axit khắc nghiệt như dạ dày, vi khuẩn HP vẫn có thể sinh sống và phải triển được? Sở dĩ khuẩn HP sống được trong dạ dày là vì toàn bộ cơ thể của chúng tiết ra một loại enzyme tên là Urease, giúp trung hòa môi trường sống xung quanh.
Enzyme Urease của vi khuẩn HP tiết ra chính là nguyên nhân gây ra những tổn thương ở niêm mạc dạ dày và tá tràng. Biến chứng của những tổn thương do vi khuẩn HP gây ra thường là: viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày, thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
Tuy nhiên, thời gian phát bệnh viêm loét dạ dày diễn ra âm thầm và tương đối chậm. Thông thường, từ lúc người bệnh nhiễm vi khuẩn HP cho đến khi mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư thường kéo dài trong vòng 30 năm.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng nhiễm khuẩn HP. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày. Các hoạt động dễ dẫn đến nhiễm khuẩn HP thường là ăn uống, sử dụng chung bát đũa, cốc, bàn chải đánh răng, không vệ sinh tay sạch sẽ khi ăn và nấu nướng,…
Hiện nay, đã có nhiều biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu thấy triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên nghi ngờ mình đã mắc phải vi khuẩn HP. Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được thử máu, phân, nước bọt hoặc nội soi dạ dày để kiểm tra.
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có hiệu quả không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP. Bên cạnh dùng thuốc Tây để điều trị, người bệnh có thể uống thuốc Nam để chữa bệnh.
Trong các vị thuốc, dược liệu và thảo mộc xuất xứ từ phương Nam có chứa các dược chất có khả năng ức chế các hoạt động của vi khuẩn HP, từ đó tiêu diệt những vi khuẩn HP trong dạ dày.
Dùng thuốc Nam điều trị nhiễm khuẩn HP ở dạ dày là một sự lựa chọn an toàn. Thuốc Nam không gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như thuốc Tây.
Bên cạnh đó, khi dùng thuốc Nam để tiêu diệt vi khuẩn HP trong một thời gian dài sẽ không khiến cho các khuẩn HP kháng thuốc.
Dùng thuốc Nam để điều trị nhiễm khuẩn HP là một phương pháp không đắt đỏ mà lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Một số bài thuốc Nam chữa vi khuẩn HP
1. Bài thuốc từ cây chè dây
Cây chè dây thường mọc ở vùng núi rừng phía Bắc nước ta. Trong lá chè dây có chứa nhiều chất tanin và flavonoid. Các loại hóa dược này có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm. Nếu tiêu thụ loại thảo dược này, vi khuẩn HP sẽ được tiêu diệt, axit trong dạ dày trung hòa, các ổ loét sẽ liền sẹo, tình trạng viêm loét được cải thiện,…
Để thực hiện bài thuốc diệt trừ vi khuẩn HP, cần chuẩn bị lá chè dây sao khô. Hãy chọn mua chè dây nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
Sắc lá chè dây để uống. Thông thường, vi khuẩn HP sẽ bám vào thành dạ dày và hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm. Uống bài thuốc từ lá chè dây vào trước bữa ăn sáng 10 – 15 phút. Nước chè dây sẽ bao phủ niêm mạc dạ dày, ức chế các hoạt động của vi khuẩn, diệt trừ rồi đào thải vi khuẩn ra bên ngoài.
Người dùng có thể hãm lá chè dây với nước sôi hoặc sắc thuốc đều được.
2. Bài thuốc từ cây thuốc dạ cẩm
Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam, còn được gọi với tên khác là cây loét mồm. Cây dạ cẩm phân bố nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc nước ta.
Theo Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng nhưng tính bình. Dạ cầm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Do đó, dạ cẩm được dùng làm dược liệu bào chế ra các bài thuốc chữa đau dạ dày, nhiệt miệng, viêm họng.
Những tinh chất trong cây dạ cẩm có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn HP trong dạ dày bằng cách tấn công vào nội bào của vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp protein của chúng. Từ đó, các vi khuẩn HP không thể sinh trưởng và tiếp tục phát triển. Chúng sẽ bị tiêu diệt và đào thải ra khỏi dạ dày qua đường phân.
Bài thuốc chữa nhiễm khuẩn HP thứ nhất:
Sắc 10 – 25g dạ cẩm. Có thể sắc cùng với đường cho có vị ngọt, giúp thuốc dễ uống hơn. Chia thang thuốc ra thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc vào trước bữa ăn hoặc uống khi dạ dày lên cơn đau.
Bài thuốc chữa nhiễm khuẩn HP thứ hai:
Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá cây dạ cẩm, 1kg mật ong và 2kg đường kính. Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá dạ cẩm trước khi chế biến.
- Bước 2: Nấu lá dạ cẩm với nước, cô đặc thành cao.
- Bước 3: Cho thêm vào nồi 2kg đường kính, sau đó khuấy cho tan.
- Bước 4: Cho thêm 1kg mật ong vào hỗn hợp, khuấy hỗn hợp hòa quyện rồi để cô đặc lại.
- Bước 5: Chứa con dạ cẩm trong chai để bảo quản và dùng dần.
Mỗi lần dùng từ 10 – 15g cao dạ cẩm, dùng từ 2 – 3 lần trong ngày. Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi đau dạ dày.
3. Bài thuốc từ lá mơ
Lá mơ hay còn gọi là lá mơ lông, dắm chó, mẫu cẩu đằng, ngũ phương đằng,… Lá mơ có hình bầu dục, một mặt lá có màu tím, mặt còn lại có nhiều lông mịn. Cây lá mơ có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây lá mơ có thể dễ dàng sinh sống ở nhiều vùng. Cây lá mơ thường mọc ở bờ nương, vườn tược, hàng rào,…
Trong lá mơ có nhiều chất có dược tính cao đối với con người. Chất Sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng chống viêm, kháng sinh, có thể làm giảm những viêm loét trong dạ dày, diệt trừ khuẩn HP.
Để thực hiện
bài thuốc chữa nhiễm khuẩn HP bằng lá mơ, cần chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá mơ.
Trước tiên, rửa sạch lá mơ, sau đó để ráo nước. Giã nát và vắt lấy nước cốt của lá mơ. Uống nước cốt lá mơ một lần trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này sẽ giảm được triệu chứng đau dạ dày và diệt trừ khuẩn HP trong thành dạ dày.
4. Bài thuốc từ cây thuốc hoàng liên
Cây hoàng liên là một loài thực vật thân thảo, cao từ 15 – 35cm, sống được lâu năm. Cây hoàng liên sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu mát lạnh, ẩm thấp. Chúng mọc hoang ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Theo Đông y, cây hoàng liên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sáng mắt, tiêu sưng, tiêu viêm, kiện tỳ. Cây hoàng liên được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày, dạ dày co thắt, tả lị, ho khan, hỗ trợ tiêu hóa, giảm stress,…
Theo y học hiện đại, trong cây hoàng liên chứa nhiều dược chất có khả năng kháng vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn thuộc khuẩn gram âm. Do đó, vị thuốc hoàng liên chính là khắc tinh của vi khuẩn HP.
Để thực hiện bài thuốc diệt vi khuẩn HP trong dạ dày bằng cây hoàng liên, cần chuẩn bị:
- 8g hoàng liên;
- 20g mạch nha;
- 6g cam thảo;
- 20g mai mực;
- 2g ngô thù;
- 16g hoàng cầm;
- 12g đại táo;
- 12g sơn chi.
Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, để lửa nhỏ. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, chia ra thành 2 lần uống trong ngày. Dùng thuốc kiên trì hàng ngày, liệu trình điều trị kéo dài trong 2 – 3 tuần.
5. Bài thuốc từ cây lá khôi
Cây lá khôi còn có những tên gọi khác như khôi tía, khôi nhung. Cây khôi cao chừng 2 mét, thân rỗng xốp. Lá cây là bộ phận được dùng để làm thuốc. Theo Đông y, lá của cây khôi có vị chua, tính hàn. Đối với y học hiện đại, lá cây khôi có nhiều chất Tanin và Glucosid có tác dụng giảm đau vùng thượng vị, làm lành viêm loét trong niêm mạc dạ dày, giảm các chứng ợ hơi, ợ nóng và kích thích lên da non.
Để thực hiện bài thuốc từ cây lá khôi, người dùng cần chuẩn bị:
- 60g lá khôi;
- 20g lá cam thảo dây;
- 12g khổ sâm;
- 40g bồ công anh.
Sắc các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước trong vòng 20 phút. Chia thang thuốc ra thành 3 phần, uống thuốc 3 lần trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Nam
Khi dùng các bài thuốc Nam chữa nhiễm vi khuẩn HP, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng dùng thuốc Nam để diệt trừ vi khuẩn HP.
- Không được tự ý bỏ thuốc Tây để dùng thuốc Nam điều trị. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định bỏ thuốc Tây.
- Trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi cần thận trọng khi áp dụng dùng thuốc.
- Nếu cơ thể xuất hiện dị ứng hoặc những triệu chứng lạ, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được khắc phục.
Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP tấn công vào cơ thể qua đường miệng, xuống dạ dày và sinh sôi gây bệnh dạ dày. Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP, mỗi người trong chúng ta cần thực hiện những điều sau:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.
- Tắm gội hàng ngày để loại bỏ những vi khuẩn trên cơ thể.
- Thực hiện tiêu hủy và xử lý phân thải hợp vệ sinh.
- Không dùng chung chén bát, muỗng, đũa, cốc nước, bàn chải đánh răng,… với người khác.
- Thận trọng khi chọn lựa thức ăn. Hạn chế ăn thức ăn vỉa hè, không an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khi thấy đau bụng, dạ dày có vấn đề, người bệnh cần đi đến bệnh viện để khám, kiểm tra ngay.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống? – Chuyên gia giải đáp
Xem thêm: Bị ợ chua nên ăn gì? Những lưu ý cho người bị ợ chua
Tin mới nhất
- Mẩn ngứa mùa hè, trời nóng bị mẩn ngứa và cách khắc phục
- 12 hậu quả sẽ xảy ra khi bạn tăng cân
- 26 tuần
- Viêm trợt hang vị: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Cách làm bắp cải xào và các món ngon khác từ bắp cải cho bữa cơm lành mạnh
- Giảm đau cấp: khi nào cần dùng thuốc kháng viêm?
- Cách dùng lá trà xanh trị mụn đầu đen siêu nhanh
- Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
- Giá bán nấm lim xanh rừng ở Hòa Bình và nấm lim xanh chữa bệnh gì
- CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu: Cảnh báo những bệnh nguy hiểm
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ợ hơi liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đoạn chi: Hiểu để sống lạc quan hơn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà