Công dụng của bào ngư khô, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
Bào ngư khô được biết đến là món ăn thượng hạng và thường xuất hiện trong những bữa tiệc quý tộc ở triều đình. Hiện nay, bào ngư được sử dụng phổ biến hơn, được nhiều người tìm kiếm bởi chúng có công dụng rất tốt trong điều trị nhiều bệnh lý. Hiểu rõ được công dụng, cách dùng và những lưu ý sẽ giúp người dùng có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Những thông tin về bào ngư
Bào ngư là một trong bát trân cung đình, bên cạnh những món ăn khác như yến sào, vi cá mập, bong bóng cá, gan ngỗng, sò đẹp, gân nai, hải sâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về thực phẩm nhiều dinh dưỡng này.
Dưới đây là những thông tin cơ bản của bào ngư:
- Tên gọi khác: Cửu khổng hoa, cửu khổng, cửu khẩu, cửa khổng ngư bào, ốc khổng.
- Tên gọi theo khoa học: Haliotis Diversicolor Reeve.
- Thuộc họ: Haliotidae – Bào ngư, lớp Gastropoda – Túc phúc, ngành Mollusca – Nhuyễn thể.
Những đặc điểm của bào ngư trong tự nhiên
Bào ngư khô là một loại ốc biển đã được qua bào chế. Trong tự nhiên, bào ngư là hải sản quý và có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Thuộc nhóm động vật thân bụng 2 mảnh, chân mềm, bao gồm vỏ cứng bên ngoài và phần thân bên trong rộng, phần xoắn ốc bị tiêu giảm thành khối có hình bầu dục, dẹt và hơi khum.
- Phần vỏ bào ngư cứng, có nhiều lớp chồng lên nhau, thành phần chủ yếu là canxi cacbonat. Bên ngoài sần sùi, có vân tím, xanh và nâu xen kẽ lẫn nhau. Vỏ bên trong có lớp óng ánh khá đẹp mắt.
- Bên mép vỏ gần miệng có 7 đến 13 gờ, tạo thành các lỗ nhỏ thành hàng để thở và thoát nước từ mang. Thông thường sẽ có 9 lỗ để thở và những lỗ khác do thoái hóa, để lại dấu vết. Khi các lỗ bị che lấp hoặc bị các sinh vật nhỏ khác bám dính vào sẽ khiến bào ngư bị ngạt.
- Thân bào ngư dính chặt vào mặt vỏ trong bằng các cơ, chân là khối thịt mềm và dính vào thân, phát triển ra xung quanh mép vỏ, khi di chuyển sẽ co giãn.
- Các cơ ở chân bám rất chắc vào những khối đá lớn và co rút vào bên trong vỏ khi bị đánh động. Cũng bởi vậy mà bào ngư có thể bám chắc và sống tại vùng biển có sóng lớn.
- Đây là động vật sinh sản hữu tính, có thể hơn 1 triệu trứng mỗi năm vào mùa nóng.
- Bào ngư sinh sống bằng cách ăn những loại tảo biển, chất mùn bã hữu cơ và rong biển.
Bào ngư sống ở đâu, có mấy loại?
Là một loại hải sản, bào ngư sinh sống chủ yếu ở vùng nước biển ấm, trong, có độ mặn cao và có độ sâu khoảng từ 2 đến 12m. Chúng ta có thể dễ dàng thấy bào ngư ở ven biển, hải đảo, những khu vực có nhiều đá ngầm. Đây là loại hải sản ưa sống ở những nơi đáy biển, có nhiều sỏi đá, trên những tảng đá có bùn mịn, rong mơ, rong tảo…
Với đặc tính bám chặt vào đá, bào ngư có thể sinh sống tại những nơi có dòng chảy mạnh, sóng lớn. Khi chưa trưởng thành, chúng sống bám gần bờ. Khi bắt đầu sang giai đoạn sinh trưởng, bào ngư di chuyển xa và sâu hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã phát hiện ra 3 loại bào ngư có giá trị kinh tế:
- Bào ngư bầu dục – Haliotis Ovina Gmelin
- Haliotis Asinina L – Bào ngư hình vành tai
- Bào ngư chín lỗ – Haliotis Diversicolor Reeve
Loại hải sản này được tìm kiếm nhiều ở đảo Cát Bà, đảo Cô Tô, đảo Bạch Long Vĩ và một số hòn đảo khác từ Nghệ An vào tới Bình Thuận. Cô Tô và Bạch Long Vĩ là hai khu vực được khai thác nhiều bào ngư tự nhiên nhất, sản lượng có thể lên tới 45 – 50 tấn mỗi năm.
Hầu hết các ngư dân tại địa phương tự khai thác và gom bán cho thương lái để phân phối trong nước hoặc xuất ra nước ngoài. Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nhiều địa phương đã chủ động nuôi trồng, nhân giống và khai thác phù hợp để đảm bảo nguồn cung.
Khai thác và bào chế
Tại Việt Nam, mùa sinh sản của bào ngư vào tháng 1 và tháng 2. Ngư dân bắt đầu khai thác và đánh bắt vào khoảng thời gian tháng 7 tới tháng 10. Theo kinh nghiệm, đây là thời điểm nước biển ấm, bào ngư béo và rất thuận tiện trong việc khai thác.
Việc khai thác khá khó khăn khi loại ốc biển này thường ở sâu dưới lòng biển. Bởi vậy, muốn đánh bắt được loại bào ngư to, béo, ngư dân phải lặn xuống sâu. Cũng chính vì vậy mà bào ngư tự nhiên có giá trị kinh tế không hề nhỏ.
Sau khi khai thác, cách làm bào ngư khô như thế nào? Việc bào chế bào ngư khô được thực hiện theo những cách sau đây:
- Làm sạch, rửa đất cát, rêu bám bên ngoài rồi ngâm cùng nước muối loãng. Sau đó dùng dao để tách lấy phần thịt bên trong, để riêng phần thịt và vỏ.
- Sơ chế sạch sẽ, luộc qua với nước rồi tách phần thịt và vỏ. Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến thành phẩm bị nát và dược tính cũng không tốt.
- Loại bỏ hoàn toàn đất cát và rêu bám trên bào ngư, tách lấy thịt và vỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Phần thịt giữ nguyên cả con và phần vỏ thì tán thành bột mịn.
Hiện nay, người ta thường sử dụng bào ngư khô bởi chúng vẫn đảm bảo được dược tính và có thể được bảo quản trong thời gian dài.
Tác dụng của bào ngư với sức khỏe người dùng
Vỏ và thịt bào ngư khô đều được sử dụng để là dược liệu, có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Tác dụng của chúng đã được kiểm chứng qua đông y và y học hiện đại.
Theo nhiều ghi chép của y học cổ truyền, bào ngư có vị ngọt mặn, tính ấm. Sử dụng bào ngư khô có tác dụng tăng cường thể lực, giảm ho, lợi sữa, hỗ trợ chữa tiểu đường, cải thiện sinh lực….
Theo y học hiện đại, bào ngư khô có chứa nhiều dưỡng chất như: nước, protit, chất béo, tro và nhiều loại vitamin, axit amin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất.
Với những hoạt chất đó, sử dụng bào ngư có công dụng tuyệt vời, cụ thể:
- Tăng cường thể lực, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, bồi bổ cơ thể khỏe mạnh.
- Điều hòa và giúp ổn định huyết áp, bổ gan thận.
- Có tác dụng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và tăng tiết sữa ở phụ nữ.
- Có hiệu quả chữa táo bón, giúp nhuận tràng, thông ruột.
- Tăng cường khả năng thị giác cho người sử dụng.
- Phòng tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tìm hiểu bào ngư khô chế biến món gì? Những bài thuốc từ bào ngư
Tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, bào ngư khô là nguyên liệu cao cấp, thượng hạng. Bào ngư khi chế biến thành món ăn vừa giúp người dùng ngon miệng, vừa có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.
Vậy, bào ngư khô làm món gì và cách chế biến như thế nào?
Chế biến món ăn – cách nấu cháo bào ngư khô
Đây là món ăn phổ biến và cách chế biến bào ngư khô cũng khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
Nguyên liệu chuẩn bị: 150gr bào ngư khô, 10 con tôm nõn, 100gr gạo tẻ, 200gr sườn non và một số gia vị: hành lá, rượu, rau mùi,…
Cách thực hiện:
- Ngâm bào ngư khô với nước trong thời gian 15 phút cho mềm rồi rửa lại với nước. Hấp cách thủy bào ngư rồi cắt thành hạt lựu.
- Sơ chế nõn tôm và ướp tôm, bào ngư với rượu, gừng và muối trong 10 – 15 phút.
- Rửa sạch sườn non, chặt thành từng miếng vừa vặn và ninh xương trong khoảng 30 phút.
- Phi hành tím và cho bào ngư, nhân tôm đảo qua, có thể nêm nếm gia vị cho vừa vặn rồi cho ra đĩa.
- Vo gạo, để ráo nước và cho vào ninh cùng nồi xương, để nhỏ lửa để hầm cháo cùng xương.
- Khi cháo đủ chín, cho bào ngư và tôm vào cùng, tiếp tục đun trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Sử dụng cháo khi còn nóng, thêm rau mùi, hành lá, hạt tiêu vào cùng thưởng thức sẽ thơm ngon hơn.
Cách nấu bào ngư khô – bào ngư sò huyết
Sự kết hợp giữa bào ngư và sò huyết giúp điều trị bệnh huyết áp, từ đó ổn định huyết áp hơn. Đây là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc và được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư, sò huyết, quả sơn tra và các gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và ngâm với nước cho mềm, cắt thành hai hoặc ba phần.
- Sò huyết làm sạch, lấy phần ruột.
- Nhặt sạch tỏi và hành khô rồi băm nhuyễn và phi thơm.
- Cho bào ngư vào đảo cùng tỏi và hành.
- Cho sò huyết, quả sơn tra, bào ngư hầm cùng 400ml nước (có thể sử dụng nước hầm gà để thêm ngon hơn) và ninh cho khi chín nhừ.
Sử dụng món ăn ngay khi còn nóng, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần để cải thiện tình trạng huyết áp.
Chế biến bào ngư khô – Nấu súp bào ngư
Súp bào ngư là món ăn ngon miệng, dễ sử dụng và có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nguyên liệu chuẩn bị
: Bào ngư khô, chân gà tươi, nấm đông cô, cà rốt, bột ngô và các gia vị khác: hành lá, nước tương, gừng, đường, rượu trắng…
Các bước thực hiện:
- Sơ chế bào ngư, ngâm với nước cho mềm rồi ướp cùng muối, đường, rượu trắng, nước tương, gừng trong khoảng 1 tiếng.
- Làm sạch chân gà, có thể khử mùi bằng gừng hoặc rượu trắng.
- Bỏ chân nấm đông cô, rửa sạch, trần qua với nước sôi với gừng để loại bỏ bớt mùi.
- Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ.
- Hầm chân gà với nước, hầm cho tới khi nước sánh lại thì cho bào ngư, cà rốt và nấm vào cùng.
- Pha bột ngô với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi đổ vào nồi hầm, đánh đều.
Cho ra bát và thêm các loại rau thơm rồi sử dụng khi còn nóng.
Chế biến bào ngư cho bệnh nhân ung thư phổi, lao phổi
Chế biến bào ngư hầm hạt sen và thịt lợn vừa thơm ngon bổ dưỡng lại vừa rất tốt cho những bệnh nhân đang điều trị lao phổi, ung thư phổi.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư khô, hạt sen bỏ tâm, thịt lợn nạc và các gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Ngâm bào ngư với nước và sơ chế sạch, thái thành từng lát mỏng vừa miệng.
- Làm sạch thịt lợn và thái lát.
- Cho thịt lợn, bào ngư và hạt sen vào hầm, thêm các gia vị cho vừa miệng. Hầm cho tới khi chín nhừ thì tắt bếp,
Dùng món ăn khi còn nóng và sử dụng liên tiếp trong 7 – 10 ngày để thấy được hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe.
Chế biến bào ngư chữa chóng mặt hoa mắt
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư, sinh địa, mẫu lệ, bạch thược, nữ trinh tử, cúc hoa, ngưu tất.
Cách thực hiện:
- Làm sạch tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng rồi sắc cùng với 700ml nước.
- Đun nhỏ lửa, đun trong khoảng thời gian 20 – 25 phút thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc trong ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng bào ngư khô
Bào ngư khô được xem là loại hải sản thượng hạng và được nhiều người tìm kiếm để sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng và chế biến, người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Sơ chế sạch sẽ bào ngư khô, có thể ngâm với nước muối loãng trong 5 – 10 phút trước khi sử dụng.
- Bảo quản bào ngư khô để được bao lâu? Người dùng cần lưu ý về cách bảo quản, nếu bảo quản tốt, có thể sử dụng trong 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, với bào ngư đã được ngâm với nước, người dùng sẽ phải chế biến luôn để đảm bảo được dược tính của bào ngư.
- Phụ nữ mang thai có thể sử dụng bào ngư không? Đây là thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe của bà bầu. Sử dụng hợp lý sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.
- Đối tượng có tỳ vị hư hàn không thuộc chứng bệnh thực nhiệt không nên sử dụng bào ngư.
- Trước khi dùng cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giải đáp bào ngư khô bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?
Bào ngư là thực phẩm nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người dùng. Chính bởi thế nhu cầu sử dụng bào ngư khô ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều cơ sở, đại lý có bán bào ngư khô. Vậy, bào ngư khô giá bao nhiêu tiền?
Giá bào ngư khô hiện đang giao động trong khoảng 500.000 VNĐ – 600.000 VNĐ/ gr, tùy theo từng địa điểm bán. Người dùng cần phải lựa chọn thông minh để tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực phân phối dược phẩm nói chung. Đây cũng chính là địa chỉ bán bào ngư khô tại Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác trên cả nước được người dùng tin tưởng.
Hiện bào ngư khô tại Vietfarm được bán ra thị trường với giá 600.000 VNĐ/ gr. Đặc biệt, khi mua hàng trực tuyến qua các kênh bán hàng của Vietfarm, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Bào ngư khô là thực phẩm bổ dưỡng và được ứng dụng trong nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe con người. Nắm bắt được cách dùng, cách chế biến và những lưu ý khi sử dụng giúp người bệnh hấp thu được đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm này.
Xem thêm: 5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe
Tin mới nhất
- Suy nhược thần kinh ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 11 tác hại của cần sa gây nguy hiểm nếu bạn hút trong thời gian dài
- Hàng loạt các tác dụng phụ – biến chứng nguy hiểm vì hóa trị ung thư bạn cần biết
- Tiền ung thư
- Người bị tiểu đường có thể nhịn ăn để chữa bệnh không?
- Ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt
- U xương ác tính (ung thư xương tạo xương)
- Viêm buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?
- 9 loại thực phẩm đàn ông nên tránh khi muốn có con
- 6 hiểu lầm về bệnh gan mà bạn vẫn luôn tin là đúng