Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Bên cạnh những vấn đề như ung thư lưỡi sống được bao lâu, chữa khỏi không thì thắc mắc ung thư lưỡi nên ăn gì cũng được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Đồng thời, việc kiêng ăn một số thực phẩm không phù hợp ở giai đoạn này sẽ giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị ung thư lưỡi
Bệnh nhân mắc chứng ung thư lưỡi thường gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống, nhất là khi bệnh chuyển biến nặng hơn. Giai đoạn đầu, khi bệnh khởi phát, các triệu chứng thường giống với tình trạng nhiệt miệng thông thường. Điều này khiến cho người bệnh dễ chủ quan, trong thăm khám và điều trị sớm.
Lâu dần, ung thư lưỡi ngày càng chuyển nặng, thể hiện nhiều triệu chứng rõ ràng. Điển hình là tình trạng khó khăn khi nuốt thức ăn, nước bọt, cân nặng sụt giảm, miệng hôi, khô và có nhiều vết loét ở lưỡi,…Khi đó, người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề hơn trong ăn uống bởi những triệu chứng có thể làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư nói chung, ung thư lưỡi nói riêng là việc cần thực hiện. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này dựa trên tình trạng bệnh lý của cơ thể. Dưới đây là những nguyên tắc chính:
- Người bệnh nên chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để thuận lợi hơn trong việc nhai, nuốt thức ăn.
- Khi không thể nhai và nuốt thức ăn được như bình thường, người bệnh có thể thay bằng việc uống sữa, không nên bỏ bữa.
- Sau điều trị có thể ăn trở lại, nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 4-6 bữa nhỏ giúp việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Tránh những món ăn chế biến cay nóng để đảm bảo không khiến niêm mạc lưỡi, cổ họng bị kích ứng.
- Chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc gây hại sức khỏe khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Dựa vào những nguyên tắc cơ bản trên, kết hợp với việc chọn lựa thực phẩm phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó, quá trình điều trị và phục hồi thuận lợi hơn, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn xảy ra cho sức khỏe người bệnh.
Bị ung thư lưỡi nên ăn gì tốt cho người bệnh?
Giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi nên ăn gì tốt cho tình trạng bệnh và sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn các nhóm thực phẩm sau đây:
Sữa và cháo
Lưỡi gặp vấn đề gây khó khăn cho người bệnh khi nhai và nuốt thức ăn. Cơn đau ở lưỡi khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng và có xu hướng chán ăn, bỏ bữa. Tuy nhiên việc này không tốt đối với quá trình điều trị, ảnh hưởng sức khỏe và kết quả kiểm soát ung thư lưỡi.
Lúc này, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn cứng. Do đó, bạn nên thay thế thành các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, sữa,…Chúng là giải pháp tối ưu giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng và tránh được tình trạng đau lưỡi khi tiếp xúc với thức ăn.
Việc ăn cháo, súp hoặc uống sữa,…sẽ làm cơ thể nhanh đói hơn. Người bệnh có thể ăn nhiều lần trong ngày, chia thành các bữa ăn nhỏ. Lưu ý không nên ăn khi thức ăn còn quá nóng, để cháo nguội hoặc còn âm ấm sau đó thưởng thức để tránh làm bỏng rát, đau lưỡi.
Ung thư lưỡi nên ăn gì? Bổ sung nhiều rau xanh
Bổ sung rau xanh bằng cách nấu nhừ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư lưỡi. Bạn có thể chọn các loại như đậu cô ve, cải ngọt, rau mồng tơi, súp lơ,…Chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.
Xay nhỏ trước khi nấu, kết hợp với cháo giúp người bệnh dễ ăn hơn. Đồng thời với hình thức này, người bệnh sẽ không gặp khó khăn khi nhai và nuốt, vừa hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng. Nếu cảm thấy ngán khi ăn ở dạng xay nhuyễn, bạn có thể luộc mềm sao cho việc nhai không gặp khó khăn, không ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét ở lưỡi.
Bổ sung ngũ cốc khi ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi nên ăn gì? Bổ sung dinh dưỡng thông qua những loại ngũ cốc là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân ung thư. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại ngũ cốc dạng bột bạn có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Các loại ngũ cốc củ quả như lúa mì, bột yến mạch, đậu nành, khoai lang, bí đỏ, khoai tây,…chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú, giúp bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho người bệnh. Việc ăn uống đủ chất là yếu tố góp phần quan trọng đối với việc đáp ứng điều trị bệnh của người mắc ung thư lưỡi.
Uống nước ép trái cây
Người bệnh có thể uống nước ép từ các loại trái cây có độ ngọt tự nhiên như cam, ổi, dưa hấu, bơ,…Chúng vừa dễ uống vừa hỗ trợ giúp xoa dịu tình trạng đau lưỡi cho người bệnh. Một số người cho rằng việc uống nước ép có tính axit như cam, chanh có thể khiến tình trạng đau rát nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng quan điểm này không thực sự đúng đắn.
Do trong cam, chanh hay những loại quả mọng nước chứa nhiều vitamin C, mặc dù gây phản ứng hơi xót khi tiếp xúc với phần loét ở lưỡi. Tuy nhiên, hàm lượng dưỡng chất này giúp cho cơ thể cải thiện đề kháng, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương hiệu quả hơn. Chính vì thế, bạn có thể bổ sung nước ép này vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần.
Uống nước ép chứa vitamin C tốt nhất là sau khi ăn, không uống khi bụng đói. Việc uống khi dạ dày rỗng có thể khiến tăng dịch vị dạ dày, gây đau bao tử. Đồng thời, bạn nên lưu ý dùng nước ép với lượng vừa đủ, 200ml mỗi ngày là tốt nhất. Không uống quá nhiều, đặc biệt là nước cam, chanh có thể làm phản công dụng của thực phẩm.
Bổ sung cho cơ thể nhiều nước khi bị ung thư lưỡi
Nước lọc giúp cơ thể đào thải độc tố, hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn. Người bệnh ung thư lưỡi nên cố gắng đáp ứng đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Thông thường, người bệnh được yêu cầu bổ sung 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung cả nước lọc và nước ép hoa quả để tăng dưỡng chất cho cơ thể.
Trên đây là một số thực phẩm, thức uống mà người ung thư lưỡi nên bổ sung. Bên cạnh đó, người bệnh nên cân bằng dinh dưỡng, lựa chọn thêm những thực phẩm chứa chất đạm tốt, protein từ thịt cá phù hợp nhằm giúp cơ thể cung cấp đủ dưỡng chất nhất, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
Ung thư lưỡi nên kiêng ăn gì tốt cho người bệnh?
Bên cạnh vấn đề ung thư lưỡi nên ăn gì thì việc kiêng cữ một số thực phẩm trong quá trình điều trị cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, bạn đọc nên lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm như:
- Đồ ăn chua, cay, mặn có thể gây kích thích lưỡi, nhất là khu vực có vết loét, khiến bệnh nhân bị đau, rát nghiêm trọng hơn.
- Không nên ăn thức ăn khô, cứng có thể khiến bạn khó nuốt, giảm cảm giác thèm ăn.
- Tránh ăn thức ăn khi còn quá nóng khiến lưỡi bị ảnh hưởng, đặc biệt tác động tiêu cực đến vết thương. Tốt nhất nên để thức ăn nguội bằng nhiệt độ phòng.
- Không uống rượu bia, thức ăn thức uống chứa chất kích thích, không sử dụng nước ngọt cá ga để bảo vệ sức khỏe, tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.
- Không ăn thức ăn đã được chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh,…Lượng gia vị trong những món ăn này không rõ ràng, nguy cơ chứa chất bảo quản, gia vị không phù hợp cho tình trạng sức khỏe. Bạn đọc nên lưu ý, thay vào đó nên ăn thức ăn tự chế biến, kiểm soát được lượng gia vị nêm nếm.
- Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán dầu ăn nhiều lần. Không ăn đồ ăn cứng có thể tổn hại đến vết thương ở lưỡi.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khiến cơ thể không chống chọi được bệnh tật. Do đó, bạn nên ưu tiên những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, loại bỏ những thực phẩm không phù hợp để tăng hiệu quả điều trị, phòng tránh rủi ro biến chứng nguy hại.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị ung thư lưỡi
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng. Trong quá trình điều trị, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau đây về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
- Lựa chọn thực phẩm nên và không nên ăn khi bị ung thư lưỡi. Chọn thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất độc hại, sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Mỗi bữa ăn có thể ăn ít, không cần ăn nhiều cũng một lúc. Tuy nhiên bạn nên duy trì nhiều bữa, tránh để cơ thể bị đói.
- Bữa ăn cho người bị ung thư lưỡi nên có canh, súp, món sót hoặc nước ép hoa quả, nước lọc giúp cho việc nuốt thức ăn thuận lợi hơn.
- Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trước khi nấu, nấu mềm giúp bệnh nhân hấp thu tốt hơn.
- Cân bằng dinh dưỡng, lựa chọn đa dạng thực phẩm đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Để giảm đau, người bệnh có thể sử dụng nước lạnh, sữa lạnh, sinh tố trái cây lạnh,…hoặc bạn cũng có thể ăn các món mát như thạch hoặc sữa chua để giảm đau lưỡi.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh
của từng người.
Ung thư lưỡi nên ăn gì? Hy vọng bạn đọc đã có giải đáp cho vấn đề này sau khi tham khảo bài viết. Để quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi, bạn đọc nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, nên lưu ý kiêng ăn những thực phẩm không phù hợp để bảo vệ sức khỏe, hạn chế các rủi ro kích ứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết
- Khám – Tầm soát ung thư lưới ở đâu tốt nhất hiện nay?
Xem thêm: Đau dạ dày đi ngoài lỏng (tiêu chảy) không? Chữa thế nào?
Tin mới nhất
- Hiện tượng Raynaud
- Mãn dục nam giới
- 7+ thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý đàn ông tốt nhất
- TOP 8 thuốc trị xuất huyết dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
- Top 17 loại thuốc trị hắc lào dứt điểm nhanh nhất hiện nay [đã kiểm chứng]
- Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ là bị gì, liệu có nguy hiểm gì không?
- Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách trị
- Ăn gì để chống xuất tinh sớm? Những thực phẩm hiệu quả
- Tác dụng phụ không ngờ của detox mọi người nên tránh
- Viêm da cơ địa ở mặt, môi: Dấu hiệu và cách điều trị không để lại sẹo?