Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Đi ngoài ra máu tươi là hiện trạng mà hầu như ai cũng mắc phải và thường bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hoá, ung thư trực tràng,… Do đó, khi có dấu hiệu ra máu mỗi khi đi đại tiện thì người bệnh tốt nhất nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu tươi là như thế nào?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn với máu hoặc đi ra ngoài máu cuối bãi. Máu xuất hiện có thể là màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thậm chí thâm đen. Lượng máu có thể ít và chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc có thể chảy thành tia, thành giọt và thời gian máu đọng có thể tuỳ thuộc vào mức độ bệnh.
Đi ngoài ra máu có thể gặp phải ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi. Phần lớn ở trẻ em và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao khi đi ngoài ra máu, bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống và sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.
Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?
Mặc dù đi ngoài ra máu tươi là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể là do nóng trong người hoặc dị vật gây ra. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, hiện tượng đi ngoài ra máu còn là do ảnh hưởng bởi các bệnh lý hậu môn trực tràng như sau:
1. Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Đây là bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng và là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ chiếm từ 35 – 50% dân số, trong đó có đến 61% là nữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do sự suy giãn và phì đại tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do trong quá trình đi vệ sinh, người bệnh thường xuyên rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà, căng thẳng, ăn ít chất xơ dẫn đến táo bón mãn tính,…
Thời gian đầu khi bị trĩ, người bệnh chỉ chảy máu ít mỗi khi đi đại tiện, máu sẽ lẫn vào phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh, nhưng lâu dài thì máu càng nhiều có thể phun thành tia. Bên cạnh việc đi ngoài ra máu, người bệnh còn cảm thấy đau nhức vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
2. Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết hình thành. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến ung thư, thậm chí đe doạ đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh lý này xảy ra là do sự xuất hiện của các khối u lành tính ở trực tràng. Khi đó, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu kèm theo các cơn đau bụng. Nếu polyp có cuống dài và gần ống hậu môn thì có thể bị sa ra ngoài. Do đó, để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ có thể sẽ tiến hành soi trực tràng và đại tràng.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn là do chứng táo bón gây ra. Tình trạng táo bón sẽ dẫn đến hiện tượng phân khô và cứng hơn bình thường. Khi đó, người bệnh sẽ không thể đi đại tiện một cách tự nhiên mà phải rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Nếu để tình trạng táo bón kéo dài sẽ khiến cho ống hậu môn bị tổn thương như: Bị sưng, phù nề, máu chảy thành từng giọt, đỏ mọng hoặc thậm chí là bị bội nhiễm và lở loét vùng hậu môn.
4. Viêm loét đại tràng, trực tràng
Đại tràng là bộ phận nằm ở phần cuối cùng rất gần với hậu môn nên được gọi là trực tràng. Viêm nhiễm là tình trạng gây tổn thương lớp niêm mạc đại trực tràng với nhiều mức độ khác nhau và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đi ngoài ra máu.
Các chuyên gia y tế cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng và trực tràng gồm có: Hội chứng ruột kích thích, mắc bệnh Crohn, nhiễm khuẩn ký sinh trùng, điều trị xạ trị, hoá trị, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, uống nhiều rượu bia, táo bón.
5. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Tình trạng này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ và đôi khi túi thừa bị chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngưng.
Hiện tượng chảy máu ở túi thừa có thể bị gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Do đó, đối với trường hợp bị chảy máu kéo dài và nghiêm trọng thì cần phải thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
6. Ung thư đại tràng – trực tràng
Ung thư đại tràng – trực tràng là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ tại nước ta với khoảng 60% bệnh nhân bị ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và cũng là triệu chứng của bệnh ung thư điển hình nhất.
Khi mắc bệnh ung thư đại tràng – trực tràng, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến phần ruột già và trực tràng. Khi đó, người bệnh có hiện tượng bị viêm, kích ứng và dẫn đến chảy máu, trong đó có nhiều trường hợp bị ung thư là do biến chứng của bệnh polyp trực tràng.
Người bệnh khi bị ung thư sẽ gặp phải các triệu chứng đi kèm như: Đau bụng, buồn nôn, táo bón, phân dẹt và lỏng, tiểu buốt, không tự chủ khi đi tiểu, người cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột,…
7. Đi ngoài ra máu do dấu hiệu bệnh lý khác
- Táo bón: Với triệu chứng rất dễ nhận biết đó là ít đi ngoài, phân có máu, đau bụng, đi ngoài gặp khó khăn với tình trạng phân khô cứng. Nếu kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.
- Xuất huyết đường tiêu hoá: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá,.. là một số bệnh lý dẫn đến xuất huyết đường tiêu hoá. Lúc này, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng đi ngoài ra máu, phân có màu đen và nặng mùi.
- Sa trực tràng: Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn là người trẻ, gây nên tình trạng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới.
- Kiết lị: Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đi ngoài có máu lẫn cùng với phân kèm theo chất nhầy. Đi ngoài nhiều lần trong 1 ngày sẽ kèm theo triệu chứng đau bụng và đau hậu môn trong mỗi lần đi đại tiện.
- Rò ống tiêu hoá: Là tình trạng lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc giữa hậu môn và da. Gây hiện tượng rò rỉ mủ và dịch tiêu hoá hoặc chảy máu ra ngoài cơ thể.
- Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu tươi hoặc màu đen.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi
Các chuyên gia cho rằng, đi ngoài ra máu tươi thường gặp phải những nguyên nhân như sau:
- Người bệnh có thói quen ăn uống các loại thực phẩm như tiết luộc, bánh gai hoặc mắc phải bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng, bị chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản và chảy máu đường mật dẫn đến tình trạng đi ngoài ra màu đen
- Đi ngoài ra máu có thể liên quan đến chứng rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc thực phẩm. Do thường xuyên ăn uống không khoan học khiến cho các vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn hấp thu, xuất hiện triệu chứng đại tiện nặng mùi, ra máu hoặc phân nát.
- Đi ngoài ra máu sẽ kèm theo hiện tượng mệt mỏi, sốt cao, có thể xuất phát từ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hoặc thậm chí là ung thư trực tràng dẫn đến đại tiện có máu đông.
- Có thể là do dung nạp các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh dẫn đến viêm niêm mạc đường ruột hoặc cơ thể đã và đang mắc phải bệnh lý viêm loét đại tràng, viêm ruột cấp tính hoặc hội chứng ruột kích thích.
- Đi ngoài ra máu dẫn đến gặp phải triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu thì sức khoẻ người bệnh đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng ở vùng hậu môn.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu nhưng không kèm theo triệu chứng nào rất dễ khiến cho người bệnh nghĩ đơn thuần là do tình trạng nóng trong người dẫn đến táo bón khiến phải đi cầu ra máu.
Tuy nhiên, nếu để cho tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài mà không sớm khắc phục và điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đồng thời còn làm gián đoạn đến cuộc sống và sinh hoạt, cụ thể:
- Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Tình trạng đi ngoài ra máu sẽ kèm theo các triệu chứng như ngứa rát hậu môn khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, khó chịu. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh.
- Nguy cơ mắc ung thư cao: Đi ngoài ra máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắc phải bệnh lý về đại – trực tràng, hậu môn và thậm chí có thể biến chứng thành ung thư gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị.
- Thiếu máu: Nếu để tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị thiếu máu, dẫn đến choáng váng, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp,… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu đi kèm dấu hiệu bất thường hoặc dù không có dấu hiệu thì người bệnh vẫn không nên chủ quan, xem thường. Thay vào đó là phải chủ động đi thăm khám để có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt để tránh gặp phải các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đi ngoài ra máu khi nào cần khám bác sĩ?
Nhằm xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám sớm để theo dõi các triệu chứng khi bắt gặp các triệu chứng như sau:
- Thời gian đại tiện ra máu kéo dài nhiều ngày, có thể lên tới 2 – 3 tuần.
- Người bệnh cảm thấy đau và sưng bụng bất thường hoặc nhận thấy các cục ứng nổi lên trong bụng bất thường.
- Cảm thấy người mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn và nôn.
- Sức khoẻ bị suy giảm, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện khối u trong bụng.
- Trẻ nhỏ đi ngoài có phân lẫn máu có màu sẫm hoặc chảy máu trực tràng.
- Đại tiện mất kiểm soát, hình dạng kết cấu phân thay đổi có thể dài hơn, mỏng hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần liền.
Chẩn đoán hiện tượng đi ngoài ra máu tươi
Ở giai đoạn đầu do máu chảy ít nên không để ý đến hoặc không thể quan sát máu lẫn trong phân bằng mắt thường được cho đến khi lượng máu chảy nhiều thì bệnh đã tiến triển nặng. Do đó, khi đi thăm khám, người bệnh sẽ phải xét nghiệm để tìm máu trong phân sẽ được khuyến khích thực hiện nhằm sàng lọc nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
Việc sàng lọc này mang đến hiệu quả lên đến 80% nếu người bệnh làm xét nghiệm tìm máu trong phân. Nếu trong trường hợp kết quả âm tính nhưng vẫn thuộc vào nhóm người có nguy cơ cao có máu trong phân thì bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán thêm để có kết quả chính xác về tình trạng bệnh như:
- Nội soi: Giúp phát hiện các tổn thương nhằm biết được hình dạng, vị trí và kích thước của các khối u.
- Siêu âm: Giúp phát hiện các khối u ở hạch và bụng. Đồng thời, siêu âm nội trực tràng với đầu dò dải tần số cao sẽ giúp đánh giá tình trạng khối u.
- Chụp khung đại tràng: Nhằm giúp phát hiện các tổn thương nhỏ như polyp trực tràng.
- Chụp lớp cắt công hưởng từ: Giúp chẩn đoán các hình ảnh chuyên sâu để đánh giá được tình trạng của bệnh.
Phương pháp điều trị đi ngoài ra máu
Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, các bác sĩ sẽ dựa theo tình hình thực tại để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Hiện nay, các phương pháp được áp dụng phổ biến thường là:
1. Điều trị bằng phương pháp Tây y
1. Sử dụng thuốc
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể và người bệnh sẽ được kê toa sử dụng một số loại thuốc có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu như:
- Thuốc uống: Đây là loại thuốc có chứa hoạt chất như Epinephrine, Hydrocortisone,…
- Thuốc kháng sinh – giảm đau: Bao gồm Penicillin, Cephalosporins, Aspirin,…
- Thuốc bôi: Có chứa các hoạt chất như Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide,…
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa thường được áp dụng đối với tình trạng tiến triển sang giai đoạn nặng, sử dụng thuốc nhưng vẫn không cải thiện dẫn đến những diễn biến phức tạp và xuất hiện những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Khi đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp truyền thống và sử dụng thủ thuật ngoại khoa để can thiệp vào như: Chích xơ, đốt tia laser, đốt điện búi trĩ, chiếu tia huỳnh quang.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được bác sĩ chỉ định sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH hoặc HCPT bằng sóng điện cao tần để loại bỏ hoàn toàn những tác nhân dẫn đến đi ngoài ra máu. Đồng thời kích thích các tế bào mô mới phát triển và giúp làm lành vết thương nhanh chóng, trả lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân.
2. Điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền các loại dược liệu mang đến công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu bằng các bài thuốc như sau:
2.1. Rau diếp cá chữa đi ngoài ra máu
- Công dụng: Với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng và kích thích tiêu hoá mà rau diếp cá mang lại hiệu quả trong việc điều trị đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, táo bón,…
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch 1 nắm rau diếp cá thì cho vào máy để xay nhuyễn để lấy nước uống. Nên uống trước khi ăn khoảng 1 tiếng sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đi ngoài ra máu.
2.2. Lá ngải cứu chữa đi ngoài ra máu
- Công dụng: Nhờ vào tính ấm và có vị đắng mà lá ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng gúp điều trị bệnh lý táo bón, trĩ hoặc đi ngoài ra máu,…
- Cách thực hiện: Có thể chế biến làm thành món ăn với trứng hoặc giã nhuyễn lá ngải cứu và đắp lên vùng hậu môn bị tổn thương rồi dùng băng gạc để cố định lại và để qua đêm.
2.3. Rau sam chữa đi ngoài ra máu
- Công dụng: Trong Đông y, rau sam giúp nhuận tràng, kháng viêm, kích thích lưu thông máu và được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như kiết lị, đi ngoài ra máu,…
- Cách thực hiện: Bạn cần giã nát rau sam để chắt lấy nước cốt. Sau đó pha thêm một chút đường hoặc mật ong để cho dễ uống. Tốt nhất nên uống khi bụng đói.
2.4. Cỏ nhọ nồi chữa đi ngoài ra máu
- Công dụng: Cây cọ nồi có tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết. Được áp dụng làm thành các bài thuốc chữa bệnh trong đo có bệnh trĩ và đi ngoài ra máu.
- Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm cỏ nhọ nồi và đem giã nhuyễn. Sau đó cho thêm 1 chén rượu hoà vào để uống, còn phần bã thì dùng để đắp vùng hậu môn.
Phòng ngừa đi ngoài ra máu tươi
Bên cạnh việc nắm bắt thông tin về tình trạng đi ngoài ra máu tươi thì người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho bệnh nhân:
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, hạn chế rặn vì rất dễ gây tổn thương cho vùng hậu môn. Sau khi đi đại tiện nên vệ sinh lại bằng nước ấm để phòng ngừa viêm nhiễm, nhất là những người đang có triệu chứng về bệnh lý hậu môn – trực tràng.
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng cách vận động đi lại nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy nhu động ruột và sự lưu thông máu. Tuyệt đối không làm các công việc nặng nhọc khi mắc bệnh như khuân vác vật nặng, cồng kềnh, đứng hoặc ngồi quá nhiều,…
- Tránh để tâm trạng luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, cáu giận sẽ rất dễ khiến cho niêm mạc ruột co bóp nhiều, làm hạn chế lưu thông máu khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học bằng cách ăn đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung vào thực đơn nhiều loại rau xanh giúp tăng cường chất xơ, tránh táo bón giúp giải nhiệt cơ thể.
- Bên cạnh đó cũng nên tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… vì chúng có thể sẽ khiến cho phân khô, giảm nhu động ruột dẫn đến đi ngoài ra máu.
- Tập thói quen uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cho phân mềm ra và dễ dàng đi đại tiện hơn.
Nhìn chung, đi ngoài ra máu là một dấu hiệu cảnh báo người bệnh có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không sớm điều trị. Do đó, người bệnh cần chủ động đi thăm khám để sớm được điều trị và giúp người bệnh tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: 9 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian hiệu quả và một số lưu ý an toàn
Tin mới nhất
- Ngâm rượu nấm lim xanh thế nào? Lưu ý gì khi ngâm rượu nấm lim
- Hội chứng tái dưỡng là gì? Những điều người ăn kiêng không nên bỏ qua
- Những điều bạn cần biết về men tiêu hóa
- Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện
- Bí quyết giúp bạn giữ gìn vóc dáng sau tuổi 50
- Bị nổi mề đay nên kiêng gì ? Quan niệm sai lầm cần xóa bỏ
- Bà bầu ra khí hư màu vàng có sao không?
- Hội chứng thực bào máu
- TOP 7 thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2021
- Máy xông mũi họng: Thông tin cơ bản liệu bạn đã biết?