Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu giúp cải thiện chức năng của dây chằng, sụn, gân, cơ và ổ khớp ở đầu gối nhờ vào đặc tính tự nhiên của máu. Tuy nhiên, tương tự với những liệu pháp can thiệp y khoa khác, việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoái hóa khớp gối có thể phát sinh một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn hoặc ngất xĩu.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu giúp cải thiện chức năng của dây chằng, sụn, gân, cơ và ổ khớp ở đầu gối nhờ vào đặc tính tự nhiên của máu

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối được xem là phương pháp điều trị giúp cải thiện các biểu hiện bệnh thoái hóa khớp gối, đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng phương pháp chữa trị này, người bệnh nên tham khảo các thông tin về chỉ định, hiệu quả cũng như quy trình điều trị.

1. Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Huyết tương chính là chất lỏng trong máu, có chức năng vận chuyển các tế bào máu trắng và đỏ di chuyển theo dòng máu dễ dàng. Huyết tương có thành phần chính gồm các chất dinh dưỡng, protein, kháng thể.

Cấu trúc của tiểu cầu tương tự với tế bào máu trắng và đỏ, có chức năng hoạt động giống như thành phần bình thường trong máu. Tiểu cầu không có tác dụng chữa bệnh và phục hồi khi tồn tại độc lập. Tuy nhiên, nếu thành phần này tiết ra các hoạt chất có yếu tố tăng trưởng cùng với protein sẽ điều chỉnh quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ làm lành các môn bị tổn thương, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới.

Ngoài ra, tiểu cầu còn có chức năng đông máu, do đó những trường hợp bị khiếm khuyết tiểu cầu, ít tiểu hoặc thường bị mất máu nhiều khi bị chấn thương hay các vết cắt da.

Đối với phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm thành phần này trực tiếp vào khớp gối bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Mục tiêu của phương pháp điều trị:

  • Kích thích tăng sản xuất dịch khớp, chất lỏng hỗ trợ hoạt động bôi trơn đầu khớp và hạn chế ma sát, tổn thương hiệu quả.
  • Hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển các mô sụn mới, từ đó góp phần cải thiện các chức năng của khớp gối.
  • Làm chậm và ức chế quá trình viêm khớp, cải thiện và ngăn ngừa phát sinh các tổn thương ở sụn khớp.
  • Chứa protenin giúp làm thay đổi những thụ thể đau ở bệnh nhân, từ đó khắc phục cơn đau nhức ở khớp gối hiệu quả.
Huyết tương chính là chất lỏng có trong máu, có chức năng vận chuyển các tế bào máu trắng và đỏ di chuyển theo dòng máu dễ dàng

Huyết tương giàu tiểu cầu có thể được trích từ nguồn máu của bệnh nhân. Các mũi tiêm chữa thoái hóa khớp gối thông thường sẽ chứa tiểu cầu có nồng độ máu cao hơn so với nồng độ bình thường của máu.

2. Chỉ định – Chống chỉ định

Điều trị thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu không có đối tượng cũng như hướng dẫn cụ thể có thể áp dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị hoặc chỉnh định liệu pháp này cho một số đối tượng sau:

  • Các triệu chứng thoái hóa khớp gối gây đau nhức, ảnh hưởng đến đến hoạt động, sinh hoạt hàng ngày
  • Các liệu pháp điều trị bệnh lý bảo tồn như sử dụng thuốc chống viêm, vật lý trị liệu, tiêm steroid không đáp ứng điều trị

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này chống chỉ định với một số trường hợp như sau:

  • Người bị đông máu và rối loạn chảy máu
  • Nhiễm trùng lan rộng
  • Mắc các bệnh lý di căn (ung thư)
  • Trường hợp đang thực hiện điều trị chống đông máu hoặc tạm thời ngưng điều trị
  • Người bị thiếu máu
  • Phụ nữ đang mang thai

Ngoài ra, các đối tượng có tiền sử dị ứng với sữa bò và các chế phẩm từ sữa cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm tiểu cầu giàu huyết tương. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phát sinh phản ứng với thrombin trong sữa bò hoặc một số chất phụ gia.

Quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu

Từ máu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tách huyết tương giàu tiểu cầu. Đa số các trường hợp, thành phần này được trích xuất từ lọ máu đặt trong máu ly tâm. Lúc này, lọ máu sẽ được quay với tốc độ nhanh và tách máu thành nhiều lớp gồm:

Sau khi thực hiện quy trình ly tâm, lúc này bác sĩ sẽ chuẩn bị huyết tương giàu tiểu cầu để tiến hành tiêm trực tiếp vào khớp gối của người bệnh
  • Khoảng 45% tế bào hồng cầu có trong máu và nằm ở đáy lọ
  • Tế bào tiểu cầu và bạch cầu sẽ tạo hành lớp màng mỏng, chứa khoảng 1% máu ly tâm, nằm ở phần giữa lọ
  • Phần trên cùng của lọ là huyết tương ít tiểu cầu hoặc có thể là huyết tương chứa nồng độ tiểu cầu thấp và chứa khoảng 55% máu ly tâm.

Sau khi thực hiện quy trình ly tâm, lúc này bác sĩ sẽ chuẩn bị huyết tương giàu tiểu cầu để tiến hành tiêm trực tiếp vào khớp gối của người bệnh.

Tuy nhiên, thời gian và tốc độ ly tâm ở mỗi mẫu máu sẽ không giống nhau, sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến các thành phần có trong huyết tương giàu tiểu cầu. Chính vì vậy, không có một dẫn chứng hoặc công thức cụ thể nào về quy trình này giúp tạo ra dung dịch phù hợp nhất.

Thành phần chính của huyết tương giàu tiểu cầu

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nồng độ tiểu cầu, mẫu máu, các biến số, nồng độ các tế bào bạch cầu, các chất phụ gia để xác định thành phần của huyết tương giàu tiểu cầu. Ngoài ra, tốc độ ly tâm có thể ảnh hưởng đến một số thành phần có trong huyết tương giàu tiểu cầu.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, huyết tương giàu tiểu cầu bao gồm các thành phần sau:

1. Nồng độ tiểu cầu

Thông thường, nồng độ máu sẽ chứa 15.000 – 450.000 tiểu cầu/ microliter (μL). Trong khi đó, huyết tương giàu tiểu cầu có nồng độ thay đổi từ 2.5 – 9 lần. Nồng độ tiểu cầu này có thể thay đổi tùy thuộc vào máu của mỗi người, quá trình ly tâm, dung lượng máu sử dụng và một số biện pháp chuẩn bị lâm sàng khách.

Trong một số nghiên cứu, nồng độ của tiểu cầu cao gấp 2.5 lần là bởi môi tường thích hợp phát triển, kích thích tăng sinh các tế bào mới, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối và bệnh viêm khớp.

2. Số lượng bạch cầu

Hệ miễn dịch sẽ phụ thuốc vào số lượng tế bào bạch cầu nhằm chống lại một số bệnh lý và tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của bác sĩ chuyên môn, chức năng của bạch cầu trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu không được thể hiện rõ ràng.

Trong một số nghiên cứu cũng cho thất các tế bào bạch cầu có thể gây ức chế quá trình chữa lành mô, thúc đẩy viêm và hình thành tổn thương mới ở mô sẹo

Trong một số nghiên cứu cũng cho thất các tế bào bạch cầu có thể gây ức chế quá trình chữa lành mô, thúc đẩy viêm và hình thành tổn thương mới ở mô sẹo. Do đó, theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, thành phần này có thể tác động tiêu cực đến phương pháp sử dụng tiểu cầu giàu huyết tương điều trị thoái hóa khớp.

3. Một số chất phụ gia

Ở một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể bổ sung một số chất phụ gia vào huyết tương giàu tiểu cầu trước khi tiêm vào khớp gối người bệnh. canxi clorua và thrombin là những chất phụ gia thường được sử dụng với tác dụng kích thích quá trình đông máu, tăng hoạt động sản xuất tiểu cầu, đồng thời tăng khả năng tái tạo.

Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị thoái hóa khớp gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối là thủ thuật ngoại trú, người bệnh có thể trở về nhà sau khi tiêm. Để thực hiện liệu pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh, tách huyết tương sau đó tiêm trực tiếp vào khớp gối trong 45 – 90 phút. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hoa khớp gối có thể thực hiện nhiều lần, các mũi tiêm có thể cách nhau nhiều tuần hay nhiều tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân.

1. Chuẩn bị trước khi tiêm

Để tránh phát sinh tác dụng và rủi ro đáng tiếc trong quá trình áp dụng phương pháp điều trị, bác sĩ thường đề nghị người bệnh lưu ý các vấn đề sao:

  • Không sử dụng nhóm thuốc chứa corticosteroid trong 2 – 3 tuần trước khi tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối
  • Ngưng dùng các loại thuốc chống viêm NSAID như ibuprofen, aspirin và nhóm thuốc chữa viêm khớp khác ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện liệu pháp
  • Tránh sử dụng nhóm thuốc chống đông máu khoảng 5 ngày trước khi tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối
  • Người bệnh cần bổ sung nhiều nước lọc trong ngày tiến hành tiêm
  • Một số trường hợp có thể được bác sĩ chuyên khoa đề nghị sử dụng thuốc an thần, chống lo âu trước khi thực hiện liệu pháp điều trị

Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn các thắc mắc, câu hỏi có liên quan đến liệu pháp điều trị.

2. Các bước tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối người bệnh đòi hỏi độ chính xác cao, tiêm trực tiếp vào viêm nang ở khớp. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thực hiện các bước tiêm như sau:

Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối người bệnh đòi hỏi độ chính xác cao, tiêm trực tiếp vào viêm nang ở khớp
  • Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh cho vào lọ đựng. Mỗi lần lấy từ 15 – 50ml máu hoặc dưới 2 ounce (trên 56 ml).
  • Tiến hành xử lý máu với máy ly tâm
  • Chuẩn bị phần huyết tương giàu tiểu cầu, thêm các chất phụ gia (trong trường hợp cần thiết)
  • Vệ sinh sạch khớp gối với chất khử trùng y tế
  • Trường hợp bác sĩ tiêm thuốc có sự hỗ trợ của máy siêu âm, lúc này sẽ thoa một chất gel vào vị trí cần tiêm. Tiếp đến, sẽ sử dụng đầu dò siêu âm lên vùng da bôi gel sẽ phản chiếu lại hình ảnh trong khớp nhằm hỗ trợ quá trình tiêm có tính chính xác cao hơn
  • Người bệnh cần thư giãn, thoải mái giúp quá trình tiêm được diễn ra tốt hơn, hỗ trợ giảm đau
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng huyết tương giàu tiểu cầu khoảng 3 – 6ml tiêm trực tiếp vào viên nang khớp
  • Làm sạch, vệ sinh và băng bó khu vực sau khi tiêm

Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi được tiêm vào khớp gối có thể phát sinh một số phản ứng hóa học ở đầu gối. Tình trạng này có thể gây sưng vị trí tiêm khoảng 3 ngày.

3. Theo dõi sau khi tiêm

Sau khi thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc trong vài ngày sau đó để hạn chế gây áp lực lên ổ khớp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lưu ý người bệnh theo dõi sức khỏe như:

  • Không sử dụng các loại thuốc giảm đau có công dụng chống viêm khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Chườm lạnh hoặc sử dụng băng gạc lạnh vài lần trong ngày từ 10 – 20 phút nhằm hạn chế tình trạng sưng và đau khớp gối sau khi tiêm
  • Người bệnh có thể sử dụng đai bảo vệ hoặc nẹp giúp cố định khớp gối bị tổn thương do thoái hóa khớp gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân dùng nan di vận động, di chuyển
  • Sau khi các triệu chứng thoái hóa khớp gối được cải thiện, lúc này bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của đầu gối, duy trì sức mạnh ở những cơ bắp chịu ảnh hưởng. Một số động tác tăng cường cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa ở khớp gối

Chữa thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu là liệu pháp điều trị tự thân, do đó làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng, rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý huyết tương giàu tiểu cầu không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kết hợp với các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, giảm cân, sử dụng một số loại thuốc chống viêm.

Trên đây là các thông tin chi tiết về phương pháp chữa thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu. Cũng giống với những phương pháp điều trị khác, việc tiêm huyết tương vào tiểu cầu có thể phát sinh một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, trước khi quyết định thực hiện, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro của liệu pháp nhằm lựa chọn giải pháp chữa trị hợp lý.

Nguồn: https://vimed.org/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-huyet-tuong-giau-tieu-cau-13303.html

Xem thêm: Viêm gan cấp

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!