Trĩ ngoại độ 4 – Cách chăm sóc, điều trị, tránh biến chứng
Trĩ ngoại độ 4 là tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh trĩ. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng khiến cho người bệnh đứng ngồi không yên. Hơn nữa, người mắc bệnh trĩ ngoại độ 4 có thể sẽ đối mặt với những biến chứng tiềm ẩn khôn lường.
Tìm hiểu về trĩ ngoại độ 4
Trĩ ngoại độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ ngoại. Lúc này kích thước của búi trĩ đã hình thành to lên đáng kể và sa hẳn ra bên ngoài kể cả khi đi bộ hay vận động. Do búi trĩ phát triển lớn nên không thể tự co lên được vào ống hậu môn và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đối với người bệnh.
Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ và sẽ phân loại thành từng cấp độ ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Người mắc trĩ ngoại độ 4 là do không được chữa trị triệt để các giai đoạn đầu và vẫn tiếp tục duy trì những thói quen xấu làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại độ 4
Phần lớn, các nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại độ 4 được hình thành bởi những nguyên nhân từ trĩ ngoại cấp độ 1,2,3 có thể được kể đến như:
- Táo bón kéo dài: Tình trạng táo bón kéo dài làm tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến cho cơ quan bị ứ máu, giãn nở và búi trĩ hình thành to dần.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và cũng là nguy cơ hình thành trĩ ngoại độ 4.
- Béo phì: Người mắc bệnh béo phì sẽ khiến trọng lượng gia tăng làm áp lực lên toàn bộ cơ thể, trong đó có cả tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
- Phụ nữ mang thai: Áp lực từ tử cung lên trực tràng khiến cho hệ thống tĩnh mạch ở khu vực này bị giãn nở.
- Ít vận động: Theo thống kê cho thấy, người mắc bệnh trĩ đa số đều là những người làm công việc liên quan đến văn phòng, tài xế, thợ may và công nhân. Ngồi trong một thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn, gây ứ huyết, khí huyết không thể lưu thông.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh trĩ thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường khác.
- Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là nguyên nhân làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch, khiến cho chúng bị sưng phồng và viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 4
Người mắc bệnh trĩ ngoại độ 4 đa phần đều cảm nhận rõ được các triệu chứng của bệnh. Vì các triệu chứng này diễn ra liên tục và thường xuyên gây phiền toái cho người bệnh. Những dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết như:
- Đau rát vùng hậu môn: Khi búi trĩ phát triển to sẽ khiến cho vùng hậu môn bị đau rát và người bệnh cảm thấy bất tiện mỗi khi đại tiện. Cơn đau thường kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
- Kích thước của búi trĩ to lên: Ở giai đoạn này thì kích thích búi trĩ to hơn và người bệnh có thể cảm nhận được. Người bệnh có thể dùng gương quan sát sẽ thấy búi trĩ sa hẳn ra ngoài có màu đen và tím thẫm.
- Chảy máu hậu môn: Khi bệnh đã tiến triển sang cấp độ 4, thì những lần đi vệ sinh, người bệnh sẽ thấy lượng máu chảy thành giọt hoặc có thể phun ra thành tia. Hoặc có những trường hợp chỉ cần ngồi xổm hoặc vận động nhẹ cũng có thể khiến máu chảy ra.
- Hậu môn tiết dịch: Khu vực hậu môn tăng tiết dịch nhầy, thường xuyên bị ngứa ngáy, ẩm ướt và có hiện tượng rỉ dịch do có mùi hôi khó chịu.
Biến chứng của trĩ ngoại độ 4
Trĩ ngoại độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh trĩ, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể kể đến như:
- Viêm nhiễm hậu môn: Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài khiến cho hậu môn tiết nhiều dịch nhầy và luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu, tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về viêm nhiễm.
- Thiếu máu: Vì bệnh chuyển sang giai đoạn cuối nên người bệnh bị chảy máu hậu môn khá nhiều trong một thời gian dài, khiến cho cơ thể mất máu và gây ra những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể,…
- Hậu môn bị hoại tử: Nếu không vệ sinh sạch sẽ ở vùng hậu môn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Khi đó vùng hậu môn bị nhiễm trùng nặng và rất có nguy cơ bị hoại tử.
- Ung thư trực tràng: Khi bệnh phát triển sang giai đoạn 4, tình trạng búi trĩ bị tổn thương kéo dài có khả năng chuyển thành bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Các phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 4
Theo các chuyên gia cho rằng, khi bệnh trĩ ngoại chuyển sang giai đoạn 4 thì việc điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả. Người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mới có thể đáp ứng được mục đích điều trị.
Khi nền Y học phát triển thì việc phẫu thuật trĩ không còn gây đau đớn cho người bệnh. Mà thay vào đó kỹ thuật được thực hiện dễ dàng, ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh chóng hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị phẫu thuật cắt búi trĩ an toàn được áp dụng là phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT và kỹ thuật PPH.
1. Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT
Đây là phương pháp cắt trĩ hiện đại và được xem là giải pháp điều trị bệnh trĩ nhanh chóng và được áp dụng rộng rãi ở các địa chỉ khám chữa bệnh. Phương pháp này không sử dụng đến dao cắt mà dùng đến sóng cao tần sản sinh ra các ion mang điện giúp loại bỏ búi trĩ. được áp dụng rộng rãi ở các địa chỉ khám chữa bệnh.
Quy trình thực hiện:
- Bác sĩ sẽ mở lỗ hậu môn khoảng 4 cm.
- Sử dụng sóng điện từ để tác động lên tế bào bị tổn thương.
- Tiến hành tách và cố định tế bào tổn thương ra khỏi vị trí.
Ưu điểm:
- Phương pháp được thực hiện trên máy tính nên có độ an toàn và chính xác cao.
- Thời gian phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng, kéo dài từ 20 – 30 phút.
- Người bệnh có thể trở về ngay sau khi phẫu thuật và có thể sinh hoạt bình thường.
- Ít gây ra đau đớn và chảy máu.
- Bệnh sẽ không tái phát lại nếu bệnh nhân tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.
Nhược điểm:
- Thiết bị điều trị có thể làm hỏng mô và tổn hại ở vùng trực tràng.
- Có thể có một số biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Có khả năng rối loạn chức năng ngắn hạn hoặc dài hạn.
2. Phương pháp cắt trĩ PPH
Đây là phương pháp xâm lấn trực tiếp không gây đau được dùng cho trường hợp người bị bệnh trĩ nặng. Phương pháp này hoạt động dựa trên kỹ thuật cắt và khâu bằng máy khâu nối chuyên dụng, giúp lọai bỏ búi trĩ hoàn toàn ở vùng niêm mạc trên đường lược và đưa hậu môn trở về hình dạng ban đầu.
Quy trình thực hiện:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ sát trùng và gây tê trước khi thực hiện.
- Dùng máy PPH để nong ống hậu môn để đẩy búi trĩ đã sa ra ngoài trở về vị trí trong ống hậu môn.
- Sau đó bác sĩ sẽ khâu một mũi vòng quanh trực tràng.
- Tiến hành lắp stapler và buộc chỉ khâu sao cho vòng cà phần cổ của nòng trong.
- Cuối cùng là thực hiện bấm stapler tại phần nong của trĩ nội để làm teo nhỏ búi trĩ.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, ít xâm lấn các vùng da xung quanh.
- Ít gây đau đớn và chảy máu.
- Mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Nhược điểm:
- Chi phí để thực hiện phương pháp này khá cao.
- Mắc một số biến chứng không mong muốn như sa niêm mạc, nhiễm trùng.
Cách chăm sóc và phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật
Sau khi điều trị bệnh trĩ ngoại độ 4 bằng thủ thuật xâm lấn thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời cần áp dụng những biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị:
- Bổ sung các loại vitamin trong rau, củ, quả và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích gây hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Tạo thói quen uống nhiều nước mỗi ngày giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa.
- Luyện tập các bài tập nhẹ để kích thích nhu động ruột và cải thiện tuần hoàn máu như đi bộ, yoga, co thắt hậu môn,…
- Tránh làm việc quá sức hoặc khuân vác các vật nặng, vì trọng lượng có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau những lần đại tiện, không nên sử dụng các loại khăn thô ráp, thay vào đó nên sử dụng khăn ướt hoặc nước để lau rồi dùng khăn mềm để lau.
- Tập thói quen đại tiện trong một khoảng thời gian cố định giúp ngăn ngừa được bệnh táo bón.
- Không nên cố rặn mạnh trong những lần đại tiện vì có thể khiến cho bệnh tái phát trở lại.
Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại độ 4 tuy khó chữa trị, nhưng nếu người bệnh biết kết hợp lối sống lành mạnh và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ được rút ngắn thời gian điều trị và sớm được phục hồi. Vì vậy hãy tạo cho mình một thói quen tốt và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để thủ cho mình hướng giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
Xem thêm: Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách
Tin mới nhất
- Lúa mạch đen tưởng lạ nhưng lại quen
- Công dụng và cách chữa đau dạ dày từ quả chuối xanh
- Cơ thể hấp thụ vitamin D và tổ hợp vitamin B cùng lúc: lợi hay hại?
- Dị ứng xi măng: Dấu hiệu nhận biết, Xử lý và phòng ngừa
- Nấm lim xanh chữa bệnh gì từ công dụng nấm lim xanh Quảng Nam
- Nổi hạt trong cổ họng, vòm họng là bị gì, có phải ung thư?
- VigRX Plus tăng kích thước, cải thiện sinh lý nam có tốt không?
- TOP 12 thuốc trị ho lâu ngày không khỏi cho trẻ em và người lớn
- Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh nhất?
- Viêm xoang cấp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Video
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? Biến chứng bệnh tiểu đường type 1
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Nấm lim xanh giá bao nhiêu 1kg bán và mua nấm lim xanh ở đâu?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viêm xoang sàng cấp: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Những điều bạn nên biết về thực phẩm chức năng gan