Bệnh lác đồng tiền là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Bệnh lác đồng tiền gây ra các vùng tổn thương da có ranh giới rõ ràng, khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể phát triển mạnh và chuyển thành mạn tính, gây khó khăn trong việc điều trị về sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược Đông y do Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc tư vấn.
I. Bệnh lác đồng tiền là gì? Có lây không?
Bệnh lác đồng tiền hay còn gọi là hắc lào là căn bệnh ngoài da gây ra bởi vi nấm. Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng điển hình nhất vẫn là epidermophyton và trychophytontác thuộc nhóm Dermatophytes.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh lác đồng tiền có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh gặp nhiều nhất là ở thanh thiếu niên và độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó, giới tính cũng quyết định tỷ lệ mắc bệnh. Cụ thể, khả năng bị lác đồng tiền ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Bệnh lác đồng tiền có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Lác đồng tiền là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Các con đường chủ yếu làm lây nhiễm bệnh lác đồng tiền là: quan hệ tình dục, da tiếp da, sử dụng chung đồ dùng với người bệnh… Do đó, người bệnh cần chú trọng kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
II. Nguyên nhân mắc bệnh lác đồng tiền
Có rất nhiều yếu tố tác động gây bệnh lác đồng tiền, trong đó có tác nhân vệ sinh thân thể kém. Việc ít tắm gội sẽ là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây lác đồng tiền có thể là do bệnh nhân sinh sống hoặc bơi lội ở nơi có nguồn nước bẩn, chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp với người bị bệnh lác đồng tiền cũng có thể gây bệnh. Cụ thể, tiếp xúc da với da hoặc dùng chung quần áo, đồ sinh hoạt hay quan tình dục với bệnh nhân bị nhiễm nấm da.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền
Một số yếu tố nguy cơ sau đây góp phần thúc đẩy bệnh lác đồng tiền hình thành:
- Mặc quần áo bó sát, chật với chất liệu vải không thấm hút mồ hôi
- Hệ thống miễn dịch hoặc sức đề kháng bị suy giảm
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh
III. Triệu chứng nhận biết bệnh lác đồng tiền
Theo các chuyên gia da liễu, hai dấu hiệu nhận biết bệnh lác đồng tiền đặc trưng đó là triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa có thể xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương. Người bệnh có thể cảm giác ngứa cả ngày lẫn đêm, đặc biệt ngứa tăng lên dữ dội khi trời nóng đổ mồ hôi nhiều.
Bên cạnh đó, nổi mẩn đỏ một vùng có ranh giới rõ ràng và có hình dạng giống như đồng xu, phía trên và bên rìa có những nốt mụn nước nhỏ. Ban đầu, các nốt mẩn đỏ nhỏ nhưng sau đó chúng lan rộng ra và khiến da bị tổn thương trầm trọng.
Thông thường, triệu chứng lác đồng tiền thường có xu hướng khởi đầu ở một bên bẹn và sau đó giãn rộng ra bên bẹn còn lại và lan ra sau mông. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp biểu hiện ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ ở tay, chân, ngực, lưng,… và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Người bệnh nên đến ngay bệnh viện thăm khám nếu cơ thể có những triệu chứng sau:
- Dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngày càng lan rộng và kèm theo khối sưng u giống như bị phồng rộp
- Có dấu hiệu chảy mủ
- Sốt cao trên 38 độ C hoặc hơn nhưng không rõ nguyên nhân
IV. Điều trị bệnh lác đồng tiền như thế nào?
Bệnh lác đồng tiền tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị đúng cách và đúng thời điểm, triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ của bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh tác động mạnh đến tâm lý và vấn đề thẩm mỹ của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt nhằm giải quyết triệt để căn nguyên và hạn chế bệnh tái phát.
Chữa lác đồng tiền bằng Tây y – Tiện lợi, hiệu quả nhanh nhưng thận trọng tác dụng phụ
Bị lác đồng tiền bôi thuốc gì là câu hỏi của phần lớn bệnh nhân khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc bôi hắc lào mà phải qua thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh lác đồng tiền bằng cách kiểm tra da. Họ sẽ lấy một mẫu da nhỏ nghi nhiễm bệnh và đưa đi xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc cổ điển để điều trị bệnh như dung dịch cồn BSI (bao gồm acid salicylic, acid benzoic và lod), dung dịch ASA (gồm natri salicylat và acid acetylsalicylic) hoặc antimycose (chứa acid boric, acid benzoic và acid salicylic),… Các loại thuốc này đều có mục đích chung giúp tiêu diệt và ức chế nấm phát triển trên diện rộng. Tuy nhiên, chúng gây các tác dụng phụ như lột da nhiều, da có màu đen như sạm, đau rát,… Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc chống nấm dạng kem bôi tại chỗ như miconazol, econazol, ketoconazol,… để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và giảm thiểu đau rát do lác đồng tiền gây ra. Những loại thuốc bôi này thường không có mùi thơm hay màu và cũng không gây lột da. Nhưng, khi sử dụng bệnh nhân cũng nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây dị ứng nhẹ.
Trong trường hợp bệnh lác đồng tiền gây tổn thương diện rộng trên da, lúc này ngoài dùng thuốc bôi, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc uống để trị vi nấm như fluconazole, ketoconazol, griseofulvin, itraconazole,… Mặc dù thuốc có tác dụng điều trị toàn thân nhưng thuốc cũng gây tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian trước khi dùng. Người bệnh gan và thận nên hạn chế sử dụng những loại thuốc này để điều trị bệnh lác đồng tiền.
Lưu ý:
Để thuốc phát huy tác dụng điều trị lác đồng tiền tốt và tránh sự tái nhiễm, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các nguyên tắc sau đây:
- Bôi thuốc liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi da lành hẳn. Sau đó, vẫn tiếp tục bôi thêm 2 tuần để tránh tình trạng bệnh tái nhiễm.
- Sau 4 tuần dùng thuốc điều trị lác đồng tiền, nếu không thấy kết quả khả quan, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện tái khám.
- Trong quá trình bôi, nên bôi thuốc với liều lượng nhất định. Tốt nhất nên bôi một lớp mỏng trên da. Đặc biệt không bôi quá mạnh hoặc quá dày, vì bôi không đúng có thể gây tổn thương da nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây khó chữa về sau.
Cách trị bệnh lác đồng tiền tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều phương pháp trị bệnh lác đồng tiền ngay tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Trong đó phổ biến nhất là những cách như:
- Cách trị lác đồng tiền bằng tỏi: Dùng vài nhánh tỏi nhỏ đem bóc vỏ, giã thật nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị lác đồng tiền. Có thể dùng vải sạch băng lại để giữ tỏi trên da trong một vài tiếng rồi rửa sạch.
- Dầu dừa trị lác đồng tiền: Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị lác đồng tiền, xoa nhẹ trong 3 đến 5 phút cho dầu dừa ngấm sâu vào da. Giữ nguyên trong 15 đến 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Cách trị lác đồng tiền bằng củ riềng: Cắt một miếng riềng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã nát. Đắp riềng lên vùng da bị lác đồng tiền, dùng vải băng cố định lại trong khoảng 1 giờ
thì tháo ra, không cần rửa lại với nước.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: “Các cách trị bệnh lác đồng tiền tại nhà chỉ là phương pháp truyền miệng, chưa qua kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học hoặc thử nghiệm lâm sàng nên người bệnh cần hết sức cân nhắc khi áp dụng. Bên cạnh đó, việc bôi đắp tùy tiện lên vùng da bị lác đồng tiền rất dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm, khiến tổn thương lan rộng và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị bằng phương pháp chính thống để đẩy lùi bệnh hiệu quả, an toàn.”
Tham khảo thêm: 5 cách trị lác đồng tiền tại nhà hiệu quả
Cách trị lác đồng tiền bằng Đông y: An toàn, hiệu quả cao, hạn chế tái phát
Khác với phương pháp Tây y, Đông y chú trọng vào điều trị căn nguyên gây bệnh lác đồng tiền từ bên trong cơ thể, từ đó làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bên ngoài và duy trì hiệu quả lâu dài, phòng tránh tái phát.
Đông y xếp bệnh lác đồng tiền vào nhóm bệnh viêm da, nguyên nhân chính do chức năng của các tạng can, thận suy yếu, khiến cơ thể giải độc kém. Khi bị các yếu tố ngoại tà xâm nhập dễ dẫn tới viêm nhiễm gây ra bệnh.
Do đó, để điều trị hiệu quả bệnh lác đồng tiền, Đông y đi sâu vào giải độc cơ thể, tiêu viêm, tán ứ, bồi bổ tạng can, thận nhằm tăng cường công năng đào thải độc tố, giúp tăng sức đề kháng và thể trạng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Bài thuốc thảo mộc đặc trị bệnh lác đồng tiền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế điều trị bệnh của Đông y. Với sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 chế phẩm bao gồm: Tinh chất uống Giải độc hoàn, Tinh chất uống Bình can hoàn và thảo mộc bôi ngoài, bài thuốc mang đến giải pháp toàn diện cho bệnh nhân lác đồng tiền.
- Tinh chất uống Giải độc hoàn: Với các vị thuốc như kim ngân cành, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tang bạch bì… hoạt động như một loại kháng sinh Đông y, giúp chống viêm, giải độc, đồng thời thanh nhiệt, mát gan, điều hòa nội tiết cơ thể.
- Tinh chất uống Bình can hoàn: Với các vị thuốc như xuyên khung, diệp hạ châu, cúc tần, phòng phong, ngải cứu, xích đồng, hồng hoa mang đến tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm đau rát do lác đồng tiền gây ra.
- Thảo mộc bôi ngoài: Giúp làm sạch, sát khuẩn vùng tổn thương, ngăn không cho lác đồng tiền lan rộng, đồng thời làm lành vùng thương tổn và kích thích tái tạo làn da mới.
Bài thuốc thảo mộc đặc trị lác đồng tiền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc mang đến những ưu điểm vượt trội như:
- Được nghiên cứu chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, đã qua thử nghiệm lâm sàng đảm bảo về hiệu quả và an toàn.
- Thành phần bài thuốc 100% thảo dược tự nhiên lành tính, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
- Bài thuốc không chứa corticoid, không pha trộn tân dược nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ.
- Bài thuốc đặc trị bệnh tận gốc, loại trừ căn nguyên gây bệnh nên cho hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát trở lại.
Để tìm hiểu rõ hơn về bài thuốc trị lác đồng tiền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, mời tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
V. Biện pháp phòng ngừa bệnh lác đồng tiền
Một trong những cách điều trị lác đồng tiền hiệu quả nhất là bệnh nhân nên có kế hoạch phòng ngừa trước đó. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như phong cách sống sẽ giúp người bệnh phòng tránh và ngăn ngừa lác đồng tiền quay trở lại. Cụ thể,
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày bằng sản phẩm có tính sát khuẩn
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, đồ lót với người bị nhiễm bệnh lác đồng tiền
- Quần áo, chăn mền và bao gối nên được vệ sinh hàng tuần. Tốt nhất nên khử trùng những vật dụng này bằng cách luộc nước sôi ở 100 độ C trong vòng 15 phút rồi sau đó rắc bột chống nấm.
- Tuyệt đối không làm việc ở những nơi bị ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi
- Lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu thấm hút. Đặc biệt, không nên mặc đồ lót quá bó sát
- Không gãi ngứa để hạn chế tình trạng vi nấm lan rộng và gây viêm nhiễm
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng nhà tắm nơi công cộng
- Để ngăn ngừa nấm da chân, bệnh nhân nên mang với chất liệu cotton và giày đế mềm có lỗ thông hơi để giữ chân luôn ráo
- Bệnh lác đồng tiền không khó điều trị nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, thường xuyê
n tái khám để bác sĩ theo dõi bệnh tình và gia giảm thuốc điều trị phù hợp.
Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Thông tin hữu ích cho bạn:
- Lác đồng tiền ở trẻ em – Dấu hiệu và cách điều trị
- Lá muồng trị lác – Bí kíp hay từ kinh nghiệm dân gian
Xem thêm: Tử cung nằm ở đâu? Những thay đổi diệu kỳ của tử cung khi mang thai
Tin mới nhất
- Sâm và hội chứng lạm dụng Sâm
- Đau dạ dày là gì? Vị trí mắc và cách chữa trị HIỆU QUẢ TỐT NHẤT
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với 6 cách làm đơn giản
- Vì sao phụ nữ mắc ung thư phổi ngày càng nhiều hơn?
- Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu? 10 địa chỉ ở Hà Nội và TPHCM
- Nấm lim xanh và công dụng chữa bệnh từ các thành phần dược chất
- Top 5 cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến hiệu quả
- Sỏi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và cách điều trị triệt để
- Dạy con 9 thói quen tốt có lợi cho sức khỏe ngay từ bây giờ
- Tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính