Nồng độ glucose niệu
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ glucose niệu
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ glucose niệu
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểu
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm nồng độ glucose niệu là gì?
Đây là một xét nghiệm dùng để tìm xem có sự hiện diện của glucose trong nước tiểu hay không. Nhờ vậy, bác sĩ có thể biết được bạn có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác làm cơ thể không dung nạp glucose.
Trước đây, xét nghiệm glucose nước tiểu được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng ngày nay, đa số bác sĩ sử dụng xét nghiệm định lượng đường trong máu ở ngón tay để theo dõi và tầm soát bệnh tiểu đường thay vì kiểm tra nước tiểu như trước kia.
Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất hiện glucose trong nước tiểu, nhưng chủ yếu là theo hai cơ chế sau:
√ Thứ nhất, do lượng glucose trong máu quá cao (chẳng hạn như do bệnh tiểu đường), dẫn đến thận không thể giữ lại nổi glucose, nên nước tiểu sẽ chứa glucose.
√ Thứ hai, lượng glucose trong máu vẫn bình thường, nhưng thận bị tổn thương nên không có khả năng giữ glucose lại trong máu, nên glucose sẽ thoát ra ngoài theo nước tiểu.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm glucose niệu được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn có tiểu ra glucose do các bệnh ở thận. Vì trong trường hợp có tổn thương ở thận, bạn sẽ thải glucose vào nước tiểu ngay cả khi nồng độ glucose trong máu bình thường.
Xét nghiệm nồng độ glucose niệu là gì?
Đây là một xét nghiệm dùng để tìm xem có sự hiện diện của glucose trong nước tiểu hay không. Nhờ vậy, bác sĩ có thể biết được bạn có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác làm cơ thể không dung nạp glucose.
Trước đây, xét nghiệm glucose nước tiểu được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng ngày nay, đa số bác sĩ sử dụng xét nghiệm định lượng đường trong máu ở ngón tay để theo dõi và tầm soát bệnh tiểu đường thay vì kiểm tra nước tiểu như trước kia.
Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất hiện glucose trong nước tiểu, nhưng chủ yếu là theo hai cơ chế sau:
√ Thứ nhất, do lượng glucose trong máu quá cao (chẳng hạn như do bệnh tiểu đường), dẫn đến thận không thể giữ lại nổi glucose, nên nước tiểu sẽ chứa glucose.
√ Thứ hai, lượng glucose trong máu vẫn bình thường, nhưng thận bị tổn thương nên không có khả năng giữ glucose lại trong máu, nên glucose sẽ thoát ra ngoài theo nước tiểu.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm glucose niệu được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn có tiểu ra glucose do các bệnh ở thận. Vì trong trường hợp có tổn thương ở thận, bạn sẽ thải glucose vào nước tiểu ngay cả khi nồng độ glucose trong máu bình thường.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm nồng độ glucose niệu để tiên đoán glucose máu kém chính xác hơn xét nghiệm máu trực tiếp, nhưng bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nếu thấy xét nghiệm phù hợp với bạn.
Xét nghiệm không xác định nồng độ glucose trong máu của bạn tại thời điểm thực hiện, vì nước tiểu đã được tạo thành vài tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose niệu không thể cho bạn biết rằng glucose trong máu của bạn đang quá thấp. Có nghĩa là nó không thể được dùng để chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết.
Một số người có glucose trong nước tiểu ngay cả khi nồng độ glucose trong máu bình thường. Nguyên nhân là do họ bị một số tổn thương ở thận. Một số người lại có thận làm việc quá mạnh và giữ hầu như toàn bộ glucose ở lại máu, không xuất hiện glucose trong nước tiểu ngay cả khi nồng độ trong máu cao hơn 10 mmol/l. Ngưỡng thận thấp hoặc cao sẽ gây ra khó khăn trong khi bạn theo dõi tiểu đường.
Xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà bằng que thử, nhưng nếu bạn bị mù màu thì bạn không thể đọc được kết quả xét nghiệm.
Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm nồng độ glucose niệu để tiên đoán glucose máu kém chính xác hơn xét nghiệm máu trực tiếp, nhưng bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nếu thấy xét nghiệm phù hợp với bạn.
Xét nghiệm không xác định nồng độ glucose trong máu của bạn tại thời điểm thực hiện, vì nước tiểu đã được tạo thành vài tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose niệu không thể cho bạn biết rằng glucose trong máu của bạn đang quá thấp. Có nghĩa là nó không thể được dùng để chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết.
Một số người có glucose trong nước tiểu ngay cả khi nồng độ glucose trong máu bình thường. Nguyên nhân là do họ bị một số tổn thương ở thận. Một số người lại có thận làm việc quá mạnh và giữ hầu như toàn bộ glucose ở lại máu, không xuất hiện glucose trong nước tiểu ngay cả khi nồng độ trong máu cao hơn 10 mmol/l. Ngưỡng thận thấp hoặc cao sẽ gây ra khó khăn trong khi bạn theo dõi tiểu đường.
Xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà bằng que thử, nhưng nếu bạn bị mù màu thì bạn không thể đọc được kết quả xét nghiệm.
Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Không tự ý ngưng bất kỳ thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì có một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc làm giảm giá trị đường huyết thật sự của bạn, gây ra nhầm lẫn trong chẩn đoán và theo dõi.
Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên xét nghiệm về cách lấy mẫu nước tiểu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu như thế nào?
Điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn bạn lấy mẫu nước tiểu theo cách sau:
- Bạn sẽ được phát một lọ đựng mẫu nước tiểu có nắp tại phòng khám hoặc phòng xét nghiệm.
- Rửa tay sạch trước khi lấy mẫu.
- Dùng khăn ướt lau sạch vùng âm hộ nếu bạn là nữ hoặc đầu dương vật nếu bạn là nam.
- Tiểu một lượng nhỏ nước tiểu dầu dòng vào bồn tiểu để làm sạch đường tiểu. Sau đó đưa cốc vào dòng tiểu để lấy nước tiểu giữa dòng. Bạn chỉ cần lấy khoảng nửa cốc. Đóng nắp và không chạm vào phía trong thành lọ.
- Chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ dùng que thử để thử, và chuyển kết quả cho bạn sau vài phút.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm này dùng nước tiểu thông thường, nên bạn sẽ không thấy có bất kỳ khó chịu nào.
Sau khi thực hiện xét nghiệm này, nếu kết quả có gì bất thường hay bác sĩ đang nghi ngờ một bệnh lý nào đó, bạn có thể sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán bệnh rõ hơn, thường là xét nghiệm mẫu nước tiểu được lấy trong vòng 24 giờ. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chính xác.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Không tự ý ngưng bất kỳ thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì có một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc làm giảm giá trị đường huyết thật sự của bạn, gây ra nhầm lẫn trong chẩn đoán và theo dõi.
Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên xét nghiệm về cách lấy mẫu nước tiểu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu như thế nào?
Điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn bạn lấy mẫu nước tiểu theo cách sau:
- Bạn sẽ được phát một lọ đựng mẫu nước tiểu có nắp tại phòng khám hoặc phòng xét nghiệm.
- Rửa tay sạch trước khi lấy mẫu.
- Dùng khăn ướt lau sạch vùng âm hộ nếu bạn là nữ hoặc đầu dương vật nếu bạn là nam.
- Tiểu một lượng nhỏ nước tiểu dầu dòng vào bồn tiểu để làm sạch đường tiểu. Sau đó đưa cốc vào dòng tiểu để lấy nước tiểu giữa dòng. Bạn chỉ cần lấy khoảng nửa cốc. Đóng nắp và không chạm vào phía trong thành lọ.
- Chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ dùng que thử để thử, và chuyển kết quả cho bạn sau vài phút.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ glucose niệu?
Xét nghiệm này dùng nước tiểu thông thường, nên bạn sẽ không thấy có bất kỳ khó chịu nào.
Sau khi thực hiện xét nghiệm này, nếu kết quả có gì bất thường hay bác sĩ đang nghi ngờ một bệnh lý nào đó, bạn có thể sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán bệnh rõ hơn, thường là xét nghiệm mẫu nước tiểu được lấy trong vòng 24 giờ. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chính xác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Các giá trị kết quả bình thường được liệt kê sau chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các khoảng giá trị này có thể không thống nhất ở các phòng xét nghiệm. Báo cáo kết quả xét nghiệm của bạn sẽ kèm theo giá trị tham chiếu phù hợp mà nơi bạn thực hiện xét nghiệm sử dụng.
Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố khác. Do đó, giá trị kết quả nằm ngoài khoảng giá trị tham khảo liệt kê dưới đây vẫn có thể được xem là bình thường đối với trạng huống của bạn hoặc tại nơi bạn xét nghiệm.
Kết quả bình thường:
- Mẫu nước tiểu tại một thời điểm: glucose âm tính (không có glucose trong nước tiểu).
- Mẫu nước tiểu 24 giờ: 50 – 300 mg/ngày hoặc 0.3 –7 mmol/ngày (đơn vị SI).
Kết quả bất thường:
- Glucose niệu tăng
- Tiểu đường
- Mang thai
- Đường niệu do thận
- Các khuyết tật chuyển hóa di truyền các chất khử (ví dụ như galactose, fructose, pentose)
- Nhiễm độc thận (CO, chì, thủy ngân).
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Các giá trị kết quả bình thường được liệt kê sau chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các khoảng giá trị này có thể không thống nhất ở các phòng xét nghiệm. Báo cáo kết quả xét nghiệm của bạn sẽ kèm theo giá trị tham chiếu phù hợp mà nơi bạn thực hiện xét nghiệm sử dụng.
Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố khác. Do đó, giá trị kết quả nằm ngoài khoảng giá trị tham khảo liệt kê dưới đây vẫn có thể được xem là bình thường đối với trạng huống của bạn hoặc tại nơi bạn xét nghiệm.
Kết quả bình thường:
- Mẫu nước tiểu tại một thời điểm: glucose âm tính (không có glucose trong nước tiểu).
- Mẫu nước tiểu 24 giờ: 50 – 300 mg/ngày hoặc 0.3 –7 mmol/ngày (đơn vị SI).
Kết quả bất thường:
- Glucose niệu tăng
- Tiểu đường
- Mang thai
- Đường niệu do thận
- Các khuyết tật chuyển hóa di truyền các chất khử (ví dụ như galactose, fructose, pentose)
- Nhiễm độc thận (CO, chì, thủy ngân).
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tin mới nhất
- 3 điều bạn nên biết về liệu pháp bổ sung testosterone
- Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện qua 4 bước đơn giản
- Mách mẹ cách làm rau câu dưa hấu 3 lớp hấp dẫn, bắt mắt
- Viêm đại tràng giả mạc là gì? Triệu chứng, biến chứng, hướng điều trị
- 5 Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô nhiều người áp dụng
- Vảy nến á sừng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm, hiệu quả
- Cây kê huyết đằng Những bài thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả
- Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- Nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg và nấm lim xanh mua ở đâu uy tín
- Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm cảnh báo nguy hiểm và cách chữa hiệu quả
- Nấm lim xanh ngâm rượu Nấm lim xanh ngâm rượu có tác dụng gì cách sử dụng rượu nấm lim
- TIN TỨC UNG THƯ Nổi hạch ở cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh tiểu đường type 1 nguy hiểm như thế nào?