Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?

Việc kết hợp phương pháp chữa trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp có thể giúp bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh á sừng. Đồng thời giúp phòng ngừa tái phát hoặc bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Vậy người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh? Thông qua thông tin trong bài viết, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Tìm hiểu người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh

Người bị á sừng nên ăn gì?

Đối với vấn đề “Người bị á sừng nên ăn gì”, bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người bị á sừng nên ăn nhiều rau củ quả, các loại cá béo, thực phẩm kháng viêm, giàu dinh dưỡng và khoáng chất.

Cụ thể những loại thực phẩm người bị á sừng nên ăn gồm:

1. Mật ong nguyên chất – Thực phẩm ngăn ngừa nhiễm trùng, dưỡng ẩm da, hỗ trợ phục hồi các tổn thương

Mật ong nguyên chất rất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bởi trong loại nguyên liệu thiên nhiên này chứa một lượng lớn vitamin (vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, vitamin E) cùng các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên.

Bên cạnh đó nhờ mang nhiều thành phần có lợi, việc thêm mật ong nguyên chất vào quá trình chữa bệnh á sừng sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng, dưỡng ẩm da, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên bề mặt da.

Ngoài ra những dưỡng chất trong mật ong nguyên chất còn có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phòng ngừa da khô ráp dẫn đến nứt nẻ và chảy máu. Đồng thơi ngăn ngừa bệnh á sừng phát triển theo chiều hướng xấu.

Để thêm mật ong nguyên chất vào quá trình điều trị bệnh á sừng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Thêm mật ong vào thực đơn ăn uống: Thêm mật ong nguyên chất vào chế độ ăn uống mỗi ngày để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng cùng với các món salad, món ngọt, thịt nướng thay cho đường tinh luyện.
  • Cách uống trong: Uống nước mật ong ấm vào mỗi buổi sáng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh á sừng. Mỗi lần hòa tan 10ml mật ong trong 200ml nước ấm, có thể thêm nước cốt chanh tươi để tăng hiệu quả kháng viêm.
  • Cách dùng ngoài: Thoa trực tiếp mật ong lên những khu vực có da bị tổn thương do bệnh á sừng. Sau 15 phút vệ sinh lại vùng da bị á sừng bằng nước ấm.

Mật ong có khả năng kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh á sừng và nhiều bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên bạn cần tránh thêm mật ong nguyên chất vào chế độ ăn uống cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, giãn tĩnh mạch dưới da hoặc bị tiểu đường.

2. Thực phẩm kháng viêm, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da, á sừng – Cá béo

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng những ngườ
i bị á sừng nên thêm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu… vào chế độ dinh dưỡng. Bạn nên ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần để cải thiện bệnh lý và nâng cao thể trạng.

Theo kết quả nghiên cứu, cá béo chứa một lượng lớn axit  béo omega-3. Đây là một loại axit béo có lợi, có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, đảm bảo hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và kích thích sản sinh tế bào da mới.

Bên cạnh đó, hàm lượng omega-3 trong cá béo được đánh giá là chất có khả năng kháng viêm tự nhiên. Việc tăng cường bổ sung axit béo omega-3 sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da, viêm da, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, làm mềm da, giảm bong tróc và khô nứt.

Ngoài axit béo omega-3, trong cá béo còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác. Cụ thể như canxi, chất sắt, kẽm. Đây đều là những dưỡng chất có khả năng cải thiện thể trạng, hệ miễn dịch, hỗ trợ tốt quá trình kiểm soát các hoạt động của bệnh á sừng.

Thực phẩm kháng viêm, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da, á sừng – Cá béo

3. Ngũ cốc nguyên cám – Thực phẩm giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn và hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng

Những người đang trong thời gian điều trị bệnh á sừng nên thay thế cơm bằng ngũ cốc nguyên cám từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Một số thành phẩm của ngũ cốc nguyên cám như bánh mì, yến mạch hay ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao. Bên cạnh đó loại thực phẩm này còn giàu protein và axit béo omega-3.

Việc sử dụng kết hợp ngũ cốc nguyên cám cùng các loại trái cây hoặc rau củ quả tươi có thể giúp bạn cải thiện tốt sức khỏe tổng thể, sức đề kháng cùng hệ thống miễn dịch. Đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng. Cụ thể như ngứa ngáy, tổn thương da, khô khô ráp, chảy máu, đau rát…

Người bị á sừng có thể bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Lúa mì nguyên chất
  • Yến mạch
  • Lúa mạch đen nguyên hạt
  • Gạo lứt
  • Lúa mạch
  • Hạt kê
  • Ngô…

3. Rau củ quả tươi – Thực phẩm người bị á sừng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

Rau củ quả được xác định là một trong những loại thực phẩm người bị á sừng nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đây là nhóm thực phẩm chứa một hàm lượng lớn chất xơ, đa dạng vitamin và khoáng chất.

Việc tăng cường bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp bạn kích thích quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra việc thường xuyên bổ sung vitamin và các khoáng chất có trong rau củ quả tươi sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ thống miễn dịch. Đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau, ngứa, cải thiện sức khỏe làn da, dưỡng ẩm, tăng cường tái tạo tế bào da bị tổn thương. Từ đó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh á sừng .

Người bị á sừng nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại rau củ quả sau

  • Súp lơ xanh
  • Rau ngót
  • Bí đỏ
  • Rau bina
  • Cà chua
  • Bắp cải
  • Tía tô
  • Cà rốt
  • Hẹ
  • Rau cải…

Các loại rau nên được rửa sạch và nấu chín trước khi sử dụng bằng cách luộc, hấp, nấu canh. Không nên chiên xào vì sẽ dung nạp một lượng lớn chất béo không tốt cho cơ thể.

Rau củ quả tươi – Thực phẩm người bị á sừng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

5. Thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những vấn đề liên quan đến bệnh á sừng – Các loại hạt

Hạnh nhân, mè đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, hạt óc chó, hạt cải, hạt lanh… đều là những loại hạt mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt hàm lượng axit béo omega-3 trong những loại hạt này tương đương với cá biển.

Do đó, nếu bạn không thể bổ sung cá biển vào chế độ ăn uống do bị dị ứng hoặc một số vấn đề khác,  bạn có thể tăng cường bổ sung omega-3 trong các loại hạt. Từ đó giúp bồi bổ cơ thể, kháng viêm, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những vấn đề liên quan đến bệnh á sừng.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn các loại hạt còn giúp bạn dung nạp chất xơ, vitamin và một số khoáng chất lành mạnh cho cơ thể. Từ đó khiến hệ thống miễn dịch được nâng cao, cơ thể đủ khỏe mạnh để đối phó với những bệnh da liễu.

6. Thực phẩm kháng viêm, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương – Chanh tươi và những loại thực phẩm có chứa chanh

Nhờ chứa nhiều vitamin C, chanh tươi được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó nhờ vitamin C và một số hoạt chất chống viêm khác, nước chanh tươi hoặc một số loại thực phẩm có chứa chanh khác là một sự hoàn hảo cho người á sừng.

Ngoài ra thành phần của chanh tươi còn là nhiều dưỡng chất quan trọng khác, bao gồm vitamin A, vitamin B, kẽm và axit nitric. Việc uống nước chanh hoặc thêm nước cốt chanh vào các món ăn sẽ giúp bạn kháng viêm, phòng ngừa sưng và viêm nhiễm da, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.

Bên cạnh việc bổ sung chanh tươi vào chế độ ăn uống, người bị á sừng có thể bôi trực tiếp nước cốt chanh lên những mảng da bị sừng hóa  để làm bong tróc những mảng da chết này.

Thực phẩm kháng viêm, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương – Chanh tươi và những loại thực phẩm có chứa chanh

7. Nghêu, sò – Thực  phẩm giúp ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm, kiểm soát bệnh á sừng

Thông thường các loại hải sản sẽ không được khuyến cáo bổ sung trong suốt quá trình điều trị bệnh da liễu. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị á sừng, những dưỡng chất có trong nghêu sò lại rất cần thiết cho quá trình chữa trị, nên có trong thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Trong nghêu, sò chứa một hàm lượng lớn chất kẽm. Đây là một khoáng chất mang đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm cao. Chính vì thế, việc bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm diễn ra bên trong cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát bệnh á sừng, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa phát sinh rủi ro.

Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh của các loại nghêu, sò, bạn nên nấu chín và thêm chúng vào các món ăn, canh. Trong trường hợp có tiền sử bị dị ứng với loại thực phẩm này, người bệnh nên thay thế nghêu, sò bằng một số loại thực phẩm giàu kẽm khác. Cụ thể như thịt gà, thịt lợn, sữa chua…

8. Uống nhiều nước giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng

Khô ráp, nứt nẻ, bong tróc da được xác định là những triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng. Để cung cấp đủ nước cho cơ thể, cân bằng độ ẩm cho làn da và cải thiện các triệu chứng, người bị á sừng nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Ngoài tác dụng cung cấp ẩm, phòng ngừa và điều trị tình trạng khô ráp, nứt nẻ, bong tróc da, việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc hại ra ngoài.

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ quả, trà thảo mộc… để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo làn da.

Uống nhiều nước giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng

Người bị á sừng nên kiêng gì tốt cho bệnh?

Bên cạnh á sừng nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị, người bị á sừng cũng nên chú ý và kiêng sử dụng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và quá trình điều trị bệnh.

Mặc dù thực phẩm không phải là yếu tố trực tiếp gây bệnh á sừng nhưng việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm gây viêm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Đồng thời làm cản trở quá trình điều trị bệnh.

Người bị á sừng  nên lưu ý và kiêng sử dụng những loại thực phẩm sau:

1. Thịt đỏ – Thực phẩm có khả năng làm tăng phản ứng viêm

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế Hoa Kỳ, những người bị á sừng nói riêng và viêm da dị ứng nói chung có liên quan đến thói quen lạm dụng thịt đỏ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò, thịt dê..) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có thói quen này.

Tuy nhiên việc bổ sung thịt đỏ vào chế độ dinh dưỡng vẫn rất cần thiết. Nếu bạn sử dụng với lượng vừa đủ, loại thực phẩm này sẽ không gây hại.

Các loại thịt đỏ:

  • Thịt bò
  • Thịt cừu
  • Thịt heo
  • Thịt bê
  • Thịt trâu
  • Thịt ngựa.

2. Thực phẩm không tốt cho người bị á sừng – Thực phẩm gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm

Thịt bò, tôm, trứng, đậu phộng… đều là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này có thể kích thích cơ thể giải phóng chất trung gian gây dị ứng là histamin. Từ đó phát sinh ra những phản ứng thái hóa của cơ thể. Tình trạng này dễ xảy ra hơn ở những người có sức đề kháng suy yếu, cơ địa nhạy cảm.

Trong trường hợp bị dị ứng thực phẩm, người bệnh sẽ nhận thấy da sưng phồng, ngứa ngáy, nổi nhiều mảng da có kích thước lớn nhỏ khác nhau và có màu đỏ.

Chính vì thế, để phòng ngừa dị ứng, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng, người bệnh nên kiêng sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm.

Thực phẩm không tốt cho người bị á sừng – Thực phẩm gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm

3. Thức ăn cay nóng – Thực phẩm làm tăng nguy cơ tái phát bệnh á sừng, gây viêm sưng

Những loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, ớt, tiêu, món ăn mặn có thể khiến các triệu chứng của bệnh á sừng bùng phát và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm cay nóng còn góp phần làm tăng nguy cơ tái phát bệnh, gây khô da, nứt nẻ, viêm sưng và cản trở quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra việc thường xuyên đưa thực phẩm cay nóng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày còn gây nóng gan, hình thành nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể và kéo dài thời gian làm lành tổn thương.

Thay vì sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm thanh đạm như nha đam, rau xanh, trái cây ít ngọt… để hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh á sừng gây ra.

4. Thực phẩm kích thích cơ thể hình thành phản ứng viêm, tích tụ độc tố – Thực phẩm mặn

Một số món ăn nhiều muối, thực phẩm mặn như dưa cải muối chua, thức ăn đóng hộp, th
ức ăn chế biến sẵn… có khả năng làm suy giảm chức năng gan, thận, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, kích thích cơ thể hình thành phản ứng viêm, tích tụ độc tố và làm chậm quá trình tái tạo da.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn mặn còn làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh á sừng, khiến bệnh phát triển nhanh và không thể kiểm soát. Chính vì thế, bạn cần kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Thực phẩm kích thích cơ thể hình thành phản ứng viêm, tích tụ độc tố – Thực phẩm mặn

5. Thực phẩm chứa nhiều đường – Thực phẩm kích thích phản ứng viêm và làm nặng hơn tình trạng dị ứng

Người bị á sừng cần tránh thêm những loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo ngọt, bánh su kem, siro, đường mía, đường sucrose hoặc một số loại thức ăn thêm đường khác vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm nặng hơn tình trạng dị ứng.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn ngọt còn làm tăng quá trình lão hóa da, cản trở quá trình làm lành tổn thương, làm giảm khả năng tái tạo tế bào mới. Đồng thời tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau rát tại vùng da đang bị tổn thương.

6. Thực phẩm kích thích và làm tăng phản ứng viêm dưới da – Thực phẩm, thức uống có chứa cồn và chất kích thích

Thực phẩm, thức uống chứa cồn và chất kích thích như các loại rượu bia, cà phê, thuốc lá, cacao… đều có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh á sừng. Bởi đây đều là những loại thực phẩm, thức uống có khả năng kích thích và làm tăng phản ứng viêm dưới da.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm, thức uống chứa cồn và chất kích thích còn có khả năng khiến cơ thể mất nước. Từ đó khiến da bị bong tróc, khô ráp, làm giảm tác dụng của các thuốc kháng sinh điều trị bệnh á sừng. Đồng thời làm nặng hơn tình trạng ngứa ngáy, đau rát và viêm sưng da.

Thực phẩm kích thích và làm tăng phản ứng viêm dưới da – Thực phẩm, thức uống có chứa cồn và chất kích thích

Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?”. Để hỗ trợ tốt quá trình điều trị á sừng và kiểm soát triệu chứng của bệnh, bạn nên áp dụng đồng thời biện pháp chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp.

Xem thêm: Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!