Những loại thuốc trị tiểu không tự chủ tốt nhất 2020

Thuốc trị tiểu không tự chủ nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay những loại thuốc chữa bệnh hiệu quả sau đây.

Thuốc Tây trị tiểu không tự chủ phổ biến nhất hiện nay

Tiểu không tự chủ là hiện tượng bàng quang không kiểm soát được nước tiểu, khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tiểu không tự chủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nữ giới được xem là có tỷ lệ mắc cao hơn cả.

Bệnh tiểu không tự chủ thường được chữa trị bằng thuốc Tây

Để điều trị chứng tiểu không tự chủ, người bệnh có thể sử dụng nhiều loại thuốc. Trong đó, các loại thuốc Tây Y được đánh giá là mang lại hiệu quả nhanh chóng và tương đối thuận tiện cho người bệnh. Thuốc trị tiểu không tự chủ theo Tây Y có thể được chia thành các nhóm sau đây.

  • Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm: Quinolon, Beta-lactamin,… Đây là những loại thuốc đặc trị chứng tiểu không kiểm soát do viêm đường tiết niệu gây ra. Các dược chất trong thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở ổ viêm nhiễm từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Nhóm thuốc kháng Cholinergic bao gồm: Tolterodine, Oxybutynin, Darifenacin,… được sử dụng để thư giãn bàng quang, hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ do thôi thúc. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như táo bón, mờ mắt, mặt đỏ, miệng khô,… trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng bao gồm: Duloxetine, Imipramine,… phù hợp với những trường hợp tiểu nhiều, rò rỉ nước tiểu không kiểm soát do bị căng thẳng, thôi thúc. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn như ngủ gà ngủ gật, miệng khô, chóng mặt,…
  • Thuốc kháng Hoóc-môn lợi tiểu Desmopressin: Hoạt chất này có vai trò tương tự như Vasopressin – một loại Hooc-môn kháng lợi tiểu trong cơ thể. Thường được sử dụng trong các trường hợp bị rò rỉ nước tiểu vào ban đêm. Có thể kèm theo các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, bụng đau quặn.
  • Thuốc Duloxetine: Đây là một hoạt chất có khả năng ức chế quá trình hấp thụ Serotonin-Norepinephrine, nhằm tác động lên hệ thần kinh trung ương để điều chỉnh lại chức năng kiểm soát cơ vòng của bàng quang. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, khô miệng, buồn nôn,…
  • Thuốc bổ sung Estrogen: Sự suy giảm nội tiết tố Estrogen cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Thuốc trị tiểu không tự chủ cho những trường hợp này tập trung chủ yếu vào việc bù đắp Estrogen cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như huyết áp tăng, ung thư vú,…

Các loại thuốc Tây trị tiểu không tự chủ có ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên thường chúng thường để lại những tác dụng phụ và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ dược phẩm nào. Hãy tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc điều trị và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc.

Xem thêm

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị

Thuốc Đông Y trị tiểu không tự chủ

Trái với các loại thuốc Tây, việc điều trị chứng tiểu không tự chủ theo Y học cổ truyền tương đối an toàn và không kèm theo các tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn các bài thuốc Đông Y để trị tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ có hiệu quả sau một thời gian dài kiên trì sử dụng.

Dưới đây là 3 bài thuốc Đông Y trị tiểu không kiểm soát phổ biến nhất hiện nay.

Bài thuốc số 1

Đây là bài thuốc trị tiểu không tự chủ có tác dụng bổ khí, cải thiện chức năng của các cơ quan bài tiết, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm và tiểu không tự chủ ở người bệnh viêm đường tiết niệu.

Nguyên liệu:

  • 16 gram lá cây dâu tằm.
  • 12 gram khiếm thực, địa hoàng thán, ngũ gia bì, truật sơn kế.
  • 10 gram thỏ ty tử, thủy đề, bạch linh.

Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc lấy nước uống, dùng mỗi ngày một thang chia làm 3 lần uống sáng, chiều và tối.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc được tổng hợp từ những dược liệu tự nhiên, được sử dụng với mục đích bồi bổ can thận, bàng quang, đồng thời ổn định chức năng dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương. Từ đó đưa phản xạ đi tiểu của người bệnh về trạng thái bình thường.

Các bài thuốc Đông Y mang lại hiệu quả lâu dài

Nguyên liệu:

  • 12 gram hắc táo nhân, tiểu thảo, bạch biển đậu, sơn thù, rễ cây địa hoàng, kim anh.
  • 16 gram khoai mài.
  • 10 gram phá cố chỉ.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun và sắc lấy nước, chia thành các thang thuốc uống hàng ngày.

Bài thuốc số 3

Sử dụng bài thuốc này đều đặn để giảm nhanh các triệu chứng tiểu đêm rò rỉ nước tiểu,… Đồng thời bồi bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết từ bên trong.

Nguyên liệu:

  • 40 gram cam thảo.
  • 20 gram đương quy, đỗ trọng, khởi tử, thỏ ty tử, sa sâm, cầu tích, liên nhục, hoài sơn, ngũ gia bì, hắc táo nhân, biển đậu, phòng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, viễn chí.
  • 16 gram trần bì và trạch tả.
  • 10 gram quế.

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ các nguyên liệu vừa chuẩn bị, đem rửa sạch và bỏ vào trong một bình sành lớn.
  • Đổ thêm 3 lít rượu và ngâm hỗn hợp trong khoảng 20 ngày tiếp theo.
  • Sau đó, mỗi ngày chắt uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 – 30ml.

Thuốc Nam chữa bệnh tiểu không kiểm soát

Ngoài các phương pháp chữa trị bằng Đông Y và Tây Y, người bệnh cũng thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu không tự chủ để áp dụng ngay tại nhà.

Bài thuốc trị tiểu không tự chủ bằng giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh tiểu không tự chủ. Bạn nên sử dụng giá đỗ theo các bước sau đây.

Giá đỗ cũng là vị thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị căn bệnh này

Nguyên liệu:

  • 1 nắm giá đỗ.
  • 1 chút đường.

Cách làm:

  • Giá đỗ rửa sạch rồi bỏ vào nồi luộc chín.
  • Gạn lấy nước và pha thêm một chút đường cho dễ uống.
  • Dùng thay nước lọc mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc với râu ngô và kim tiền thảo

Râu ngô và Kim tiền thảo từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các cách chữa sỏi thận, đường tiết niệu, viêm bàng quang tại nhà… Khi kết hợp hai loại thảo dược này, bạn sẽ một bài thuốc chữa chứng tiểu són, tiểu không tự chủ cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm râu ngô.
  • 1 nắm kim tiền thảo.

Cách làm:

  • Lấy 1 lượng kim tiền thảo và râu ngô với tỷ lệ bằng nhau.
  • Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi bỏ vào nồi nấu.
  • Gạn lấy nước uống mỗi ngày.
  • Sử dụng liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và biến mất.

Trị tiểu không tự chủ với mề gà và đậu đỏ

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Nam trị tiểu không tự chủ dưới dạng nước uống, bạn cũng có thể chế biến các nguyên liệu để tạo nên những món ăn hấp dẫn cho cả gia đình.

Mề gà và đậu đỏ là bài thuốc trị tiểu không tự chủ rất hiệu quả

Mề gà và đậu đỏ luôn là những thực phẩm được nhiều người yêu thích. Nếu biết cách kết hợp và chế biến hai nguyên liệu này, bạn sẽ có một món ăn vừa ngon miệng, vừa có tác dụng điều trị bệnh và bồi bổ cơ thể từ bên trong.

Nguyên liệu:

  • 2 cái mề gà.
  • Một ít đậu đỏ.
  • Gia vị cần thiết.

Cách làm:

  • Mề gà sơ chế và rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
  • Cho đậu đỏ và mề gà vào nồi, đun đến khi các nguyên liệu chính nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Dùng món ăn mỗi ngày 1 lần để chứng tiểu không tự chủ nhanh chóng biến mất.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu không kiểm soát thường sử dụng những nguyên liệu dễ kiếm, có giá thành rẻ. Vì vậy, phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian chữa trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu không tự chủ

Thuốc điều trị tiểu không tự chủ có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, sớm đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu muốn duy trì hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên chủ động thay đổi lối sống sao cho khoa học hơn.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau

Theo các chuyên gia, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kiểm soát cân nặng: Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng thừa cân cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước tiểu của cơ thể. Đặc biệt là ở nữ giới. Do đó, bạn nên duy trì trọng lượng phù hợp và gìn giữ vóc dáng cân đối.
  • Kết hợp với các bài tập cơ bàng quang: Những bài tập này sẽ giúp các nhóm cơ hoạt động tốt hơn, từ đó tăng khả năng kiểm soát việc tiểu tiện của cơ thể.
  • Không nên uống quá nhiều nước: Điều này chắc chắn sẽ làm tăng áp lực và thôi thúc bàng quang, khiến bạn cảm thấy buồn tiểu và rò rỉ nước tiểu nhiều hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên nạp vào cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày và tránh uống nước vào buổi sáng sớm, trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tối đa các chất kích thích và thức ăn chứa nhiều axit: Các chất kích thích như rượu, bia và Cafein rất dễ làm rối loạn phản xạ đi tiểu của cơ thể bạn. Đồng thời các thành phần hóa học trong những sản phẩm này cũng có thể tương tác với các loại thuốc Tây trị tiểu không tự chủ, từ đó cản trở tác dụng của thuốc và gây ra những biến chứng không mong muốn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể với những món ăn dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón – một yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiểu không tự chủ kéo dài và trầm trọng hơn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, không để cơ thể phải chịu quá nhiều căng thẳng, áp lực.

Trên đây là những loại thuốc trị tiểu không tự chủ rất hiệu quả, đang được nhiều người sử dụng hiện nay, bao gồm cả các bài thuốc Đông Y, Tây Y và các mẹo chữa trị tại nhà. Mỗi loại thuốc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng tùy theo tình trạng bệnh của mình. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để sớm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/thuoc-tri-tieu-khong-tu-chu-8213.html

Xem thêm: Chữa viêm lộ tuyến bằng cách nào hiệu quả nhất dành cho mọi cơ địa?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!