Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và cần tránh những loại thực phẩm nào?
Bệnh tiểu đường ăn gì và không nên ăn gì luôn là những câu hỏi được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Cho dù bạn là người bị bệnh tiểu đường hay là mới được chuẩn đoán thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì bạn cũng nên biết về chế độ ăn uống của mình để kiểm soát được lượng đường trong máu.
Tiểu đường là căn bệnh liên quan tới nội tiết bởi rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy thiếu hụt hay giảm tác động bên trong cơ thể. Tiểu đường là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não…
Vì thế, ngoài chế độ vận động thể lực & sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng?
Sau đây sẽ là thông tin về một số loại thực phẩm nên ăn và nên tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.
1. Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?
Để có thể đẩy lùi được căn bệnh tiểu đường bạn sẽ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt do bác sĩ tư vấn. Bánh, kẹo, đường mía là những thứ bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải tránh xa. Vậy bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không nhỉ? Dĩ nhiên là không nếu bạn chọn lựa cho mình loại bánh mì trắng thông thường vì nó chứa quá nhiều tinh bột, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Tốt nhất bạn nên chọn lựa các loại bánh mì không trộn với phụ gia để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Bánh mì Êzkiel
Loại bánh mì này được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt kê nên có độ ngọt tự nhiên, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì Ezkiel còn có hàm lượng vitamin cao và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn không ăn loại bánh này nếu bị dị ứng với gluten.
– Bánh mì lúa mạch đen
Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Tất nhiên là được nếu bạn lựa chọn bánh mì lúa mạch đen vào thực đơn của mình. Loại bánh này được làm từ 100% lúa mạch đen nên có lượng chất xơ gấp 4 lần bánh mì trắng và lượng calo ít hơn 20%.
– Bánh mì nguyên cám
Bánh mì này được làm từ hạt lúa mì nên rất thích hợp cho người bị tiểu đường. Nó chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và có chỉ số GI thấp hơn bánh mì trắng thông thường.
– Bánh mì hạt lạnh
Hạt lạnh giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp. Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn loại bánh mì này thay cho bánh mì thông thường.
– Bánh mì yến mạch
Loại bánh mì này có chỉ số GI thấp và có các axit beoscos thể giảm cholesterol.
– Bánh mì lúa mach
Thêm một sự lựa chọn hoàn hảo nữa cho người bị tiểu đường là bánh mì lúa mạch. Các nhà dinh dưỡng học đã chỉ ra rằng lúa mạch có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giúp kiểm soát mức độ insulin và cực giàu chất xơ.
Đối với những ai vẫn còn đang thắc mắc benh tieu đuong an banh mi đuoc khong thì 6 loại bánh trên đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn mỗi ngày. Bị tiểu đường không đồng nghĩa với việc phải tránh xa bánh mì, chỉ cần bạn chọn lựa loại bánh phù hợp với mình mà thôi
2. Bệnh tiểu đường ăn bắp được không?
Ngô luộc, ngô nướng đều là những món ăn hấp dẫn với đại đa số người Việt Nam. Vào một ngày mùa đông giá rét hay trời hè mát mẻ sức hấp dẫn của một bắp ngô nghi ngút khói là điều không ai có thể chối từ. Thế nhưng người bị bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Liệu họ có phải từ bỏ loại thực phẩm thơm ngon và hấp dẫn này?
Ngô chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, vitamin A, vitamin B6, phốt pho, magie,..và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn có thể ăn loại ngũ cốc này nhưng nên ăn với lượng vừa phải và sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm chứa protein và chất béo.
Đặc biệt, đối với những ai đang khỏe mạnh thì ăn ngô thường xuyên còn giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc thử nghiệm ở 40.000 người và nhận được kết quả: Những người ăn ngô thường xuyên giảm được hơn 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với người ít hoặc không ăn. Ngoài ra ngô còn có chỉ số đường huyết thấp và tỷ lệ chất xơ nhiều nên có khả năng giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Với những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây hy vọng bạn sẽ giải đáp được câu hỏi người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô không. Còn nếu bạn chưa bị căn bệnh này thì hãy tích cực ăn ngô vì nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
3. Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Chuối là một loại trái cây rất ngon, tốt cho cơ thể, và được nhiều người ưa thích. Nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường ăn chuối được không? lại là vấn đề cần phải chú để quyết định có nên thêm chuối vào thực đơn của mình hay không. Những thông tin sau sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó:
Đối với người bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao và tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc kháng với insulin. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường phải là những loại thực phẩm có thể kiểm soát, không làm tăng hoặc có thể làm giảm lượng đường trong máu, và kích thích phản ứng của insulin.
Nghiêm cấm những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy bệnh tiểu đường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chuối rất tốt cho cơ thể, những với người bị bệnh tiểu đường thì lại không nên ăn chuối. Vì, trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, trong quả chuối chín tất cả tinh đột đều chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.
Những chất này có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, khiến cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho bệnh tiểu đường sẽ càng nặng thêm. Lượng đường đơn trong chuối cũng rất cao, không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu lớn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp, hay điều trị tiêm insulin bị quá liều, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 trái chuối nhỏ hoặc 1 nửa trái chuối lớn. Để bổ sung lượng đường trong máu nên mức cân bằng, tốt cho cơ thể.
Nhưng thông tin trên, mong rằng đã giúp bạn có được đáp án cho vấn đề người bị bệnh tiểu đường có ăn chuối được không? Bạn hãy chú ý khi thực đơn ăn uống của mình, để bệnh tiểu đường được kiểm soát và không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
4. Bệnh tiểu đường ăn được hoa quả gì?
Không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh vì vậy nên bệnh tiểu đường ăn được hoa quả gì? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 – 60 tuổi.
Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… dưới đây là những loại quả hay sử dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.
– Bưởi đỏ
Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
– Quả mâm xôi, quả việt quất
Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau
phù hợp với người bị tiểu đường.
Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa phù hợp với người bị tiểu đường.
– Dưa hấu
Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.
– Anh đào
Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ
– Đào
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)
Đào giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Mơ
Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
– Táo
Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
– Kiwi
Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.
– Lê
Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .
– Cam
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
– Đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.
– Quả cóc
Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).
– Quả bơ
Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.
– Dâu tây
Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.
– Dưa lê
Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.
– Roi
Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
– Quả chà là
Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.
– Quả óc chó
Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.
5. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang nhưng ở một mức độ vừa phải. Tùy thuộc vào cách nấu mà có thể nên ăn hay không.
Bệnh tiểu đường hiện nay được chia làm 3 loại tuyp1, tuyp2, tuyp3 (tiểu đường thai kỳ). Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 là phổ biến nhất với tỉ lệ chiếm 90% trong số tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuyp2 thường là hệ quả của hiện tượng thừa cân do lối sống và cách sinh hoạt, lười vận động dẫn tới hiện tượng cơ thể kháng insulin hoặc lượng insulin cần thiết không được cung cấp đủ.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không ?
Trong khoai lang rất giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, vì thế người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ngay tức thì.
Tuy nhiên, cách nấu khoai có thể làm thay đổi chỉ số đường huyết, nếu chỉ số đường huyết tăng thì người tiểu đường tuyệt đối không nên ăn.
Có rất nhiều magie, kali và vitamin C cùng với beta carotene và chất xơ có trong khoai lang rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Đồng nghĩa với 26gr carbohydrate trong một củ khoai.
Việc chế biến khoai lang có thể quyết định tới chỉ số glycemic. Có những cách chế biến lại có lợi cho việc điều hòa lương đường huyết hoặc ngược lại
Đối với khoai lang luộc thì người bệnh tiểu đường không nên ăn bởi việc chế biến theo phương pháp luộc khiến chỉ số glycemic tăng mạnh làm tăng lượng đường huyết trong máu gây bất lợi cho người bệnh tiểu đường. Có thể ăn khoai lang nướng, khoai lang chiên nguyên vỏ hoặc ăn kèm sữa chua để cho hàm lượng chất xơ trong thực phẩm có tác dụng giảm tỷ lệ tiêu hóa từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu.
Khoai lang là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên đối với người tiểu đường cần cân nhắc trước khi ăn và tiêu thụ ở mức độ có giới hạn.
6. Bệnh tiểu đường ăn măng cụt được không?
Nắm vững quy tắc ăn uống chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn đẩy lùi căn bệnh tiểu đường. Để có chế độ ăn hợp lý và khoa học tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị và các chuyên gia dinh dưỡng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bóc tách bí mật người bị bệnh tiểu đường ăn măng cụt được không?
– Sơ lược về trái măng cụt
Măng cụt không phải là môt loại trái cây xa lạ, nhất là đối với miền Nam Việt Nam. Loại quả này khá khó trồng, thường phải 10 năm mới cho trái. Tuy nhiên do vị dễ ăn thơm ngon, hấp dẫn nên loại quả này vẫn tương đối hút khách. Ngoài ra, trong măng cụt còn chứa nhiều chất đạm, calcium, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư.
– Măng cụt và bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường ăn măng cụt được không? Hiển nhiên là được, thậm chí nó còn rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Loại quả này có khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm. Vì vậy ăn măng cụt thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nhu cầu thuốc men. Do đó bạn nên bổ sung loại quả này vào thực đơn của mình ngay từ hôm nay. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu.
Thay vì mãi băn khoăn, trăn trở về vấn đề người bị bệnh tiểu đường ăn măng cụt được không bạn hãy ra ngay siêu thị gần nhà và mua loại quả này về. Măng cụt vừa dễ ăn, thơm ngon, hấp dẫn lại cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường nên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang mắc phải căn bệnh này.
7. Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
Xoài, vải, đu đủ là những loại quả phổ biến trong mùa hè, vị rất dễ ăn và bạn cũng rất dễ trong việc tìm mua. Thế nhưng không phải loại quả nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, nhất là những ai đang mắc bệnh tiểu đường, cùng tìm hiểu xem bệnh tiểu đường ăn xoài không?
Xoài là loại quả được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Khi còn xanh bạn có thể muối chua ăn kèm cơm, khi chín thì có thể sử dụng làm món ăn tráng miệng hoặc xay thành sinh tố. Trong xoài có rất nhiều vitamin (C, A, B6 và E), chất xơ, phốt pho, kali, magie,.. nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng như vật thì liệu người bị bệnh tiểu đường có ăn được xoài không? Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queensland Úc đã tiến hành thí nghiệm để tìm ra mối tương quan giữa loại trái cây này với căn bệnh tiểu đường. Kết quả họ thu được rất đáng ngạc nhiên, đó là thường xuyên ăn xoài sẽ đem lại tác dụng tương tự như việc sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh tiểu đường.
Hợp chất quercetin và norathyriol có trong xoài có khả năng ức chế hoạt động của cơ quan PPAR – Nguyên căn gây nên bệnh tiểu đường.
Không những vậy loại trái cây này còn có khả năng hạ đường huyết ở mức đáng ngạc nhiên (41 -60). Do đó bạn nên bổ sung loại quả thơm ngon này vào trong thực đơn của mình, nó sẽ giúp bạn hạn chế việc sử dụng thuốc điều trị.
Bên cạnh quả thì bạn cũng nên tận dụng lá xoài non để điều trị bệnh tiểu đường. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá, đun sôi và nghiền thành nước uống. Lá xoài non có khả năng ổn định hàm lượng insulin trong máu, kiểm soát bệnh, vậy nên bạn cần sử dụng loại nước uống này thường xuyên.
Bạn không cần lo lắng về việc bệnh tiểu đường ăn gì tốt hay có ăn được xoài không bởi đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng thường xuyên chúng mỗi ngày để đẩy lùi tiểu đường.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Tin mới nhất
- Dậy thì muộn ở bé trai: Nguyên nhân và cách điều trị
- Ức chế bằng dexamethasone
- Viêm họng không ho là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Tử cung đôi là gì? Tử cung đôi liệu có thể sinh con bình thường?
- Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và cách điều trị
- TOP 5 bài thuốc nam trị viêm khớp hiệu quả, an toàn nhất
- 13 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp cải thiện bệnh
- Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai Cảnh báo nguy hiểm
- Những điều cần biết về bệnh bạch biến ở trẻ em
- 10 cách giảm chất béo trong chế độ ăn tốt cho thận