Nguyên nhân đái tháo đường type 1 có thể bạn chưa biết

Khi bị đái tháo đường type 1 (hay tiểu đường type 1), tuyến tụy của bạn sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Điều này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và phá hủy nhầm các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nguyên nhân đái tháo đường type 1 hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, di truyền và các yếu tố môi trường như virus có thể góp phần gây ra bệnh.

Khi bị đái tháo đường type 1 (hay tiểu đường type 1), tuyến tụy của bạn sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Điều này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và phá hủy nhầm các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nguyên nhân đái tháo đường type 1 hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, di truyền và các yếu tố môi trường như virus có thể góp phần gây ra bệnh.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân đái tháo đường type 1 trong bài viết ngay sau đây để có cách ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến bệnh hiệu quả nhé.

Nguyên nhân đái tháo đường type 1 là gì? Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1 cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể khiến cho tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, gây ra bệnh đái tháo đường type 1. Cụ thể như sau:

Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1 là do họ sở hữu một số gen nhất định được di truyền trong gia đình làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào có cha mẹ hay người thân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cũng chắc chắn bị bệnh. Để phòng ngừa, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm về đường huyết để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!

Nguyên nhân đái tháo đường type 1: Do nhiễm virus

Việc tiếp xúc với các tác nhân có hại trong môi trường cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1. Chẳng hạn như một số loại virus khi xâm nhập có thể gây phá hủy hệ thống tự miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh miễn dịch khác.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường type 1 và một số loại virus khác nhau như enterovirus, virus rota, virus quai bị, virus cytomegalo…Trong số này, enterovirus thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ ​​các nhà khoa học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kháng thể enterovirus được ghi nhận ở mức độ cao hơn ở những bà mẹ mang thai có con bị đái tháo đường type 1. Trẻ em mắc bệnh cũng có tần suất nhiễm enterovirus cao hơn so với anh chị em không mắc bệnh.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân đái tháo đường type 1 trong bài viết ngay sau đây để có cách ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến bệnh hiệu quả nhé.

Nguyên nhân đái tháo đường type 1 là gì? Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1 cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể khiến cho tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, gây ra bệnh đái tháo đường type 1. Cụ thể như sau:

Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1 là do họ sở hữu một số gen nhất định được di truyền trong gia đình làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào có cha mẹ hay người thân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cũng chắc chắn bị bệnh. Để phòng ngừa, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm về đường huyết để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!

Nguyên nhân đái tháo đường type 1: Do nhiễm virus

Việc tiếp xúc với các tác nhân có hại trong môi trường cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1. Chẳng hạn như một số loại virus khi xâm nhập có thể gây phá hủy hệ thống tự miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh miễn dịch khác.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường type 1 và một số loại virus khác nhau như enterovirus, virus rota, virus quai bị, virus cytomegalo…Trong số này, enterovirus thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ ​​các nhà khoa học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kháng thể enterovirus được ghi nhận ở mức độ cao hơn ở những bà mẹ mang thai có con bị đái tháo đường type 1. Trẻ em mắc bệnh cũng có tần suất nhiễm enterovirus cao hơn so với anh chị em không mắc bệnh.

Tuổi tác

Mặc dù bệnh đái tháo đường type 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có 2 đối tượng thường mắc căn bệnh này hơn đó chính là trẻ em từ 4 đến 7 tuổi, và thiếu niên trong khoảng từ 10 đến 14 tuổi.

Vì vậy, các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này cần hết sức quan tâm đến sức khỏe, cũng như những thay đổi về mặt tâm sinh lý của con để phát hiện kịp thời những bất thường. Đừng quên đưa con trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện nguyên nhân đái tháo đường type 1 sớm và ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Tăng nhu cầu insulin

Giai đoạn tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên đòi hỏi cần tăng lượng insulin tiết ra và rất dễ gây thêm căng thẳng cho các tế bào beta trong tuyến tụy. Từ đó, làm tăng nguy cơ hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin này.

Khi một số lượng đáng kể các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy, cơ thể sẽ sản xuất ra ít hoặc không sản xuất insulin. Insulin là một loại hormone cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Nếu không có đủ insulin để đưa đường vào tế bào thì lượng đường này sẽ tích tụ trong máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1, cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng.

Thiếu hụt vitamin D

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh đái tháo đường type 1 đã được nghiên cứu. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 cao nhất có xu hướng nằm xa đường xích đạo hơn. Các quốc gia như Phần Lan, Anh, Thụy Điển, Canada và Úc đều có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác
nằm gần đường xích đạo.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ít tiếp xúc với ánh nắng, bị thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 cao hơn. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D thường xuyên thông qua các loại thực phẩm lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 1.

Tuổi tác

Mặc dù bệnh đái tháo đường type 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có 2 đối tượng thường mắc căn bệnh này hơn đó chính là trẻ em từ 4 đến 7 tuổi, và thiếu niên trong khoảng từ 10 đến 14 tuổi.

Vì vậy, các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này cần hết sức quan tâm đến sức khỏe, cũng như những thay đổi về mặt tâm sinh lý của con để phát hiện kịp thời những bất thường. Đừng quên đưa con trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện nguyên nhân đái tháo đường type 1 sớm và ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Tăng nhu cầu insulin

Giai đoạn tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên đòi hỏi cần tăng lượng insulin tiết ra và rất dễ gây thêm căng thẳng cho các tế bào beta trong tuyến tụy. Từ đó, làm tăng nguy cơ hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin này.

Khi một số lượng đáng kể các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy, cơ thể sẽ sản xuất ra ít hoặc không sản xuất insulin. Insulin là một loại hormone cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Nếu không có đủ insulin để đưa đường vào tế bào thì lượng đường này sẽ tích tụ trong máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1, cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng.

Thiếu hụt vitamin D

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh đái tháo đường type 1 đã được nghiên cứu. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 cao nhất có xu hướng nằm xa đường xích đạo hơn. Các quốc gia như Phần Lan, Anh, Thụy Điển, Canada và Úc đều có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác
nằm gần đường xích đạo.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ít tiếp xúc với ánh nắng, bị thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 cao hơn. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D thường xuyên thông qua các loại thực phẩm lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 1.

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1?

Chế độ ăn uống

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, một nghiên cứu do Đại học Colorado thực hiện và công bố năm 2008 đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống với thực phẩm kém lành mạnh, có chỉ số đường huyết cao chỉ thúc đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh ở trẻ em chứ không phải là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 1.

Thói quen và lối sống

Tương tự, thói quen và lối sống kém lành mạnh cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra dạng đái tháo đường này. Tuy nhiên, việc duy trì một thói quen sinh hoạt kém khoa học, căng thẳng quá độ, ít vận động là yếu tố thúc đẩy bệnh thêm trầm trọng, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân đái tháo đường type 1, cũng như có cách ngăn ngừa và phòng tránh bệnh ngay từ đầu.

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 1?

Chế độ ăn uống

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, một nghiên cứu do Đại học Colorado thực hiện và công bố năm 2008 đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống với thực phẩm kém lành mạnh, có chỉ số đường huyết cao chỉ thúc đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh ở trẻ em chứ không phải là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 1.

Thói quen và lối sống

Tương tự, thói quen và lối sống kém lành mạnh cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra dạng đái tháo đường này. Tuy nhiên, việc duy trì một thói quen sinh hoạt kém khoa học, căng thẳng quá độ, ít vận động là yếu tố thúc đẩy bệnh thêm trầm trọng, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân đái tháo đường type 1, cũng như có cách ngăn ngừa và phòng tránh bệnh ngay từ đầu.


Bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tiểu đường?

.css-1q79kkk-skeletonStyles-Skeleton{background-color:#eee;background-image:linear-gradient( 90deg,#eee,#f5f5f5,#eee );background-size:200px 100%;background-repeat:no-repeat;border-radius:4px;display:inline-block;line-height:1;width:100%;-webkit-animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;}@-webkit-keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}@keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}

.css-1q79kkk-skeletonStyles-Skeleton{background-color:#eee;background-image:linear-gradient( 90deg,#eee,#f5f5f5,#eee );background-size:200px 100%;background-repeat:no-repeat;border-radius:4px;display:inline-block;line-height:1;width:100%;-webkit-animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;}@-webkit-keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}@keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}

Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Giải đáp cho những lầm tưởng bấy lâu nay

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!