Phân tử nhỏ mở ra đột phá mới trong cách điều trị ung thư tuyến tụy
Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Y tế Wake Forest Bustist (Mỹ) được đăng tải trên tạp chí Autophagy cho thấy, một phân tử nhỏ có tên MIR506 có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào ung thư. Mở ra một hướng mới trong cách điều trị ung thư tuyến tụy.
Wei Zhang, giảng viên ung thư của Trung tâm y tế Wake Forest ở Winston- Salem, NC đã đứng đầu một nhóm nghiên cứu tạo ra công trình này.

Bước đột phá mới trong cách điều trị ung thư tuyến tụy
GS. Zhang cùng đồng nghiệp cho biết MIR506 chính là điều then chốt trong autophagy (phân tử giúp kiểm soát các quá trình phức tạp trên tế bào) và đưa ra giả thuyết khối u ở PDAC có thể bị MIR506 ức chế bằng việc sử dụng autophagy giết chết tế bào ung thư.

Các thí nghiệm được tiến hành trên những con chuột được cấy mô ung thư của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy. Khi đo mức MIR506 họ đã thấy trên những con chuột khối u tuyến tụy thấp hơn bình thường.
Với những nghiên cứu tiếp theo thì MIR506 đã cho ra kết quả khả quan, MIR506 đã chặn được sự phát triển của tế bào ung thư cũng như các tế bào ung thư tuyến tụy di căn (có thể hiểu đó là quá trình di cư từ khối u nguyên sang khối u thứ ở các bộ phận khác của cơ thể).

Cuối cùng thông qua autophagy, MIR506 đã phát huy được tác dụng, nó kích hoạt autophagy trong tế bào PDAC và kết quả là autophagy thông qua nhắm mục tiêu trực tiếp đã diệt chết tế bào của một chu trình một tín hiệu với tên gọi là trục STAT3-BCL2-BECN1. Nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của MIR506 như một chất ức chế khối u – có vẻ như phân tử này cũng phát huy tác dụng thông qua quá trình chết tế bào do autophagy. Các phát hiện từ nghiên cứu gợi ý một chiến lược sử dụng MIR506 để nhắm vào STAT3 trong điều trị PDAC.
Trước đây một phần tử nhỏ MIR506 – một microRNA đã được nghiên cứu, phần tử này được sản sinh trong cơ thể với tác dụng ức chế khối u trong nhiều loại ung thư và việc hóa trị liệu trong ung thư buồng trứng được cải thiện. Nó phát huy những tác dụng thông qua nhiều chu trình tín hiệu khác nhau.

GS. Wei Zhang kết luận rằng: Phát hiện này mang một ý nghĩa quan trọng bởi nó giúp ta có thể đưa MIR506 trực tiếp vào tế bào bị ung thư bằng các công nghệ như exosome và hạt nano. Đây chính là hy vọng cho việc tìm ra cách điều trị ung thư tuyến tụy.

Theo Dân trí

Tin mới nhất
-
Viêm tụy mãn tính có biến chứng thành ung thư tụy?
- Người phụ nữ 16 năm vượt qua ung thư vú hai lần
- Cách nhận biết nấm lim xanh rừng chuẩn với hình ảnh nấm lim xanh
- Mua bán nấm lim xanh tại Hà Nội TP Hồ Chí Minh đúng giá nấm tốt
- Giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư trực tràng bằng phương pháp mới
- Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư dương vật và cách nhận biết
- Không đi khám, dễ nhầm lẫn ung thư dương vật thành bệnh hoa liễu
- Tìm hiểu ung thư biểu mô tế bào vùng miệng
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan khoa học nhất
- Gen di truyền – Tiềm ẩn nỗi lo ung thư tinh hoàn
Video
-
Địa chỉ bán cây xạ đen toàn quốc Mua cây xạ đen ở đâu chất lượng? Cây xạ đen giá bao nhiêu 1kg?
-
Viêm phổi Bé 13 tháng tuổi uống nhầm dầu luyn dẫn đến viêm phổi nặng
-
Trào ngược dạ dày Biến chứng vĩnh viễn khi không điều trị trào ngược dạ dày
-
U tuyến giáp Ở phụ nữ bướu giáp nhân phát triển gấp 5 lần nam giới

