Rối Loạn Tiền Đình: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị HIỆU QUẢ
Rối loạn tiền đình là chứng bệnh về hệ thần kinh gây ra nhiều triệu chứng bất thường như hoa mắt, đau đầu, khó giữ thăng bằng,… Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý tiểu đường, thiếu máu não, huyết áp,… song song với rối loạn tiền đình có nguy cơ gặp biến chứng cao.
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh phổ biến hiện nay, ai cũng có thể mắc phải. Cụ thể, tiền đình là một trong những hệ thống chính nằm trong hệ thần kinh, vị trí bên ốc tai. Tiền đình có vai trò quan trọng trong việc cân bằng khi cơ thể hoạt động, thay đổi tư thế hoặc kết hợp hoạt động giữa các bộ phận khác.
Sự tắc nghẽn đường dẫn truyền thần kinh làm tiền đình không tiếp nhận được thông tin như bình thường, gây ra tình trạng rối loạn chức năng. Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình có thể liên quan đến sự cố xảy ra ở dây thần kinh số 8, động mạch hay các tổn thương ở não bộ hoặc vị trí tai trong.
Tình trạng rối loạn tiền đình khiến hoạt động duy trì cân bằng cơ thể suy giảm. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như choáng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… Chúng có thể đột ngột xuất hiện hoặc lặp lại nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc.
Bệnh rối loạn tiền đình hiện được chia thành hai dạng chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Cụ thể:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Xảy ra ở khu vực tai trong. Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao nhưng về cơ bản tình trạng này gây ra không ít bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống. Bệnh xảy ra chủ yếu do một số tổn thương xuất hiện ở khu vực tai trong hoặc ảnh hưởng từ não bộ.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Xảy ra chủ yếu do các tổn thương xuất hiện tại khu vực não (tiểu não hoặc thân não). Tỷ lệ người mắc phải rối loạn này thấp hơn rối loạn tiền đình ngoại biên ở tai trong, đồng thời triệu chứng cũng không thường xuyên. Thế nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh được đánh giá rất cao, có diễn biến phức tạp và khả năng biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Như đã đề cập, bệnh có thể hình thành do ảnh hưởng bởi dây thần kinh số 8 hoặc động mạch và những tổn thương xuất hiện ở tai trong, não bộ. Một số yếu tố chính tác động làm khởi phát bệnh như:
- Người bệnh gặp phải vấn đề thiếu máu, thường xuyên bị tụt huyết áp hoặc mắc phải các bệnh lý về tim mạch,… Lúc này mạch máu trong cơ thể dễ bị tắc nghẽn khiến lưu lượng máu truyền đến não bộ giảm.
- Tổn thương dây thần kinh số 8 khiến cho tiền đình không nhận đủ thông tin, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tại khu vực này. Một số hoạt động cơ thể trở nên sai lệch, mất cân bằng, rối loạn.
- Người chịu áp lực trong thời gian dài, như áp lực về công việc, cuộc sống, học tập, tình cảm,… ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
- Một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Chẳng hạn như bệnh viêm tai giữa, não xuất hiện u bất thường, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh,…
- Ngoài ra, tình trạng rối loạn này cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng nghiện rượu, sử dụng thường xuyên chất kích thích, hút thuốc lá,… khiến cơ thể bị nhiễm phải các độc tố gây rối loạn thần kinh và các hoạt động của các cơ quan khác.
Trên đây là những yếu tố chính làm khởi phát tình trạng rồi loạn tiền đình. Bên cạnh đó, bạn đọc nên chú ý một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này để kịp thời có biện pháp phòng tránh như:
- Nữ giới có tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình cao hơn nam giới.
- Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó nhóm người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân mắc bệnh thường rơi vào độ tuổi trên 40.
- Các bệnh nhân có tiền sử chóng mặt, ù tai, choáng váng, hoa mắt,… có nguy cơ bị rối loạn tiền đình trong tương lai.
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm chữa trị khỏi bệnh, đồng thời phòng tránh được nhiều rủi ro. Ngoài ra, các nhóm đối tượng nguy cơ cao kể trên nên chủ động bảo vệ sức khỏe để giảm thiểu rủi ro mắc phải chứng bệnh này.
Triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình gặp phải nhiều triệu chứng, chúng có thể đột ngột xuất hiện sau đó lặp lại nhiều lần, gây ra vô số ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Thăm khám sớm nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như:
- Chóng mặt không rõ nguyên do: Một trong những triệu chứng điển hình mà người bị rối loạn tiền đình có thể gặp phải. Người bệnh có thể đột ngột bị choáng váng và chóng mặt không rõ nguyên do, tay chân bị tê và run rẩy khiến cơ thể bị mất thăng bằng, dễ té ngã. Mặc dù không kèm theo đau đầu nhưng tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác nặng đầu như có vật đè nén bên trong.
- Mất thăng bằng và định hướng: Người bệnh gặp phải khó khăn trong việc giữ thăng bằng và định hướng, nhất là khi di chuyển trong bóng tối. Kết hợp với hiện thượng chóng mặt không rõ nguyên nhân đột ngột xuất hiện khiến người bệnh đi đứng chao đảo, dễ té, vấp ngã và khó khăn khi đi thẳng. Ngoài ra, các khớp cơ bắt đầu đau nhẹ, mạch đập nhanh, tụt huyết áp khiến người bệnh mệt lả đi, nhạy cảm với sự thay đổi bề mặt tiếp xúc hoặc giày dép.
- Rối loạn thính giác: Bên cạnh các biểu hiện về thần kinh, thính giác của người bệnh cũng bị ảnh hưởng do rối loạn tiền đình. Cụ thể, người bệnh cảm giác không còn nghe rõ, thường xuyên bị ù hoặc có tiếng ồn bất thường bên trong tai. Đặc biệt, khi bị bất ổn hoạt động tiền đình, người bệnh trở nên khá nhạy cảm với các âm thanh lớn, từ đó bị đau tai, nhức đầu, nói lắp, tăng triệu chứng choáng và mất cân bằng cơ thể.
- Rối loạn thị giác: Không chỉ thính giác, thị lực của người bị rối loạn tiền đình cũng bị suy giảm. Người bệnh lúc này thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, không nhìn rõ, không chịu được áp lực ở môi trường đông xe cộ, đông người, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang,…
- Giảm khả năng chú ý: Tiền đình gặp vấn đề làm cho khả năng tập trung của người bệnh suy giảm, thường hay quên, dễ mất phương hướng. Đặc biệt người bệnh có thể khó tiếp thu thông tin khi đối thoại với người xung quanh, tinh thần mệt mỏi, thể chất suy yếu.
- Lo lắng, trầm cảm: Rối loạn tiền đình còn biểu hiện qua hiện tượng lo lắng quá mức, trầm cảm, hay muộn phiền,… Người bệnh lúc này có xu hướng tự cô lập với xã hội, dễ hoảng loạn, mất tự chủ, tự tin, nhận thức và tâm lý có thể thay đổi bất thường.
- Choáng, chóng mặt, buồn nôn: Người bị rối loạn tiền đình còn dễ bị buồn nôn, nôn mửa, dễ bị say khi đi tàu xe trong khi trước đó không gặp tình trạng này, đầu nhức và có giọng nói lắp bắp.
Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi chúng không phải là các biểu hiện bình thường, đặc biệt còn có nguy cơ tái phát thường xuyên. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống và phát sinh biến chứng gây hại sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý về hệ thần kinh, nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc cùng lúc các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc huyết áp,… Bệnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim nguy hiểm tính mạng.
Các biến chứng do rối loạn tiền đình gây ra điển hình như:
- Trầm cảm: Người bệnh trải qua các triệu chứng khó chịu do tiền đình rối loạn chức năng. Khi đó, cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy choáng váng, chóng mặt, nôn mửa,… khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Không chỉ ảnh hưởng thể chất, tình trạng này kéo dài còn gây ra nhiều hệ lụy, tác động nặng nề đến tinh thần. Người bệnh dễ rơi vào trầm cảm do cơ thể mệt mỏi thường xuyên, có cảm giác chán nản và lạc lõng.
- Dễ té ngã: Rối loạn tiền đình có thể khiến bệnh nhân đột ngột gặp các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mất thăng bằng,… Nguy hiểm nhất là khi người bệnh đang tham gia phương tiện giao thông hoặc đang làm việc ở trên cao. Người bệnh có thể bị té ngã, gặp phải tai nạn do hệ lụy của rối loạn tiền đình. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Tai biến, đột quỵ: Tiền đình bị rối loạn chức năng làm thông tin dẫn truyền đến não bộ không còn đảm bảo độ chính xác như bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về não bộ như alzheimer, parkinson,… Không chỉ có vậy, nếu trường hợp lượng oxy cung cấp cho não không đủ, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não, u não, đột quỵ nằm liệt giường, thậm chí gây tử vong.
Với các nguy cơ khó lường như trên, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Kịp thời can thiệp điều trị tăng hy vọng kiểm soát bệnh và phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe và tính mạng.
Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Người bệnh khi đến thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định các biện pháp kiểm tra, xác định mức độ rối loạn tiền đình đang gặp phải. Đầu tiên người bệ
nh sẽ được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh để nhận diện có xảy ra tình trạng hẹp động mạch cảnh hay không. Một số xét nghiệm được tiến hành để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác như:
- Xét nghiệm điện giải đồ kết hợp với sử dụng một dòng điện nhỏ nhằm kiểm tra độ nhạy của mắt. Dựa vào kết quả này bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng rối loạn chức năng tiền đình và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động thần kinh.
- Xét nghiệm xoay vòng để kiểm tra hoạt động tai và mắt. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một loại kính video hoặc điện cực theo dõi sự chuyển động của mắt.
- Xét nghiệm âm ốc tai nhằm kiểm tra các thông tin liên quan đến tế bào lông trong ốc tai, xác định độ nhấp do loa nhỏ chèn trong ống tai tạo ra.
Ngoài các phương pháp này, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm hình ảnh (chụp X quang, MRI) để quan sát, phát hiện bất thường trong não bộ nếu có. Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phổ biến:
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc Tây có tác dụng nhanh, giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả. Một số thuốc được kê toa như:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp người bệnh xoa dịu các cơn buồn nôn, cải thiện tình trạng chóng mặt do rối loạn chức năng tiền đình gây ra. Tuy nhiên khi dùng nhóm thuốc này người bệnh sẽ dễ bị buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi và khó tập trung vào công việc.
- Thuốc an thần: Thường được chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu, căng thẳng quá độ. Thuốc có công dụng cân bằng tạm thời trạng thái cơ thể, ổn định tâm lý cho người bệnh.
- Thuốc tuần hoàn não: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng hoa mắt, choáng váng, ù tai, giúp máu huyết lưu thông đến não bộ, hỗ trợ khắc phục một số triệu chứng khó chịu do tiền đình rối loạn gây ra.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tân dược, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng, thay đổi thuốc. Bởi, tình trạng lạm dụng, dùng không đủ liều, dùng sai thuốc cực kỳ nguy hiểm, có thể phát sinh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.
Giảm nhẹ triệu chứng bằng mẹo dân gian
Dùng các phương pháp dân gian giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình tại nhà. Áp dụng cho đối tượng mắc bệnh không quá nặng nề. Một số cách đơn giản như:
Sử dụng mộc nhĩ: Ngoài dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, mộc nhĩ còn là vị thuốc có tác dụng giảm hoa mắt, ù tai cho người gặp vấn đề về thần kinh, trong đó có chứng rối loạn tiền đình. Tham khảo ngay cách làm sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm mộc nhĩ khô, gừng, thịt nạc thăn và táo tàu.
- Chế biến nguyên liệu sạch sẽ, sau đó cắt miếng thịt thăn.
- Mộc nhĩ sau khi ngâm mềm, thái nhỏ.
- Nguyên liệu cho vào nồi nấu với nước vừa đủ, nấu sôi trên lửa nhỏ trong 5 – 7 phút.
Nêm gia vị, ăn canh mộc nhĩ nấu với thịt heo thăn giúp bồi bổ cơ thể, kích thích lưu thông máu lên não bộ giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai hiệu quả.
Dùng thảo dược: Bên cạnh bổ sung năng lượng cho cơ thể qua món ăn, người bệnh có thể dùng một số loại lá thảo dược trị bệnh tại nhà. Nấu nước xông hơi với các loại như lá đinh lăng, lá hương nhu, chanh, sả, lá bưởi,… giúp thư giãn đầu óc, tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh.
Sử dụng mẹo dân gian giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này không thể thay thế thuốc chữa bệnh, do đó người bệnh nên kết hợp thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc Đông y
Chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Thuốc Đông y không chỉ điều trị từ căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe thần kinh và não bộ. Một số bài thuốc như:
- Bài thuốc 1: Các vị thuốc gồm có 20g mỗi vị cát căn, hải đới căn, kết hợp với 12g xuyên khung và 16g mỗi vị thạch xương bồ, đại giả thạch. Nguyên liệu mang sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, nước thuốc chia thành 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng mỗi vị 20g trạch tả, bạch tật lê, 12g mỗi vị đạm trúc diệp, cát nhân, 20g long cốt, 16g thiên ma. Sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc, nước thuốc chia thành 2 – 3 lần uống.
- Bài thuốc 3: Dùng 12g mỗi vị ích mẫu, phục thần, câu đằng, ngưu tất, tang ký sinh và
sơn chi, kết hợp với 10g mỗi loại đỗ trọng, dạ giao đằng, hoàng cầm và hà thủ ô trắng, cùng với khoảng 20g thạch quyết minh sống. Thuốc nấu chia thành 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
Sử dụng thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ thăm khám uy tín, có thầy thuốc giỏi để điều trị. Ngoài ra trong quá trình uống thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc
Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc Tây, thuốc dân gian, thuốc Đông y, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà bằng các phương pháp không dùng thuốc. Tham khảo ngay:
- Ngâm chân nước ấm: Tác dụng thư giãn dây thân kinh, hoạt huyết, thư giãn cơ và giảm căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể. Áp dụng ngâm chân kết hợp với vài lát gừng và muối, massage thư giãn 20 – 30 phút mỗi ngày để đẩy lùi bệnh và ngăn tình trạng đau đầu hiệu quả.
- Bấm huyệt: Tìm hiểu các huyệt đạo của cơ thể thận trọng, cách làm này được khuyến khích tham khảo trực tiếp người có chuyên môn trước khi thực hiện.
- Xoa bóp: Tập trung vào các vị trí như trán, sau gáy, hai ổ mắt, đỉnh đầu. Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ thể, giảm buồn nôn, đau đầu,…
Điều trị sớm rối loạn tiền đình giúp bạn phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe, tính mạng. Đặc biệt trường hợp bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, tuần hoàn máu,… nên chủ động khai báo với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị, tránh các tai biến khó lường.
Một số lưu ý khi bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh về hệ thần kinh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, phòng nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Ngoài ra cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Người bệnh lúc này nên kiểm soát thói quen nêm nhiều gia vị cho món ăn, thay vào đó nên ăn nhạt hơn bình thường. Ăn thực phẩm chứa nhiều axit folic, vitamin B6, C, D,… để cải thiện xương khớp, tăng cường thị lực cho mắt.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng rượu bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá. Hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ nhiều, đồ quá ngọt, quá mặn,…
- Tránh làm việc quá sức, luyện tập thể thao cường độ mạnh. Thay vào đó bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức, bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc.
- Ngủ đủ giấc, nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày, khi ngủ nên dùng gối kê đầu cao hơn thân người để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh, nếu xảy ra các vấn đề, người bệnh nên thông báo để được bác sĩ tư vấn khắc phục càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiền đình là bệnh thần kinh nguy hại, nếu không kiểm soát tốt nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt đối với các đối tượng có bệnh lý tiểu đường, huyết áp, bệnh tim,… Do đó, khi nhận thấy cơ thể đột ngột xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm: Khí hư có mùi hôi (thối, tanh, khắm…) cần xử lý ngay!
Tin mới nhất
- Ngực giả (vú giả): Giải pháp tuyệt vời sau phẫu thuật đoạn nhũ
- Tận dụng ngay 6 tác dụng của nước cam để nâng cao sức khỏe mùa hè
- Yếu sinh lý nặng cỡ nào cũng khỏi nếu bạn biết đến bí mật này sớm hơn
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ tin cậy cho người viêm đại tràng lâu năm
- Các loại thực phẩm chức năng bổ thận – Giá bán và lưu ý
- Đột phá đã được kiểm chứng giúp sinh lý của người bệnh gút luôn sung mãn
- Các thực phẩm chữa rối loạn cương dương tốt nhất cho nam giới
- Tinh trùng loãng nên ăn gì, kiêng gì giúp cải thiện tỷ lệ đậu thai?
- Nấm lim chữa bệnh ung thư gan từ dược chất nào và cách uống nấm
- Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
- TIN TỨC UNG THƯ Đau bụng kinh nên uống gì? Top 11 loại nước tốt cho sức khỏe phái nữ
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không? Những lưu ý khi sử dụng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe