Viêm thực quản

Viêm thực quản do trào ngược axit từ dạ dày là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm thực quản như xạ trị, dùng thuốc, viêm do nấm hoặc dị ứng. Viêm thực quản làm thay đổi tế bào niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. Chưa kể viêm thực quản mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng loét hoặc teo hẹp thực quản, làm cho bệnh nhân thường xuyên nuốt nghẹn hoặc thậm chí không thể nuốt được thức ăn khô.

Viêm thực quản do trào ngược axit từ dạ dày là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm thực quản như xạ trị, dùng thuốc, viêm do nấm hoặc dị ứng. Viêm thực quản làm thay đổi tế bào niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. Chưa kể viêm thực quản mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng loét hoặc teo hẹp thực quản, làm cho bệnh nhân thường xuyên nuốt nghẹn hoặc thậm chí không thể nuốt được thức ăn khô.

Tìm hiểu chung

Viêm thực quản là bệnh gì?

Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong vài trường hợp, viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.

Viêm thực quản là bệnh gì?

Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong vài trường hợp, viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm thực quản là gì?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thực quản gồm:

  • Khó nuốt;
  • Nuốt đau;
  • Đau họng;
  • Khàn tiếng;
  • Nóng rát ngực;
  • Trào ngược axit dịch vị;
  • Đau ngực (nặng hơn khi ăn);
  • Buồn nôn;
  • Nôn ói;
  • Đau bụng;
  • Chán ăn;
  • Ho;
  • Biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu:

  • Tình trạng đau ngực kéo dài hơn vài phút, đặc biệt nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc đái tháo đường;
  • Bạn có cảm giác bị mắc nghẹn;
  • Bạn không thể uống nước dù chỉ một ít.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn hay con bạn trải qua những tình trạng nêu trên và những tình trạng sau:

  • Bạn khó thở hoặc đau ngực, đặc biệt nếu không xảy ra khi ăn;
  • Triệu chứng tiếp tục sau vài ngày;
  • Triệu chứng nặng làm cản trở việc ăn uống;
  • Nhức đầu, đau cơ hoặc sốt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm thực quản là gì?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thực quản gồm:

  • Khó nuốt;
  • Nuốt đau;
  • Đau họng;
  • Khàn tiếng;
  • Nóng rát ngực;
  • Trào ngược axit dịch vị;
  • Đau ngực (nặng hơn khi ăn);
  • Buồn nôn;
  • Nôn ói;
  • Đau bụng;
  • Chán ăn;
  • Ho;
  • Biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu:

  • Tình trạng đau ngực kéo dài hơn vài phút, đặc biệt nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc đái tháo đường;
  • Bạn có cảm giác bị mắc nghẹn;
  • Bạn không thể uống nước dù chỉ một ít.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn hay con bạn trải qua những tình trạng nêu trên và những tình trạng sau:

  • Bạn khó thở hoặc đau ngực, đặc biệt nếu không xảy ra khi ăn;
  • Triệu chứng tiếp tục sau vài ngày;
  • Triệu chứng nặng làm cản trở việc ăn uống;
  • Nhức đầu, đau cơ hoặc sốt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm thực quản?

Dựa vào những tình trạng có thể gây bệnh, có 4 nhóm chính bao gồm: viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản dị ứng, viêm thực quản do thuốc và viêm thực quản do nhiễm trùng. Trong vài trường hợp, có nhiều yếu tố gây bệnh.

Viêm thực quản trào ngược

Một bộ phận có cấu trúc giống cái van được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Cơ quan này giữ cho axit trong dạ dày không trào ngược lên thực quản được. Nếu van này mở, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày là tình trạng dòng axit liên tục trào ngược lên trên. Biến chứng của bệnh trào ngược là gây viêm mạn tính và phá hủy niêm mạc của thực quản.

Viêm thực quản dị ứng

Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Viêm thực quản dị ứng xảy ra khi nồng độ bạch cầu ở trong thực quản cao, thường là do phản ứng với tác nhân dị ứng hoặc với dòng axit trào ngược.

Nhiều người bị viêm thực quản dị ứng sẽ dị ứng với một hay nhiều loại thức ăn khác. Những thức ăn có thể gây viêm thực quản dị ứng như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, lúa mạch và thịt bò. Tuy nhiên, xét nghiệm kiểm tra dị ứng thông thường không đáng tin cậy để xác định.

Ngoài ra, người bị viêm thực quản dị ứng có thể dị ứng với các chất khác như phấn hoa.

Viêm thực quản do thuốc

Vài loại thuốc có thể phá hủy mô nếu chúng ứ đọng trong lớp niêm mạc thực quản quá lâu, ví dụ như nếu bạn nhai 1 viên thuốc với quá ít nước thì một phần viên thuốc sẽ đọng lại trong thực quản. Các thuốc có thể dẫn đến viêm thực quản bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và natri naproxen;
  • Kháng sinh như tetracycline và doxycycline;
  • Kali cloride dùng để điều trị thiếu kali;
  • Bisphosphonates gồm alderonate (Fosamax®), dùng để điều trị loãng xương;
  • Quinidine dùng điều trị bệnh tim mạch.

Viêm thực quản do nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus và nấm có thể gây viêm thực quản. Viêm thực quản do nhiễm trùng thường hiếm và chỉ xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch như là nhiễm HIV/AIDS hay ung thư.

Nấm Candida albicans thường xuất hiện trong miệng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng viêm thực quản do nhiễm trùng. Những bệnh lý nhiễm trùng như vậy thường liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, đái tháo đường, ung thư hay lạm dụng thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm thực quản?

Dựa vào những tình trạng có thể gây bệnh, có 4 nhóm chính bao gồm: viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản dị ứng, viêm thực quản do thuốc và viêm thực quản do nhiễm trùng. Trong vài trường hợp, có nhiều yếu tố gây bệnh.

Viêm thực quản trào ngược

Một bộ phận có cấu trúc giống cái van được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Cơ quan này giữ cho axit trong dạ dày không trào ngược lên thực quản được. Nếu van này mở, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày là tình trạng dòng axit liên tục trào ngược lên trên. Biến chứng của bệnh trào ngược là gây viêm mạn tính và phá hủy niêm mạc của thực quản.

Viêm thực quản dị ứng

Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Viêm thực quản dị ứng xảy ra khi nồng độ bạch cầu ở trong thực quản cao, thường là do phản ứng với tác nhân dị ứng hoặc với dòng axit trào ngược.

Nhiều người bị viêm thực quản dị ứng sẽ dị ứng với một hay nhiều loại thức ăn khác. Những thức ăn có thể gây viêm thực quản dị ứng như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, lúa mạch và thịt bò. Tuy nhiên, xét nghiệm kiểm tra dị ứng thông thường không đáng tin cậy để xác định.

Ngoài ra, người bị viêm thực quản dị ứng có thể dị ứng với các chất khác như phấn hoa.

Viêm thực quản do thuốc

Vài loại thuốc có thể phá hủy mô nếu chúng ứ đọng trong lớp niêm mạc thực quản quá lâu, ví dụ như nếu bạn nhai 1 viên thuốc với quá ít nước thì một phần viên thuốc sẽ đọng lại trong thực quản. Các thuốc có thể dẫn đến viêm thực quản bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và natri naproxen;
  • Kháng sinh như tetracycline và doxycycline;
  • Kali cloride dùng để điều trị thiếu kali;
  • Bisphosphonates gồm alderonate (Fosamax®), dùng để điều trị loãng xương;
  • Quinidine dùng điều trị bệnh tim mạch.

Viêm thực quản do nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus và nấm có thể gây viêm thực quản. Viêm thực quản do nhiễm trùng thường hiếm và chỉ xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch như là nhiễm HIV/AIDS hay ung thư.

Nấm Candida albicans thường xuất hiện trong miệng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng viêm thực quản do nhiễm trùng. Những bệnh lý nhiễm trùng như vậy thường liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, đái tháo đường, ung thư hay lạm dụng thuốc kháng sinh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm thực quản?

Viêm thực quản thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Loại viêm thực quản thường gặp nhất có liên quan đến bệnh trào ngược thực quản. Các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản xuất hiện hàng tháng trong 33-44% dân số, 7-10% trong số đó có triệu chứng hàng ngày.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư máu, lymphôm hay các bệnh miễn dịch khác;
  • Thoát vị hoành (dạ dày chui qua lỗ cơ hoành);
  • Hóa trị;
  • Xạ trị thành ngực;
  • Phẫu thuật vùng ngực;
  • Các thuốc chống thải ghép;
  • Aspirin và thuốc kháng viêm;
  • Ói mạn tính;
  • Béo phì;
  • Sử dụng rượu và thuốc lá.

Nguy cơ bị viêm thực quản sẽ thấp nếu bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những ai thường mắc phải bệnh viêm thực quản?

Viêm thực quản thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Loại viêm thực quản thường gặp nhất có liên quan đến bệnh trào ngược thực quản. Các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản xuất hiện hàng tháng trong 33-44% dân số, 7-10% trong số đó có triệu chứng hàng ngày.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư máu, lymphôm hay các bệnh miễn dịch khác;
  • Thoát vị hoành (dạ dày chui qua lỗ cơ hoành);
  • Hóa trị;
  • Xạ trị thành ngực;
  • Phẫu thuật vùng ngực;
  • Các thuốc chống thải ghép;
  • Aspirin và thuốc kháng viêm;
  • Ói mạn tính;
  • Béo phì;
  • Sử dụng rượu và thuốc lá.

Nguy cơ bị viêm thực quản sẽ thấp nếu bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm thực quản?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập qua bệnh sử và làm các xét nghiệm:

  • Nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có đèn, mềm và linh hoạt để nhìn rõ thực quản;
  • Sinh thiết. Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thực quản và gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm dưới kính hiển vi;
  • Chụp X-quang cản quang. Bạn sẽ tiến hành chụp X-quang thực quản sau khi uống barium. Barium sẽ lót lên lớp niêm mạc thực quản và có màu trắng trên hình ảnh X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm thực quản?

Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà sẽ có cách điều trị chuyên biệt, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus;
  • Thuốc kháng nấm;
  • Thuốc kháng dịch vị;
  • Thuốc giảm đau;
  • Steroid uống;
  • Thuốc ức chế bơm proton (để khóa việc sản xuất dịch vị của dạ dày).

Nếu nguyên nhân chính là do dị ứng thức ăn

Bạn phải xác định loại thức ăn nào và hạn chế ăn chúng. Các loại thức ăn thường gặp có thể gây viêm thực quản như cà chua, trái cây vị chua, thức ăn cay, rượu, cà phê, hành, tỏi, bạc hà và sô cô la.

Bạn cũng có thể làm dịu các triệu chứng bằng việc tránh các thức ăn cay, chua và cứng. Hãy ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh thuốc lá và rượu, vì chúng làm tăng tình trạng viêm và ức chế hệ miễn dịch. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng.

Phẫu thuật có thể cần thiết khi thực quản bị hẹp khiến bạn không nuốt được thức ăn.

Nếu nguyên nhân là do thuốc

Bạn cần uống nhiều nước khi uống thuốc hoặc nên uống thuốc dạng lỏng. Bạn không nên nằm xuống trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc viên.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm thực quản?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập qua bệnh sử và làm các xét nghiệm:

  • Nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có đèn, mềm và linh hoạt để nhìn rõ thực quản;
  • Sinh thiết. Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thực quản và gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm dưới kính hiển vi;
  • Chụp X-quang cản quang. Bạn sẽ tiến hành chụp X-quang thực quản sau khi uống barium. Barium sẽ lót lên lớp niêm mạc thực quản và có màu trắng trên hình ảnh X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm thực quản?

Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà sẽ có cách điều trị chuyên biệt, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus;
  • Thuốc kháng nấm;
  • Thuốc kháng dịch vị;
  • Thuốc giảm đau;
  • Steroid uống;
  • Thuốc ức chế bơm proton (để khóa việc sản xuất dịch vị của dạ dày).

Nếu nguyên nhân chính là do dị ứng thức ăn

Bạn phải xác định loại thức ăn nào và hạn chế ăn chúng. Các loại thức ăn thường gặp có thể gây viêm thực quản như cà chua, trái cây vị chua, thức ăn cay, rượu, cà phê, hành, tỏi, bạc hà và sô cô la.

Bạn cũng có thể làm dịu các triệu chứng bằng việc tránh các thức ăn cay, chua và cứng. Hãy ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh thuốc lá và rượu, vì chúng làm tăng tình trạng viêm và ức chế hệ miễn dịch. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng.

Phẫu thuật có thể cần thiết khi thực quản bị hẹp khiến bạn không nuốt được thức ăn.

Nếu nguyên nhân là do thuốc

Bạn cần uống nhiều nước khi uống thuốc hoặc nên uống thuốc dạng lỏng. Bạn không nên nằm xuống trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc viên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm thực quản?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm thực quản?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh thức ăn cay như tiêu, ớt, cà ri;
  • Tránh thức ăn cứng như là đậu, bánh quy hay rau chưa được chế biến;
  • Tránh ăn uống thức ăn chua như cà chua, cam, nho và các nước ép khác. Thay vào đó, bạn hãy uống thức uống đóng chai kèm với vitamin C;
  • Ăn thức ăn mềm như sốt táo, ngũ cốc đã nấu chính, khoai tây nghiền, bánh trứng, bánh pudding và sữa có đạm cao;
  • Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ;
  • Uống nước bằng ống hút để nuốt dễ hơn;
  • Tránh bia rượu và thuốc lá.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thực quản và mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị khác nhau. Khi bạn hoặc người nhà gặp các vấn đề về nuốt khó, nuốt nghẹn, cảm giác bỏng rát sau xương ức và cổ họng khi ăn no… thì nên đi kiểm tra tình trạng viêm thực quản tại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bằng việc khám bệnh và các xét nghiệm hỗ trợ như nội soi, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây viêm thực quản đồng thời sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp.

  • Tránh thức ăn cay như tiêu, ớt, cà ri;
  • Tránh thức ăn cứng như là đậu, bánh quy hay rau chưa được chế biến;
  • Tránh ăn uống thức ăn chua như cà chua, cam, nho và các nước ép khác. Thay vào đó, bạn hãy uống thức uống đóng chai kèm với vitamin C;
  • Ăn thức ăn mềm như sốt táo, ngũ cốc đã nấu chính, khoai tây nghiền, bánh trứng, bánh pudding và sữa có đạm cao;
  • Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ;
  • Uống nước bằng ống hút để nuốt dễ hơn;
  • Tránh bia rượu và thuốc lá.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thực quản và mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị khác nhau. Khi bạn hoặc người nhà gặp các vấn đề về nuốt khó, nuốt nghẹn, cảm giác bỏng rát sau xương ức và cổ họng khi ăn no… thì nên đi kiểm tra tình trạng viêm thực quản tại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bằng việc khám bệnh và các xét nghiệm hỗ trợ như nội soi, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây viêm thực quản đồng thời sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: 12 lý do tại sao bạn nên yêu một cô nàng gần gũi với cha

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!