Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với huyết dụ, cây hoa hòe, lộc vừng, cối xay,… giúp người bệnh cải thiện triệu chứng an toàn. Phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ. Bạn đọc có thể tham khảo các cây thuốc phổ biến qua bài viết sau.
Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam hiệu quả
Tình trạng tĩnh mạch trực tràng – hậu môn phình giãn bất thường lâu ngày có thể gây bệnh trĩ. Đây là một trong những chứng bệnh khó nói, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như đại tiện ra máu, đau rát, ngứa ngáy hậu môn,…
Nguyên nhân gây bệnh trĩ rất đa dạng. Bạn có thể mắc bệnh nếu có thói quen ăn ít chất xơ, ngồi nhiều, lười vận động. Ngoài ra, chứng bệnh này thường xuất hiện ở những bệnh nhân cao tuổi, phụ nữ mang thai, người béo phì,… Búi trĩ hình thành và phát triển nếu không được kiểm soát có thể gây biến chứng.
Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm. Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị phù hợp. Hiện nay, ngoài sử dụng thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân trĩ nhẹ đã lựa chọn thuốc Nam thay thế để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam an toàn, lành tính do sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên như đã đề cập, hướng điều trị này chỉ phù hợp cho người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ mới hình thành. Trường hợp chúng phát triển kích thước to hơn, phát sinh nhiều triệu chứng cần can thiệp y khoa để phòng tránh rủi ro.
Với tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát có thể tham khảo các cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam dưới đây:
1. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với cây cúc tần
Cúc tần hay còn được gọi là cây từ bi, cây lức, tên khoa học pluchea indica, thuộc họ cúc. Loại cây này thường mọc hoang thành từng bụi, thân cao 1m đến 2m, lá mọc so le. Cúc tần có mùi hương đặc trưng, được sử dụng làm rau nêm hoặc làm thuốc.
Theo ghi chép, cúc tần có vị ấm, tính nóng, tác dụng phong hàn, tiêu độc, kháng khuẩn,… do đó được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trĩ. Ngoài ra, y học hiện đại cũng tìm thấy trong loại cây này chứa hàm lượng vitamin, protein, sắt, lipid,… dồi dào.
Những thành phần này có khả năng khắc phục tình trạng thiếu máu cho người bệnh trĩ thường xuyên đại tiện ra máu. Đồng thời, cây thuốc còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm teo búi trĩ, tránh sự tấn công của hại khuẩn khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:
Cách 1: Uống nước sắc lá cúc tần:
- Chuẩn bị 10g – 15g lá cúc tần, rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm qua nước muối pha loãng.
- Sau đó cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ, dùng uống hàng ngày.
Cách 2: Xông hơi hậu môn với cúc tần:
- Sử dụng nguyên liệu như cúc tần, lá ngải cứu, lá sông, lá lốt và ít nghệ tươi.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu sôi.
- Sau đó đổ nước ra chậu lớn, vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi tiến hành xông hơi.
- 15 – 20 phút sau nước còn âm ấm có thể dùng nước rửa lại hậu môn, sử dụng khăn mềm lau khô.
Kiên trì thực hiện 1 trong 2 cách này sau khoảng 1 – 2 tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
2. Cây huyết dụ – Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với cây huyết dụ là phương pháp được nhiều người quan tâm. Cây huyết dụ là cây thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Theo ghi chép, loại cây này có tính mát, vị nhạt có chút đắng nhẹ, tác dụng bổ máu, tiêu ứ hiệu quả.
Dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ với mục đích tăng lưu thông máu, bổ sung lượng máu cho cơ thể bị thiếu hụt do tình trạng xuất huyết khi đại tiện gây ra. Bạn có thể tham khảo và thực hiện cách làm như sau:
Cách 1: Sử dụng cây huyết dụ:
- Chuẩn bị một nắm lá huyết dụ tươi, rửa sạch nh
iều lần với nước, ngâm nước muối loãng, sau đó để cho ráo nước. - Cắt huyết dụ thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào nồi nấu với 2 chén nước đầy.
- Đun đến khi nước sắc lại còn 1 bát thì tắt bếp, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Kết hợp thảo dược khác và cây huyết dụ:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 40g lá huyết dụ tươi, 20g lá bỏng và 20g lá băn.
- Nguyên liệu mang rửa sạch rồi để cho ráo nước, trước đó nên ngâm sơ với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Mang nguyên liệu ra phơi nắng cho khô, sau đó cho vào nồi, đổ đầy nước nấu đến khi còn 1/2 lượng nước ban đầu.
- Chia nước thuốc uống trong ngày, uống sau mỗi bữa ăn chính.
- Áp dụng cách làm mỗi ngày, sau 2 – 3 tuần sẽ nhận thấy triệu chứng bệnh trĩ cải thiện dần.
3. Sử dụng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ
Cây lộc vừng thường được trồng làm cảnh, còn được gọi với các tên khác như dầu ma, hắc chi ma. Loại cây này được xem là dược liệu quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe như chữa tiêu chảy, cảm, nấm, chàm,… và đặc biệt là bệnh trĩ.
Do lá, hạt của cây lộc vừng chứa hàm lượng glucosid, triterpenoid dồi dào. Cùng với đó là protein, tinh bột, tain giúp nhuận tràng, giúp việc đại tiện trở nên thuận tiện hơn. Đồng thời, cây lộc vừng còn có khả năng chống viêm, thông tiện, bổ huyết và cầm máu, thích hợp trong điều trị bệnh trĩ.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc với lá và hạt lộc vừng chữa bệnh trĩ như sau:
Cách 1: Uống nước lá lộc vừng:
- Chuẩn bị khoảng 20g lá lộc vừng, chọn loại bánh tẻ, sau đó mang rửa sạch, ngâm sơ với nước muối pha loãng.
- Tiếp đến cho lá vào trong cối sạch giã nát.
- Chắt lấy phần nước cốt để uống, phần bã đắp hậu môn chữa bệnh trĩ.
- Lưu ý trước khi đắp nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nằm nghỉ ngơi 20 phút cho thuốc thẩm thấu và tránh rơi rớt bã ra ngoài.
- Áp dụng cách làm này liên tục trong 7 – 10 ngày.
Cách 2: Dùng hạt lộc vừng chữa bệnh trĩ:
- Sử dụng 50g mỗi loại hạt lộc vừng, ngưu tất, hà thủ ô.
- Sau khi rửa sạch mang nguyên liệu giã nhuyễn.
- Tiến hành vo tròn thành các viên hoàn, mỗi viên khoảng 10g hỗn hợp.
- Bảo quản thuốc trong lọ thủy tinh, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên vào các buổi trong ngày.
4. Cây hoa hòe chữa bệnh trĩ tại nhà
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là cây hoa hòe được nhiều người áp dụng. Hoa hòe có một mùi hương đặc trưng, theo ghi chép loại hoa này có vị đắng nhẹ, tính hơi hàn. Công dụng chính giúp chỉ huyết, làm mát máu, sát trùng,… Do đó, loại cây này được dùng trong điều trị bệnh trĩ, tiểu ra máu, viêm võng mạc, cao huyết áp,…
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy trong hoa hòe chứ hàm lượng rutin lớn, có công dụng tăng sức bền cho mao mạch, giảm tình trạng phình giãn tĩnh mạch quá mức. Đồng thời, hoa hòe còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau búi trĩ hiệu quả. Đặc biệt còn có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ sa búi trĩ nguy hại sức khỏe. Tham khảo cách dùng như sau:
Cách 1: Uống nước sắc hoa hòe:
- Chuẩn bị 60g hoa hòe, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Sau đó cho hoa hòe vào ấm, nấu cùng với 300ml trên lửa nhỏ.
- Đến khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp, đổ nước ra chén chia thành 2 lần uống trong ngày.
Cách 2: Kết hợp hoa hòe và khổ sâm:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm hoa hòe và khổ sâm một lượng vừa đủ.
- Sau khi rửa sạch mang nguyên liệu đem phơi khô. Sau đó tán thành bột mịn, rồi trộn chung cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
- Mỗi lần dùng lấy ra một ít thuốc, hòa và nước thành hỗn hợp sền sệt, uống mỗi ngày 2 lần.
5. Dùng cây hương nhu – Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Cây hương nhu là vị thuốc nam quen thuộc có tính ôn, vị cay. Loại cây này được dùng điều trị các vấn đề liên quan đến sốt, cảm, lợi thấp, hành thủy, giảm cảm mạo, nhức đầu, tiêu chảy,… Dân gian thường sử dụng loại cây này để chữa bệnh tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ.
Dùng tinh dầu chiết xuất từ lá hương nhu giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm búi trĩ hữu hiệu.
Do đó, bạn có thể sử dụng cây hương nhu theo bài thuốc đơn giản sau đây để sớm đẩy lùi chứng bệnh này:
- Dùng khoảng 500g cây hương nhu, rửa sạch sau đó cho vào nồi nấu với nước trong khoảng 10 phút.
- Tiếp đến, khi nước sôi được vài phút đổ ra chậu để xông hơi hậu môn.
- Trước khi thực hiện, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
- Tiến hành xông hơi, giữ khoảng cách an toàn để tránh làm bỏng da.
- Sau khi nước nguội dùng khăn mềm thấm khô lại hậu môn.
Kết hợp chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với cây hương nhu đơn giản, thực hiện kiên trì 2 – 3 lần để sớm đạt hiệu quả.
6. Bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ với cây cỏ mực
Cây cỏ mực còn được gọi là cỏ nhọ nồi thường mọc hoang ở nhiều vùng nông thôn trên nước ta. Theo ghi chép, cây cỏ mực có tính mát, vị hơi chua, có tác dụng cầm máu tốt. Ngoài ra, trong loại cây này chứa hàm lượng chất tanin, caoroten, tinh dầu, ancaloit dồi dào giúp cầm máu, chống sưng tĩnh mạch hiệu quả.
Do đó, ông bà xưa đã sử dụng loại cây này điều trị các vấn đề tổn thương ngoài da hoặc các rối loạn bên trong hệ tiêu hóa, có cả bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Các búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn lâu ngày có thể gây xuất huyết dữ dội khi người bệnh đi đại tiện, gây đau rát ở hậu môn.
Sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu, ngoài ra còn tránh được tình trạng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng theo các cách sau:
Cách 1: Uống nước cây cỏ mực:
- Sử dụng cây cỏ mực tươi, sau đó rửa sạch, phơi khô, rồi mang đi sao vàng và tán thành bột mịn.
- Bột cây cỏ mực bảo quản trong lọ thủy tinh, mỗi lần dùng lấy ra khoảng 10g bột hòa với nước cơm uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Áp dụng cách làm này kiên trì khoảng 30 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả, tình trạng viêm, ngứa cải thiện đáng kể.
Cách 2: Đắp cây cỏ mực:
- Sử dụng một nắm cây cỏ mực nguyên rễ và rượu trắng.
- Sau khi rửa sạch cây cỏ mực, cắt nhỏ rồi mang giã nhuyễn.
- Cho vào một chút rượu trắng, đắp hỗn hợp lên hậu môn.
- Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi áp dụng. Kiên trì một thời gian sẽ nhận thấy hiệu quả.
7. Chữa bệnh trĩ bằng cây hồng
Dùng cây hồng chữa bệnh trĩ có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Bởi thông thường, người ta chỉ sử dụng quả của loại cây này để ăn mà ít ai biết đến cả thân, lá, vỏ cây cũng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt là vỏ cây hồng có khả năng chữa bệnh trĩ và các vấn đề khác như ung thư thực quản, hỗ trợ ngừa xơ vữa động mạch,…
Bạn có thể áp dụng bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ bằng vỏ cây hồng đơn giản như sau:
- Sử dụng vỏ cây hồng không bị sau mọt khoảng 150g, rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô.
- Sau đó mang vỏ cây hồng tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 6g bột vỏ cây hồng cho vào chén nước cơm, uống trực tiếp mỗi ngày 2 lần.
- Kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
8. Dùng cây cối xay chữa bệnh trĩ
Cây cối xay hay còn được gọi là nhĩ hương thảo, mảnh thảo, là loại thuốc Nam quen thuộc được sử dụng rộng rãi. Theo y học cổ truyền ghi chép, cây cối xay có công dụng nhuận tràng khá hiệu quả, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, giúp kích thích tiểu tiện, hoạt huyết,…
Loại cây này được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ. Người bệnh có thể sử dụng cây cối xây ngâm hậu môn hoặc sắc thuốc uống nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Sau một thời gian, tình trạng đau rát giảm dần, ngoài ra bài thuốc còn giúp kháng khuẩn, sát trùng, hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Tham khảo cách làm sau:
- Sử dụng khoảng 200g cây cối xay khô, 4 bát nước lọc.
- Rửa cây cối xay để làm sạch bụi bẩn, sau đó cho vào nồi đun với nước đến khi càn còn 1 bát.
- Uống thuốc sau bữa ăn, ngày uống 1 lần duy nhất.
- Phần bã thuốc có thể nấ
u lại để lấy nước nhì xông hơi hoặc ngâm rửa hậu môn để giảm triệu chứng từ bên ngoài. - Dùng khăn bông mềm thấm khô hậu môn, tránh cọ xát mạnh làm tổn thương búi trĩ.
- Kiên trì áp dụng để thu được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là gợi ý cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam với các loại thuốc phổ biến. Để việc điều trị diễn ra an toàn, trước khi sử dụng thuốc bạn nên thăm khám y tế. Tùy mức độ bệnh trĩ mà phương pháp can thiệp khác nhau. Nếu nhận thấy tình trạng sức khỏe của người bệnh khó đáp ứng chữa trị bằng thuốc Nam, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Các lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Biện pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được nhiều người lựa chọn do độ lành tính, an toàn và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, sử dụng thuốc Nam ít gặp tác dụng phụ hơn thuốc tân dược. Tuy nhiên các bài thuốc chỉ phù hợp điều trị tình trạng nhẹ, trĩ nặng cần được can thiệp y tế chuyên sâu.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Nam, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:
- Thận trọng trước khi dùng, nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Đặc biệt là chị em phụ nữ đang mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi, một số cây thuốc Nam không phù hợp cho bà bầu, khi dùng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Không lạm dụng, áp dụng đúng cách, liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh tránh kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau có thể gây phản ứng tương tác, ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe.
- Chú ý giữ vệ sinh hậu môn, rửa sạch sẽ tay và hậu môn trước khi áp dụng các bài thuốc đắp chữa bệnh trĩ để tránh gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Ngoài dùng thuốc Nam, người cần chú ý chăm sóc sức khỏe từ ăn uống đến thói quen sinh hoạt. Nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đặc biệt là ăn rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất,… thiết yếu cho cơ thể.
- Uống nhiều nước tăng cường tiêu hóa và trao đổi chất. Người bệnh nên tránh dùng rượu bia, đồ uống có ga, chứa chất kích thích,… Đồng thời, không hút thuốc lá để việc điều trị sớm cải thiện như mong đợi.
- Xây dựng thói quen lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng. Tập luyện thể dục giúp vận động cơ thể, tăng cường lưu thông máu, sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến độ điều trị. Nếu cần thiết can thiệp, bác sĩ sẽ tư vấn thay đổi phương pháp phù hợp cho người bệnh.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam là cách được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, giai đoạn 1 – 2. Trường hợp có triệu chứng nặng, dấu hiệu phát sinh biến chứng nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- 11 Thuốc chữa bệnh trĩ (Nội, Ngoại…) tốt nhất hiện nay
- Top 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ chọn lọc hay nhất
- Top 3 Cách dùng lá thiên lý chữa bệnh trĩ hay nhất, dễ thực hiện
- 5 cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ tại nhà lành tính hiệu quả
Xem thêm: Khám phá 20 lợi ích đáng ngạc nhiên của ánh nắng mặt trời
Tin mới nhất
- Bệnh liệt dạ dày
- Ung thư thực quản
- Một Số Trường Hợp Không Được Dùng Đông Trùng Hạ Thảo
- Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
- 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt
- 12+ loại thuốc đau bụng kinh phổ biến: Hướng dẫn sử dụng & lưu ý
- 7 giá trị dinh dưỡng từ quả thanh long không phải ai cũng biết
- Những tác dụng phụ của điều trị ung thư tuyến giáp
- Giá bán nấm lim xanh ở đâu tốt tại Hậu Giang cách uống nấm lim xanh
- Bất ngờ với 10+ lợi ích mà quan hệ tình dục mang lại