Top 5 thuốc dạ dày Ấn Độ được nhiều chuyên gia khuyên dùng

Thuốc dạ dày Ấn Độ là loại thuốc được nhiều bác sĩ kê đơn và khuyến khích bệnh nhân sử dụng vì giá thành hợp lý mà hiệu quả sử dụng cao. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn top 5 loại thuốc dạ dày Ấn Độ được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

5 loại thuốc dạ dày Ấn Độ hiệu quả nhất

Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ lớn thứ 3 trên thế giới, hàng năm ngành công nghiệp này xuất khẩu nhiều loại thuốc đi các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại các bệnh viện Việt Nam, nhiều loại thuốc Ấn Độ được kê đơn để điều trị bệnh trong đó có bệnh đau dạ dày vì chi phí thấp và hiệu quả sử dụng cao, trong đó có 5 loại thuốc dạ dày Ấn Độ được sử dụng nhiều nhất như sau:

1. Thuốc dạ dày Ấn Độ – Mepraz

Mepraz là một trong những loại thuốc trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất hiện nay. Thuốc được sản xuất bởi tập đoàn Alkem Laboratories – Ấn Độ. Thuốc Mepraz có tác dụng ức chế dạ dày tiết dịch axit giúp niêm mạc dạ dày không bị tổn thương, nhanh lành các vết loét.

Thuốc dạ dày Ấn Độ Mepraz là sản phẩm của tập đoàn Alkem Laboratories

Thành phần: Omeprazole, Microcrystalline Cellulose, Mannitol, Hydroxypropyl Cellulose, Lactose.

Công dụng:

  • Điều trị và dự phòng tái phát bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Là thuốc kháng sinh kết hợp để điều trị Helicobacter pylori (H.pylori) tác nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Cách dùng:

  • Uống trước bữa sáng. Uống trực tiếp cả viên thuốc với một cốc nước, không nhai hay nghiền nát thuốc trước khi uống.
  • Nếu thấy khó uống, có thể bẻ đôi viên nang, uống phần bột thuốc bên trong với nước hoặc pha thuốc với chất lỏng có acid nhẹ như nước ép trái cây hoặc đồ uống không có ga. Phải khuấy đều dung dịch trước khi uống, uống ngay sau khi pha.

Chống chỉ định: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang bầu hoặc người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ: Các phản ứng tiêu cực có thể xảy ra với người uống thuốc Mepraz như rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, nổi mề đay, táo bón,….

Giá bán:Thuốc dạ dày Ấn Độ Mepraz có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc với giá 108.000 VNĐ/ hộp (4 vỉ x 7 viên).

2. Thuốc dạ dày kit 7 ngày của Ấn Độ – Patipy Kit

Thuốc dạ dày 7 ngày của Ấn Độ – Patipy Kit do tập đoàn Yeva Therapeutics sản xuất. Đây là loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày. Sở dĩ Patipy Kit được gọi là thuốc dạ dày kit 7 ngày vì liệu trình điều trị thuốc sẽ kéo dài 7 ngày.

Liệu trình điều trị thuốc đau dạ dày của Ấn Độ Patify kéo dài 7 ngày

Thuốc dạ dày Ấn Độ Patipy Kit có khả năng ức chế proton chọn lọc trên thành tế bào dạ dày. Các báo cáo khoa học chỉ ra, sau 6-8 tuần điều trị bằng thuốc dạ dày kit 7 ngày tỷ lệ lành vết loét dạ dày của người bệnh có thể lên tới 95%. Thuốc ít gây ảnh hưởng tới khối lượng dịch vị dạ dày, sự bài tiết pepsin và hoạt động co bóp của dạ dày.

Thành phần: Clarithromycin, Pantoprazole hydrochloride, Tinidazole.

Công dụng: Thuốc dạ dày kit 7 ngày Ấn Độ được chỉ định cho người bệnh mắc các bệnh sau đây:

  • Đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Là kháng sinh kết hợp với các loại thuốc khác để diệt trừ vi khuẩn HP.

Cách dùng: Việc sử dụng thuốc sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh tuân thủ các thông tin dưới đây:

  • Uống thuốc 1 giờ trước khi ăn, tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nát Patipy mà phải uống thuốc nguyên viên.
  • Patipy Kit có thể dùng bằng đường uống hoặc tiêm, người bệnh chỉ được áp dụng một trong 2 phương pháp tiêm hoặc uống không dùng lẫn lộn giữa tiêm và uống.
  • Cần loại trừ các trường hợp có vết loét dạ dày, viêm thực quản ác tính trước khi sử dụng Patipy Kit. Vì khi thuốc có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh này sẽ gây khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán bệnh.

Chống chỉ định: Thuốc không dành cho các đối tượng sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với Pantoprazole.
  • Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, và cân nhắc lợi ích sử dụng nếu bắt buộc phải dùng.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa ở mức nhẹ, chướng bụng, nổi mề đay, ngứa. Một số trường hợp có thể gặp biến chứng nặng (ít gặp) như phù nề, sốt, tĩnh mạch bị viêm gây ra huyết khối.

Giá bán: Patipy Kit được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá niêm yết là 150.000 – 200.000 VNĐ hộp (7 vỉ x 6 viên).

Xem thêm

Bị đau dạ dày nên làm gì giúp kiểm soát cơn đau ngay?

3. Thuốc dạ dày Ấn Độ Omevingt

Thuốc dạ dày Ấn Độ Omevingt cũng thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị các bệnh về dạ dày – thực quản. Thuốc  kích thích phục hồi các vết loét, ổ viêm trong dạ dày, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

Thuốc dạ dày của Ấn Độ Omevingt được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Thành phần: Omeprazole.

Công dụng:

  • Dược chất có trong Omevingt có giúp dạ dày giảm tiết dịch axit, tăng gastrin, làm hồi phục các vết loét trong dạ dày.
  • Thuốc có tác dụng ngăn cản quá trình tổng hợp prostaglandin, kháng viêm trong những trường hợp không steroid và niêm mạc dạ dày được bảo vệ.
  • Cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày nôn ra máu.
  • Sử dụng như kháng sinh hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP.

Cách dùng: Uống thuốc trước khi ăn. Nên nuốt trực tiếp, không nhai hoặc nghiền nát.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc. Cần báo với bác sĩ tình trạng cơ thể khi bác sĩ cho thuốc.

Tác dụng phụ: Ít xảy ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc Omevingt, một số tác phụ hiếm gặp có thể xảy ra như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi, nổi mề đay.

Giá bán: Thuốc được đóng gói thành các hộp như hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 25 vỉ x 4 viên hoặc 1 chai 14 viên. Thuốc có giá niêm yết là 2.100 VND/viên.

4. Thuốc Bisotidine (Cimetidin)

Thuốc dạ dày Ấn Độ Bisotidine là sản phẩm của công ty dược phẩm Globela Pharma Private. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Thuốc dạ dày Ấn Độ được nhiều chuyên gia khuyên dùng

Thành phần: Cimetidine

Công dụng: Thuốc được kê đơn để điều trị các bệnh:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Các bệnh nhân bị hội chứng Zollinger Ellison.

Cách dùng: Liều khuyên dùng cho bệnh nhân là uống 2 lần/ngày trước bữa sáng và trước khi đi ngủ.

Chống chỉ định: Thuốc không dành cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú và các trường hợp mẫn cảm với cimetidine.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhưng hiếm như tiêu chảy, ngứa mẩn đỏ, hay mệt mỏi.

5. Thuốc Rabeprazole 40mg

Thuốc dạ dày Ấn Độ Rabeprazole 40mg hay còn gọi là Rabeto 40 là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm Rotaline MoleKule. Đây là thuốc điều trị PPI thuộc thế hệ thứ 2 được báo cáo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp tốt hơn so với thế hệ thứ nhất.

Thuốc dạ dày Ấn Độ Rabeprazole 40mg là thuốc điều trị PPI thuộc thế hệ thứ 2

Thành phần: Rabeprozol Natri 40mg

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau dạ dày nhẹ.
  • Điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
  • Điều trị vết loét thành tá tràng.
  • Điều trị cho bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng: Uống trực tiếp viên nén Rabeto-40, không nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống.

Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng được cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với rabeprazole, các benzimidazol thay thế hoặc các thành phần bất kỳ của thuốc. Phụ nữ có bầu, đang nuôi con nhỏ thận trọng khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như đau họng, đầy hơi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc táo bón, miệng khô, chóng mặt,….

Giá bán: Thuốc Rabeprazole được bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc, giá niêm yết công khai là 931.000 VND/hộp (10 vỉ x 10 viên).

Lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày Ấn Độ

Cũng như các loại thuốc khác, khi sử dụng thuốc dạ dày Ấn Độ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh phải lưu ý các điều sau:

  • Chỉ uống theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua hoặc uống thuốc theo tư vấn của người bán thuốc.
  • Khi đi khám bệnh, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ tiền sử dùng thuốc nếu có dị ứng với bất cứ thành phần nào thuốc cần thông báo để bác sĩ điều chỉnh loại thuốc khác phù hợp.
  • Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng liệu trình theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không được ngừng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm vì dễ dẫn tới tình trạng kháng thuốc.
  • Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh loại thuốc phù hợp nếu có để có hiệu quả sử dụng thuốc cao nhất.
    Quan trọng nhất là cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng mệt mỏi có thể làm bệnh trầm trọng thêm.

Trên đây là 5 loại thuốc dạ dày Ấn Độ hay được các bác sĩ kê đơn cho các bệnh nhân sử dụng. Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh của thuốc, người bệnh nên tìm mua thuốc tại nhà thuốc uy tín và tuân thủ các yêu cầu điều trị.

Xem thêm: Đài VTC2 phỏng vấn Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!