HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH 

(Bài viết được đăng tải bởi Bs CKII Trần Thị Hoa Ban – PGĐ Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng)

Sơ lược về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính, dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: viêm đường ruột vì ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn, rối loạn tâm thần, uống nhiều rượu bia,…

Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài và đau bụng. Người bệnh thường gặp chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, tần suất đi ngoài nhiều hơn người bình thường, trong phân có thể có lẫn máu,… Bên cạnh đó, bệnh nhân thường bị đau đại tràng, vùng đau bụng là hai bên mạn sườn, đau nhiều sau khi ăn no, sau khi ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, rau sống, tiết canh,…hoặc khi căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, lo lắng,…

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng & thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa.

  1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Các tiêu chuẩn Rome III (2006), IV (2016) để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích yêu cầu bệnh nhân phải có tình trạng đau bụng thường xuyên hoặc khó chịu ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng trước đó và kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các điểm sau đây:

  • Bớt đau sau khi đi tiêu.
  • Khởi phát đau liên quan đến thay đổi về số lần đi tiêu.
  • Khởi phát đau liên quan đến thay đổi về hình thức và hình dạng của phân (rắn, lỏng…).

Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Thay đổi về số lần đi tiêu.
  • Thay đổi về hình thức của phân.
  • Thay đổi về kiểu cách đi tiêu (mót đi tiêu và/hoặc mót rặn)
  • Tiêu phân nhầy.
  • Trướng bụng hoặc đầy hơi chủ quan.

Có 4 mô hình hội chứng ruột kích thích, bao gồm:

  1. IBS-D (tiêu chảy chiếm ưu thế).
  2. IBS-C (táo bón chiếm ưu thế).
  3. IBS-M (hỗn hợp tiêu chảy và táo bón).
  4. IBS-A (xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón).

Điều đáng chú ý là có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm, và 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.

2. Xét nghiệm chẩn đoán

  • Xét nghiệm công thức máu: Để tầm soát thiếu máu, viêm nhiễm
  • Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, tìm độc tố Clostridium difficile.
  • XN không đặc hiệu cho tình trạng viêm nhiễm: Tốc độ lắng hồng cầu hoặc CRP.
  • Các xét nghiệm huyết thanh hoặc sinh thiết ruột non để tầm soát bệnh đại tràng, đặc biệt là trong Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy chiếm ưu thế.
  • Các xét nghiệm khác: XN đánh giá có bất dung nạp đường lactose (chế độ ăn uống không lactose trong 1 tuần, kết hợp với bổ sung lactate. Nếu tình trạng cải thiện, chứng tỏ bệnh nhân có bất dung nạp đường lactose, hoặc một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chỉ định xét nghiệm hydrogen (H2) hơi thở.; Tương tự cần xem xét thêm tình trạng không dung nạp fructose.
  • Siêu âm XQ bụng bình thường;
  • Thực hiện thủ thuật chẩn đoán

Có thể chỉ định nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng kèm sinh thiết cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, có các triệu chứng kém hấp thu hoặc nếu nghi ngờ bệnh celiac.

Nội soi đại tràng ở những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo như: chảy máu, thiếu máu, tiêu chảy mãn tính, lớn tuổi, tiền sử polyp đại tràng, tiền sử ung thư trong gia đình, giảm cân hoặc chán ăn.

3. Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng bệnh thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể là:

3.1. Liệu pháp tâm lý

Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Những lưu ý quan trọng là:

  • Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết lo lắng, muộn phiền của người bệnh.
  • Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh: Đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
  • Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Hạn chế thức ăn khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,…
  • Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,… vì dễ gây táo bón.
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng,…
  • Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

3.3. Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng không cải thiện Tùy từng triệu chứng nổi trội mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp

  • Thuốc điều trị tiêu chảy:
  • Thuốc điều trị táo bón
  • Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng

Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HT

  • Thuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron.
  • Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,…

Nhóm thuốc chống trầm cảm

  • Khi bệnh nhân bị đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc chất ức chế. Các loại thuốc này giúp giảm trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.

3.4 Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

  • Chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
  • Tăng cường bổ sung các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,…) Chất xơ làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Người lớn nên tiêu thụ khoảng 21 – 38g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể tạo khí, gây đầy bụng nên người bệnh nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần thêm 2 – 3g mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, ví dụ mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám,…
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
  • Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ

Người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng gì?

  • Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào. Những thực phẩm giàu chất béo động vật có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn, gây đau và khó chịu vùng bụng. Nên thay mỡ động vật bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate hay bánh quy, mayonnaise, phomai,…
  • Thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, cảnh xanh, hành.
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Các chế phẩm từ sữa vì trong sữa có đường lactose rất khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón.
  • Hoa quả chua vì chúng có nhiều axit, không tốt cho đường tiêu hóa.
  • Không ăn quá no vào buổi tối, không ăn thực phẩm có quá nhiều chất dinh dưỡng vì sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Tránh làm việc quá sức, lo âu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Luôn vui vẻ, thoải mái, sống lành mạnh, không cần quá lo lắng về bệnh lý của mình.
  • Nên thực hiện các phương pháp giảm stress như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, dễ thực hiện.
  • Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Người bệnh nên lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm thích hợp, nên xoa bụng trước khi đi ngoài.

NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

Nội soi đại tràng được xem là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hữu hiệu được các bác sĩ, chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện. Theo đề xuất của Hội Ung thư Mỹ, Hội tiêu hóa Mỹ, nội soi đại tràng tầm soát bắt đầu từ tuổi 40 – 45 và lặp lại sau 5 năm (với điều kiện nội soi lần trước hoàn toàn bình thường).

Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng sau cũng cần được nội soi định kỳ để tầm soát bệnh sớm

  • Từng bị ung thư đại tràng, có nguy có tái phát cao
  • Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung hoặc tuyến vú có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng, cần nội soi tầm soát sớm
  • Trong gia đình có người mắc bệnh polyp có tính chất gia đình, ung thư đại trực tràng
  • Viêm loét đại tràng, viêm ruột mãn tính cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao
  • Trên 40 tuổi hút nhiều thuốc lá và uống rượu.

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

VIÊM RUỘT THỪA

Nguồn: https://khamdinhkydanang.com/hoi-chung-ruot-kich-thich/

Xem thêm: Hay đau đầu vùng trán – Đây là các nguyên nhân chính

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!