Ung thư bàng quang – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ung thư đường tiết niệu mà con người thường gặp phải, bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có thể dẫn đến các biến chứng như đi tiểu không kiểm soát, thiếu máu hoặc tắc niệu quản gây nên tình trạng dòng tiểu bị chặn không xuống xuống bàng quang được như bình thường.
Ung thư chỉ giới hạn ở các tế bào nằm trong niêm mạc bàng quang được gọi là ung thư bàng quang nông. Bác sĩ có thể gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Loại ung thư này thường tái phát sau khi điều trị. Khi đó bệnh thường tái phát dưới dạng một u nông khác ở bàng quang.
Ung thư bắt đầu từ một khối u nông có thể phát triển xuyên qua niêm mạc và xâm nhập vào thành cơ của bàng quang. Tình trạng này được gọi là ung thư xâm lấn. Ung thư xâm lấn có thể lan qua thành bàng quang. Nó có thể xâm lấn vào các cơ quan lân cận như tử cung hoặc âm đạo (ở nữ giới) hoặc tuyến tiền liệt (ở nam giới). Nó còn có thể xâm lấn vào thành bụng.
Khi ung thư bàng quang lan ra bên ngoài bàng quang thì tế bào ung thư thường xuất hiện ở các hạch bạch huyết lân cận. Nếu tế bào ung thư đã xâm lấn vào những hạch này thì có nghĩa là tế bào ung thư cũng có thể đã lan tới những hạch khác hoặc các cơ quan khác như phổi, gan hoặc xương.
1 . Triệu chứng của ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là loại u ác tính thường gặp nhất trong hệ tiết niệu. Đây là bệnh lý thường bắt đầu từ bề mặt bàng quang, cơ quan có hình tròn nhỏ trong khung chậu, nơi chứa đựng nước tiểu. Một vài ung thư bàng quang có thể trú ngụ ở bề mặt, và cũng có thể xâm lấn ở khu vực khác.
Ung thư bàng quang có tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 3-4 lần so với phụ nữ, độ tuổi mắc bệnh thường ở độ tuổi 40 -70. Đi tiểu ra máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý này. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang:
Đi tiểu ra máu:
Đi tiểu ra máu đa số là do viêm loét khối u chảy máu gây ra, lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Để phát hiện ra hiện tượng, bạn nên nhìn kỹ vào nước tiểu. Đa số là có thể nhìn thấy bằng mắt thường, một số ít trường hợp thì cần đến kính hiển vi mới có thể thấy tế bào hồng cầu trong nước tiểu.
Đi tiểu ra máu có thể không gây đau đớn, dù có đi tiểu ra máu thì bệnh nhân cũng không có bất cứ triệu chứng đau đớn hay có cảm giác khó chịu nào.
Đi tiểu có tính đứt quãng, đó là khi đi tiểu ra máu theo từng đợt, mỗi lần có thể cách nhau vài ngày thậm chí có thể vài tháng, nửa năm.
Những triệu chứng này không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư bàng quang. Tình trạng nhiễm khuẩn, u lành tính, sỏi bàng quang hoặc các tình trạng bệnh khác cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Tất cả những người có các triệu chứng này nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị các vấn đề bất thường một cách sớm nhất. Những người có các triệu chứng này có thể gặp bác sĩ gia đình hoặc một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Triệu chứng kích thích bàng quang:
Khối u xuất hiện ở khu tam giác của bàng quang, phạm vi bệnh mở rộng hoặc viêm nhiễm nên sẽ tác động vào bàng quang gây ra hiện tượng tiểu nhiều. Một tác động khác của ung thư bàng quang đến người bệnh là hiện tượng đau rát khi đi tiểu.
Đây là hiệu ứng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như các bệnh lây qua đường tình dục hoặc tình trạng nhiễm trùng.
Cũng với sự thay đổi của màu chất thải, người bệnh cũng có thể nhận thấy sự bất thường thông qua mùi lạ từ nước tiểu. Nước tiểu của bệnh nhân thường có màu hống nhạt.
Triệu chứng tắc đường tiết niệu:
Khi khối u lớn dần, khối u sẽ ở đỉnh bàng quang và huyết khối tắc nghẽn sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu khó, thậm chí bị bí tiểu. Khi khối u xâm lấn đến ống dẫn nước tiểu sẽ gây tắc đường tiết niệu, do đó sẽ khiến cho người bệnh có hiện tượng đau lưng và tổn thương chức năng thận.
Triệu chứng di căn:
Khi bệnh ở giai đoạn cuối, khối u xâm lấn đến các cơ quan, tổ chức xung quanh khối u có di căn, sẽ dẫn đến hiện tượng đau vùng bàng quang, đường tiết niệu hoặc phù chân, khi bệnh di căn xa sẽ xuất hiện tổn thương chức năng của cơ quan bị di căn, đau xương, suy nhược cơ thể…
Trên đây là các triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang, nếu có xuất hiện các triệu chứng trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn, đau bụng, đau hông lưng.
2 . Ung thư bàng quang được phân loại như thế nào?
Bàng quang là một cơ quan trong xương chậu có chức năng lưu trữ nước tiểu trước khi được đào thải ra ngoài cơ thể. Bàng quang của một người trưởng thành có thể chứa khoảng 2 ly nước tiểu. Nước tiểu được đưa từ thận sau đó được chuyển đến bàng quang qua ống dẫn được gọi là niệu quản.
Bệnh ung thư bàng quang được chia thành nhiều loại dựa trên các tế bào được chẩn đoán qua kính hiển vi. Các loại khác nhau có thể có những phương pháp điều trị khác nhau.
Bệnh ung thư bàng quang thường được mô tả dựa trên các tế bào ung thư xâm lấn vào thành bàng quang:
Bệnh ung thư bàng quang không xâm lấn là khi khối u vẫn còn trong lớp bên trong của tế bào, các tế bào biểu mô chuyển tiếp nhưng chưa phát triển thành các lớp sâu hơn.
Ung thư xâm lấn phát triển thành các propria lamina hoặc thậm chí sâu hơn vào các lớp cơ. Khi các tế bào ung thư xâm lấn có thể khiến khả năng lây lan và điều trị khó khăn hơn.
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp cũng được chia thành 2 nhóm là nhóm nhú và phẳng dựa trên sự phát triển của khối u.
Ung thư biểu mô nhú mọc ở các bề mặt bên trong của bàng quang. U nhú thường mọc ở phần giữa bàng quang mà không phát triển thành các lớp sâu hơn trong bàng quang. Những khối u này được gọi là ung thư nhú không xâm lấn và việc điều trị những khối u này cũng không quá khó khăn.
Ung thư biểu mô tế bào phẳng. là một khối u phẳng chỉ xuất hiện ở lớp bên trong của tế bào bàng quang, nó cũng giống như một ung thư biểu mô phẳng không xâm lấn.
Nếu một trong hai loại khối u phẳng phát triển thành các lớp sâu hơn trong bàng quang nó được gọi là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp xâm lấn.
Một số loại ung thư có thể bắt đầu trong bàng quang, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp là do các tế bào chuyển tiếp ung thư.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: tại Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 1- 2% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô tế bào vảy. Dưới kính hiển vi, các tế bào trông giống như các tế bào phẳng được tìm thấy trên bề mặt da. Hầu như tất cả các ung thư biểu mô tế bào vảy đều xâm lấn.
Ung thư tuyến: chỉ có khoảng 1% ung thư bàng quang là ở thể này. Các tế bào ung thư tuyến ở bàng quang có thể giống với tế bào tuyến hình thành ở bệnh ung thư ruột kết.
Ung thư tế bào nhỏ: ít hơn 1% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô tế bào nhỏ, mà bắt đầu trong các tế bào thần kinh giống như tế bào thần kinh nội tiết. Loại ung thư này thường phát triển nhanh và cần phải điều trị bằng hóa trị.
Sarcoma: sarcoma bắt đầu trong các tế bào cơ của bàng quang tuy nhiên trường hợp này tương đối hiếm.
Những loại ung thư ở bàng quang khác cũng được điều trị giống như ung thư ở tế bào chuyển tiếp đặc biệt là đối với các khối u trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên cũng có thể phải sử dụng những loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào phương pháp hóa trị liệu được yêu cầu.
3 . Chẩn đoán ung thư bàng quang
Nếu một bệnh nhân có triệu chứng nghi ung thư bàng quang, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu về sức khỏe nói chung và có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng. Có thể tiến hành một hoặc vài xét nghiệm dưới đây:
Khám lâm sàng:
Bác sĩ khám bụng và hố chậu để tìm khối u. Khám lâm sàng có thể bao gồm thăm trực tràng hoặcâm đạo.
Xét nghiệm nước tiểu:
Phòng xét nghiệm sẽ tìm xem có máu, tế bào ung thư và các dấu hiệu bệnh khác trong nước tiểu hay không.
Chụp thận-niệu quản có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch: Bác sĩ tiêm một loại thuốc cản quang vào mạch máu. Thuốc này tích tụ lại trong nước tiểu, làm hiện lên hình ảnh của bàng quang trên phim X quang.
Soi bàng quang:
Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có nguồn sáng (ống nội soi bàng quang) để quan sát trực tiếp bên trong bàng quang. Bác sĩ đưa ống soi vào trong bàng quang qua niệu đạo để quan sát niêm mạc bàng quang. Bệnh nhân có thể cần được gây tê khi thực hiện thủ thuật này.
Sinh thiết:
Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết – tức lấy một mẫu mô – qua ống nội soi. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đối với một số ít bệnh nhân, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ vùng ung thư khi tiến hành sinh thiết. Đối với những bệnh nhân này, ung thư bàng quang được chẩn đoán và điều trị chỉ trong một lần can thiệp.
4 . Nguy cơ gây bệnh ung thư bàng quang
Chẩn đoán bệnh ung thư bàng quangUng thư bàng quang khởi phát từ bàng quang là một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu. Ung thư bàng quang khởi phát thường xuyên nhất từ các tế bào lót mặt trong bàng quang. Người lớn tuổi thường mắc ung thư bàng quang tuy rằng bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao.
Vì thế, những người sống sót sau ung thư bàng quang nên được thử nghiệm theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi chấm dứt điều trị.
Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên khi người ta già đi. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc căn bệnh này.
Thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn người không hút thuốc hai đến ba lần. Người hút thuốc lá tẩu hoặc xì gà còn có nguy cơ cao hơn.
Nghề nghiệp: Một số công nhân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc. Công nhân trong ngành cao su, hóa chất và thuộc da có nguy cơ cao. Nhân viên làm đầu, thợ máy, công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành dệt may và tài xế lái xe tải cũng có nguy cơ cao.
Nhiễm khuẩn: Bị nhiễm một số loại kí sinh trùng nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. Những loại kí sinh trùng này thường phổ biến ở những vùng nhiệt đới.
5 . Điều trị ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm tiểu đau và tiểu ra máu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được biết rõ. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, và xạ trị.
Phẫu thuật:
Đây là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Loại phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u. Bác sĩ có thể giải thích từng loại phẫu thuật và thảo luận để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành TUR, bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu đạo.
Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây điện nhỏ ở đầu đế cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại bằng một dòng điện (Phương pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.
Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn bàng quang.
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.
Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.
Điều trị bằng tia xạ:
Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.
Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang.
Các loại thuốc này lưu lại trong bàng quang năm bảy giờ. Chúng chủ yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông thường, bệnh nhân được điều trị như vậy một lần một tuần trong dăm bảy tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới một năm.
Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo chu kỳ để có một thời gian nghi hồi phục tiếp theo sau một đợt điều trị.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nảm viện trong một thời gian ngắn.
Sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang:
Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được điều trị ngoại trú 5 ngày một tuần trong thời gian 5-7 tuần.
Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh sự lan toả của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.
Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày trong thời gian điều trị.
Để bảo vệ những người khác tránh khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể.
Liệu pháp sinh học:
Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông.
Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG. Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu.
Những vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng hai giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành một lần mỗi tuần trong sáu tuần.
6 . Tác dụng phụ của điều trị ung thư bàng quang
Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng các phương pháp khác nhau. Cách điều trị ung thư bàng quang tốt nhất sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm loại và sự phát triển của ung thư bàng quang cũng như tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm phẫu thuật, điều trị tia xạ, điều trị hóa chất, điều trị sinh học, phục hồi cấu trúc bàng quang…
Tác dụng phụ của phẫu thuật:
Trong một vài ngày sau khi tiến hành phẫu thuật qua niệu đạo, bệnh nhân có thể có đái máu, đái khó hoặc đái buốt. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này thường gây ít triệu chứng khó chịu.
Sau khi cắt bỏ bàng quang, hầu hết bệnh nhân thường bị đau trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, có thuốc làm giảm đau. Bệnh nhân được bác sĩ hoặc y tá thảo luận về cách làm giảm đau. Hơn nữa, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu trong một thời gian. Thời gian bình phục sau phẫu thuật ở mỗi một người là khác nhau.
Sau khi cắt bỏ bàng quang bán phần, bệnh nhân có thể không giữ được lượng nước tiểu trong bàng quang nhiều bằng lúc trước phẫu thuật và họ có thể cần phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này là tạm thời, nhưng một số bệnh nhân có thể có những thay đổi lâu dài về lượng nước tiểu mà họ có thể nhịn được.
Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, bệnh nhân cần một bộ phận mới để chứa đựng nước tiểu và đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Một phương pháp thường được bác sĩ sử dụng là lấy một đoạn ruột non để tạo một ống dản nước tiểu mới.
Bác sĩ phẫu thuật gắn một đầu ống vào niệu quản và nối đầu kia vào một lỗ mở trên thành bụng. Người ta gán một túi dẹt bằng keo dính đặc biệt lên trên lỗ mở thông để hứng nước tiểu.
Phương pháp phẫu thuật này được gọi là thủ thuật mở thông đường tiết niệu và phải thường xuyên giữ sạch lỗ mở thông. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng một phần ruột non để tạo thành một túi chứa trong cơ thể.
Nước tiểu được tích lại trong túi chứa này thay vì đi vào túi nhựa. Bác sĩ nối túi này với niệu đạo hoặc với một lỗ mở thông. Nếu bác sĩ phẫu thuật nối túi với lỗ mở thông thì bệnh nhân phải sử dụng một Ống thông để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.
Phẫu thuật ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh dục của người bệnh. Do bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng trong phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để nên bệnh nhân nữ không thể mang thai được nữa. Hơn nữa, hiện tượng mãn kinh sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Bốc hoả và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh do phẫu thuật gây ra có thể nghiêm trọng hơn các triệu chứng do mãn kinh tự nhiên gây ra. Nhiều phụ nữ được chỉ định liệu pháp hoóc-môn thay thế để làm giảm những triệu chứng này.
Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bò một phần âm đạo trong phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để thì quan hệ tình dục có thể trở nên khó khăn.
Trước kia, hầu như tất cả nam giới đều bị liệt dương sau phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, nhưng những tiến bộ trong phẫu thuật ngày nay đã giúp nam giới có thể tránh được vấn đề này.
Bệnh nhân ung thư bị cắt tuyến tiền liệt và túi tinh không còn sản xuất được tinh dịch, nên họ đạt cực khoái “khô”. Bệnh nhân nam muốn có con có thể xem xét việc dự trữ tinh trùng bằng phương pháp lạnh trước khi phẫu thuật hoặc phục hồi tinh trùng sau đó.
Bệnh nhân thường lo lắng về ảnh hưởng của phẫu thuật ung thư bàng quang đối với đời sống tình dục. Bệnh nhân thường được thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ có thể xảy ra và thời gian kéo dài cùa các tác dụng phụ này.
Cho dù triển vọng như thế nào thì bệnh nhân và bạn đời của họ nên trao đổi với nhau về những suy nghĩ của mình và giúp nhau tìm ra cách chia sẻ đời sống riêng tư trong và sau khi điều trị.
Tác dụng phụ của xạ trị:
Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều chiếu xạ và bộ phận được chiếu xạ. Bệnh nhân có thể rất mệt mỏi trong khi chiếu xạ, đặc biệt là các tuần điều trị cuối. Nghỉ ngơi là rất quan trọng, nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố gắng hoạt động khi có thể.
Chiếu xạ ngoài có thể làm da vùng chiếu xạ bị đen hoặc như bị cháy nắng vĩnh viễn. Bệnh nhân thường bị rụng lông ở vùng được chiếu xạ và da có thể trở nên đỏ, khô, nhạy cảm và ngứa. Những vấn đề này thường chỉ tạm thời và bác sĩ sẽ gợi ý các cách để giảm nhẹ chúng.
Xạ trị ở vùng bụng có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hoặc đái buốt. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm những triệu chứng này. Xạ trị cũng có thể làm giảm lượng bạch cầu là những tế bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn.
Khi số lượng bạch cầu thấp, bác sĩ hoặc y tá sẽ gợi ý các cách phòng tránh nhiễm khuẩn. Nếu thấp hơn nữa thì bệnh nhân có thể được ngừng chiếu xạ cho đến khi bạch cầu tăng lên. Bác sĩ sẽ kiểm tra công thức máu của bệnh nhân định kỳ và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Đối với cả nam và nữ giới, xạ trị bàng quang có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Bệnh nhân nữ có thể bị khô âm đạo, còn bệnh nhân nam có thể bị khó cương dương.
Mặc dù tác dụng phụ của xạ trị có thể rất khó chịu nhưng bác sĩ thường có thể điều trị hoặc giúp người bệnh kiểm soát chúng. Trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ không kéo dài vĩnh viễn.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu:
Tác dụng phụ của hóa chất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều lượng cũng như đường dùng thuốc. Bên cạnh đó, giống như các phương pháp điều trị khác, tác dụng phụ là khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
Thuốc chống ung thư được đặt trong bàng quang có thể gây kích thích, làm bệnh nhân thấy đau hoặc bị chảy máu trong vài ngày sau khi điều trị. Một số loại thuốc có thể gây phát ban khi chúng tiếp xúc với da hoặc cơ quan sinh dục.
Hóa trị liệu toàn thân ảnh hưởng tới các tế bào phân chia nhanh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào máu. Tế bào máu giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn, làm cho máu đông và vận chuyển ôxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể.
Khi thuốc điều trị ung thư phá huỷ các tế bào máu, bệnh nhân có thể dề bị nhiễm khuẩn, có thể bị chảy máu và dễ dàng bầm tím và có thể có ít năng lượng hơn. Tế bào ở chân tóc và tế bào lót niêm mạc ống tiêu hóa cũng phân chia nhanh.
Kết quả là, bệnh nhân có thể bị rụng tóc và có các tác dụng phụ khác như chán ăn, buồn nôn và nôn hoặc đau miệng. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ dần dần biến mất trong các giai đoạn nghi hồi phục giữa các đợt điều trị hoặc sau khi kết thúc điều tri.
Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang cũng có thể gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận, bệnh nhân cần rất nhiều dịch. Bệnh nhân được truyền dịch trước và sau khi điều trị.
Đồng thời phải uống nhiều nước trong khi điều trị bằng những loại thuốc này. Một số loại thuốc điều trị ung thư còn có thể gây đau buốt ở các ngón tay, ù tai hoặc giảm thính lực. Những vấn đề này có thể dần mất đi sau khi điều trị kết thúc.
7 . Thực phẩm nên tránh cho người mắc bệnh ung thư bàng quang
Bàng quang là một bộ phận chưa nước tiểu được lọc từ 2 quả thận rồi thải ra ngoài trong mỗi lần đi tiểu. Bàng quang trong hệ tiết niệu cũng như đại tràng trong hệ tiêu hoá, là nơi chứa đựng các chất cặn bã trước khi thải ra ngoài.
Bàng quang chứa đựng nước tiêu, trong đó có rất nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó có thể gây ung thư. Chính vì thế mà chế độ ăn uống hàng ngày tác động trực tiếp đến nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Sau đây là một số thực phẩm có thể khiến bạn có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Hút thuốc lá và một số phụ gia thực phẩm. Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn gây ung thư bàng quang. Khói thuốc với hàng nghìn hoá chất sau khi vào máu sẽ được thải qua thận để rồi được chứa trong nước tiểu ở bàng quang và tại đây các hoá chất này dần dần gây huỷ hoại hoặc đột biến các tế bào biểu mô bàng quang.
Phụ gia thực phẩm gây ung thư bàng quang hiện nay được nói nhiều là chất tạo ngọt nhân tạo và chất làm giòn thực phẩm. Các chất này khi được đưa vào thực phẩm cần phải được kiểm soát chặt chẽ để phòng tránh các nguy cơ ung thư tiềm ẩn.
Café có thể có lợi với một số bệnh nhưng lại là mối nguy hiểm của bệnh ung thư bàng quang. Những người uống hơn 4 cốc café mỗi ngày có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp đôi so với những người không uống café. Ngoài ra những người béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao.
Xem thêm: Top 12 cách chữa xuất tinh sớm không cần thuốc hiệu quả
Tin mới nhất
- Để giao tiếp không còn là nỗi sợ
- Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa
- Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng
- Suy giảm chức năng gan
- 4 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Nuôi Cấy Nhân Tạo
- Nhiễm trùng
- Đau đùi dị cảm
- Cách Điêu Trị Tiểu Đường Thai Kỳ
- Thuốc nam trị mất ngủ
- Những Cách trị nám tàn nhang tốt nhất hiện nay được đánh giá cao
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Trĩ ngoại độ 3 gây ra biến chứng gì? Có cần phẫu thuật không?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Top 6 viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh an toàn, hiệu quả nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 6 bác sĩ giỏi về xương khớp ở TP HCM nổi tiếng nhất
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường