Cẩm nang mẹ bầu: Tác dụng của sả đối với bà bầu
Suốt thai kỳ, bên cạnh việc sử dụng những loại thực phẩm khuyên dùng, các mẹ bầu cũng có thể dùng một số loại thảo dược hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều an toàn cho bạn. Bài viết sau đây sẽ đề cập những thông tin liên quan đến tác dụng của sả và liệu mẹ bầu dùng sả khi mang thai có an toàn hay không?
Suốt thai kỳ, bên cạnh việc sử dụng những loại thực phẩm khuyên dùng, các mẹ bầu cũng có thể dùng một số loại thảo dược hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều an toàn cho bạn. Bài viết sau đây sẽ đề cập những thông tin liên quan đến tác dụng của sả và liệu mẹ bầu dùng sả khi mang thai có an toàn hay không?
Sả không phải quá xa lạ, bởi lẽ đây là một loại gia vị hết sức tuyệt vời trong bếp. Không chỉ giúp các món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn mà sả còn là vị thuốc giúp giải độc, giảm đau và cải thiện hệ tiêu hóa.
Tuy vậy, với mẹ bầu, việc ăn uống và dinh dưỡng sẽ quyết định rất nhiều đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi trong bụng. Chính vì thế, việc hiểu biết thêm về một loại thực phẩm hay thảo dược nào đó sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn có thể tự ra các quyết định tốt để bảo vệ bản thân.
Đọc tiếp bài viết sau của Hello Bacsi để biết tác dụng của sả có an toàn cho các bà mẹ tương lai hay không nhé!
Đôi nét về sả và tác dụng của sả với sức khỏe
Sả chanh thuộc họ lúa (Poaceae), là loài cây sống lâu năm với thân cao từ 0,8 – 1,5m. Nó có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và Úc. Củ sả được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, riêng phần lá và tinh dầu thì lại được dùng để làm thuốc.
Có nhiều người cũng sử dụng củ sả như một loại trà thảo mộc bởi đặc tính kháng khuẩn mà nó đem lại. Ngoài ra, các thành phần có trong sả cũng có tác dụng làm săn se da, do vậy mà nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da.
Những lợi ích nhận được nếu mẹ bầu dùng sả trong thai kỳ
Việc dùng sả đúng cách thì sẽ có không ít tác dụng của sả mà bạn có thể nhận được như sau:
1. Chữa cảm lạnh và cảm cúm
Sả nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Do vậy mà nó giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm thông thường như ho, sổ mũi. Hơn nữa, sả còn giúp làm loãng chất nhầy và đờm tích tụ trong đường hô hấp. Vitamin C trong sả cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Giảm căng thẳng
Với mùi hương dịu nhẹ, sả đem lại tác dụng giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu, thay đổi tâm trạng mà các bà bầu thường gặp. Ngoài ra, khi dùng sả, mẹ bầu cũng sẽ thấy ngủ ngon giấc về đêm hơn. Những tình trạng như mất ngủ khi mang thai sẽ không còn là trở ngại nữa!
3. Cải thiện tiêu hóa
Với tác dụng kháng khuẩn của sả, các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa sẽ không còn cơ hội “hoành hành”. Từ đó, mẹ bầu sẽ ít gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay co thắt dạ dày hơn.
4. Kiểm soát lượng cholesterol
Thành phần có trong sả sẽ giúp hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong ruột. Bên cạnh đó, việc dùng sả còn làm hạn chế sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Nguồn kali dồi dào trong loại thảo dược này còn mang lại tác dụng kiểm soát huyết áp tốt.
Sả không phải quá xa lạ, bởi lẽ đây là một loại gia vị hết sức tuyệt vời trong bếp. Không chỉ giúp các món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn mà sả còn là vị thuốc giúp giải độc, giảm đau và cải thiện hệ tiêu hóa.
Tuy vậy, với mẹ bầu, việc ăn uống và dinh dưỡng sẽ quyết định rất nhiều đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi trong bụng. Chính vì thế, việc hiểu biết thêm về một loại thực phẩm hay thảo dược nào đó sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn có thể tự ra các quyết định tốt để bảo vệ bản thân.
Đọc tiếp bài viết sau của Hello Bacsi để biết tác dụng của sả có an toàn cho các bà mẹ tương lai hay không nhé!
Đôi nét về sả và tác dụng của sả với sức khỏe
Sả chanh thuộc họ lúa (Poaceae), là loài cây sống lâu năm với thân cao từ 0,8 – 1,5m. Nó có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và Úc. Củ sả được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, riêng phần lá và tinh dầu thì lại được dùng để làm thuốc.
Có nhiều người cũng sử dụng củ sả như một loại trà thảo mộc bởi đặc tính kháng khuẩn mà nó đem lại. Ngoài ra, các thành phần có trong sả cũng có tác dụng làm săn se da, do vậy mà nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da.
Những lợi ích nhận được nếu mẹ bầu dùng sả trong thai kỳ
Việc dùng sả đúng cách thì sẽ có không ít tác dụng của sả mà bạn có thể nhận được như sau:
1. Chữa cảm lạnh và cảm cúm
Sả nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Do vậy mà nó giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm thông thường như ho, sổ mũi. Hơn nữa, sả còn giúp làm loãng chất nhầy và đờm tích tụ trong đường hô hấp. Vitamin C trong sả cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Giảm căng thẳng
Với mùi hương dịu nhẹ, sả đem lại tác dụng giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu, thay đổi tâm trạng mà các bà bầu thường gặp. Ngoài ra, khi dùng sả, mẹ bầu cũng sẽ thấy ngủ ngon giấc về đêm hơn. Những tình trạng như mất ngủ khi mang thai sẽ không còn là trở ngại nữa!
3. Cải thiện tiêu hóa
Với tác dụng kháng khuẩn của sả, các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa sẽ không còn cơ hội “hoành hành”. Từ đó, mẹ bầu sẽ ít gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay co thắt dạ dày hơn.
4. Kiểm soát lượng cholesterol
Thành phần có trong sả sẽ giúp hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong ruột. Bên cạnh đó, việc dùng sả còn làm hạn chế sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Nguồn kali dồi dào trong loại thảo dược này còn mang lại tác dụng kiểm soát huyết áp tốt.
5. Thanh lọc cơ thể
Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến tác dụng này của sả. Nó có khả năng loại bỏ những độc tố gây hại, axit uric ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, sả giúp thanh lọc và làm sạch gan, thận, bàng quang bằng cách tăng cường lưu thông máu.
6. Chống ung thư
Hợp chất citral trong sả được biết với khả năng chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Những tác dụng phụ có thể có của sả với bà bầu
Bất kỳ loại thực phẩm hay thảo dược nào nếu tiêu thụ với lượng quá mức cần thiết cũng không tốt, dù rằng những tác dụng có hại của sả trên người vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, với những thực nghiệm trên chuột, người ta cũng đưa ra những phỏng đoán sau đây:
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Dịch chiết từ sả có thể thúc đẩy nhanh quá trình hủy tế bào, đồng thời cản trở sự nhân lên của nó gây ra sự tăng trưởng kém.
- Hợp chất mycrene trong sả liều cao có thể gây ra bất thường về xương ở thai nhi.
- Dùng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
Tác dụng phụ với mẹ
- Sả từ lâu đã được sử dụng để giúp điều hòa kinh nguyệt. Thế nhưng với số lượng lớn, nó có thể gây ra vỡ màng bào thai, gây sảy thai.
- Tác dụng phụ của sả cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường týp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, khi dùng quá nhiều sả có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm đột ngột. Từ đó, bà bầu có thể bị mệt mỏi, mắt mờ, chóng mặt.
- Sả có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm: sưng ở cổ họng, phát ban và đau ngực.
Mách bạn những lựa chọn thay thế cho sả
5. Thanh lọc cơ thể
Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến tác dụng này của sả. Nó có khả năng loại bỏ những độc tố gây hại, axit uric ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, sả giúp thanh lọc và làm sạch gan, thận, bàng quang bằng cách tăng cường lưu thông máu.
6. Chống ung thư
Hợp chất citral trong sả được biết với khả năng chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Những tác dụng phụ có thể có của sả với bà bầu
Bất kỳ loại thực phẩm hay thảo dược nào nếu tiêu thụ với lượng quá mức cần thiết cũng không tốt, dù rằng những tác dụng có hại của sả trên người vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, với những thực nghiệm trên chuột, người ta cũng đưa ra những phỏng đoán sau đây:
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Dịch chiết từ sả có thể thúc đẩy nhanh quá trình hủy tế bào, đồng thời cản trở sự nhân lên của nó gây ra sự tăng trưởng kém.
- Hợp chất mycrene trong sả liều cao có thể gây ra bất thường về xương ở thai nhi.
- Dùng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
Tác dụng phụ với mẹ
- Sả từ lâu đã được sử dụng để giúp điều hòa kinh nguyệt. Thế nhưng với số lượng lớn, nó có thể gây ra vỡ màng bào thai, gây sảy thai.
- Tác dụng phụ của sả cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường týp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, khi dùng quá nhiều sả có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm đột ngột. Từ đó, bà bầu có thể bị mệt mỏi, mắt mờ, chóng mặt.
- Sả có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm: sưng ở cổ họng, phát ban và đau ngực.
Mách bạn những lựa chọn thay thế cho sả
Trà sả dạng cô đặc được cho là có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và thường xuyên dùng trà sả, tốt hơn bạn nên có những lựa chọn khác thay thế cho mình. Hai giải pháp mà Hello Bacsi đề xuất cho bạn là:
- Trà gừng: Món trà này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
- Trà mâm xôi: Được làm từ lá của cây mâm xôi đỏ, loại trà này cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Nó được cho là giúp cải thiện sức khỏe của tử cung, ngăn ngừa tình trạng sinh non và hạn chế các biến chứng khác khi mang thai và trong lúc sinh.
Thắc mắc liệu dùng tinh dầu sả trong thai kỳ có an toàn hay không?
Người ta thường dùng tinh dầu sả để massage hoặc trong liệu pháp mùi hương hay đuổi côn trùng. Và mẹ bầu cũng có thể dùng tinh dầu sả.
Lưu ý là các phân tử trong tinh dầu khá nhỏ nên chúng có thể đi qua nhau thai và thâm nhập vào hệ tuần hoàn của thai nhi. Hơn nữa, tinh dầu thường khá đậm đặc, nên nếu không muốn bị kích ứng, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
Sả đôi khi sẽ trở thành tác nhân gây hại nếu chúng ta không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng. Để nhận được những tác dụng tốt của sả, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về cách thức sử dụng, liều lượng trước khi dùng nhé!
Minh Phú/HELLO BACSI
Trà sả dạng cô đặc được cho là có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và thường xuyên dùng trà sả, tốt hơn bạn nên có những lựa chọn khác thay thế cho mình. Hai giải pháp mà Hello Bacsi đề xuất cho bạn là:
- Trà gừng: Món trà này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
- Trà mâm xôi: Được làm từ lá của cây mâm xôi đỏ, loại trà này cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Nó được cho là giúp cải thiện sức khỏe của tử cung, ngăn ngừa tình trạng sinh non và hạn chế các biến chứng khác khi mang thai và trong lúc sinh.
Thắc mắc liệu dùng tinh dầu sả trong thai kỳ có an toàn hay không?
Người ta thường dùng tinh dầu sả để massage hoặc trong liệu pháp mùi hương hay đuổi côn trùng. Và mẹ bầu cũng có thể dùng tinh dầu sả.
Lưu ý là các phân tử trong tinh dầu khá nhỏ nên chúng có thể đi qua nhau thai và thâm nhập vào hệ tuần hoàn của thai nhi. Hơn nữa, tinh dầu thường khá đậm đặc, nên nếu không muốn bị kích ứng, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
Sả đôi khi sẽ trở thành tác nhân gây hại nếu chúng ta không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng. Để nhận được những tác dụng tốt của sả, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về cách thức sử dụng, liều lượng trước khi dùng nhé!
Minh Phú/HELLO BACSI
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tin mới nhất
- Bật mí cách làm thịt kho măng ngon khó cưỡng
- Thuốc xương khớp Hàn Quốc giá bao nhiêu và loại nào tốt?
- Bệnh thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị an toàn
- Dọa sảy thai Nguyên nhân cách phòng và điều trị
- Cách dùng nấm lim xanh Tiên Phước trị bệnh lưu ý sử dụng nấm lim
- Bà bầu ăn nho khô: Vui miệng, giảm buồn nôn
- Viêm đại tràng co thắt là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?
- TOP cách chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả tốt nhất hiện nay
- Đi bộ nhanh đúng cách thế nào để eo thon sức khỏe?
- Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục
- TIN TỨC UNG THƯ Bật mí 3 cách chữa bệnh trĩ từ quả đu đủ siêu hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ #8 Dấu Hiệu Và Cách Làm Phụ Nữ Lên Đỉnh Mà Nam Giới Nên Biết
- TIN TỨC UNG THƯ Lòi dom là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị