8 Loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hay dễ tìm quanh nhà
Lá trầu không, tía tô, ngải cứu, lá khế,… là một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến. Hoạt chất trong các loại thảo dược này có thể giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở vùng da tổn thương. Nếu được sử dụng kết hợp với bài thuốc thảo dược để điều trị sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 8 loại lá tắm chữa viêm da cơ địa tốt nhất.
8 Loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa dễ tìm
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, có đặc tính dai dẳng và tái phát nhiều lần. Do chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nên hiện nay các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển.
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc bôi corticoid hoặc thuốc ức chế calcineurin có thể khiến da mỏng, teo, giãn mao mạch, suy giảm sức đề kháng, dày sừng nang lông và tăng nguy cơ ung thư da. Chính vì vậy, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa da và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc bôi ngoài.
Tắm lá thảo dược còn có khả năng sát trùng da, giảm viêm và ngứa nhẹ. Nếu áp dụng đều đặn mẹo chữa này, bạn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh và giảm tần suất sử dụng thuốc.
Dưới đây là một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa dễ tìm và được áp dụng khá phổ biến:
1. Tắm lá chè xanh giảm ngứa da
Chè xanh thường được sử dụng để làm trà uống giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều hợp chất thực vật có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Vitamin C, kaempferol và quercetin trong lá trà có khả năng thúc đẩy tốc độ hồi phục của da, giảm tình trạng dày sừng và thâm nhiễm ở giai đoạn mãn tính của bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, vitamin C trong loại thảo dược này còn kích thích sản sinh collagen, giúp làm lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo thâm.
Chè xanh được đánh giá là loại thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao và gần như không gây kích ứng khi sử dụng. Vì vậy bạn có thể nấu nước tắm từ lá chè xanh 4 – 6 lần/ tuần để làm giảm tổn thương da và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh.
2. Giảm ngứa và viêm bằng cách tắm lá khế
Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, hơi chát, tính bình, tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và lợi tiểu. Dùng lá khế nấu nước tắm có thể giảm nhẹ tình trạng viêm và ngứa ở vùng da tổn thương.
Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng giảm mẩn ngứa, phát ban và mề đay do dị ứng thời tiết và dị ứng hải sản. Khi nấu nước tắm từ lá khế, bạn nên kết hợp với muối và bông khế để tăng tác dụng sát trùng, giảm ngứa.
3. Sát trùng và chống viêm bằng lá trầu không
Lá trầu không là cây thuốc nam quý, có đặc tính dược lý đa dạng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này chứa tinh dầu thơm, trong đó bao gồm eugenol, chavibetol, cineol,… Các hoạt chất này không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn ức chế vi khuẩn và diệt virus rất tốt.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cancer, chiết xuất từ lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh đối tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn và trực trùng coli. Trong đó tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm.
Vì vậy dùng lá trầu không nấu nước tắm không chỉ giảm các triệu chứng của bệnh mà còn giảm nguy cơ bội nhiễm và hạn chế tình trạng tổn thương lan tỏa rộng.
4. Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô
Lá tía tô (tô diệp) là loại rau gia vị có mùi thơm, tính ấm và thường được dùng kèm với các loại hải sản. Ngoài tác dụng cân bằng hương vị món ăn và kích thích tiêu hóa, tô diệp còn được sử dụng để nấu nước tắm chữa viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết và mề đay mẩn ngứa.
Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, nước tắm từ lá tía tô có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng trên da như ngứa, sưng đỏ, khó chịu,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn phát hiện thảo dược này chứa tinh dầu perillaldehyde giúp phục hồi các mô da bị tổn thương và hư hại.
5. Tắm lá ngải cứu giúp làm dịu da
Lá ngải cứu thường được dùng để điều hòa kinh nguyệt và trị các chứng bệnh ở nữ giới. Bên cạnh đó thảo dược này còn được sử dụng để cải thiện triệu chứng của các bệnh da liễu thường gặp.
Theo ghi chép từ Trung Dược Học, nước sắc từ lá ngải cứu có tác dụng ức chế Streptococcus pneumniae, Salmonella typhi, a-Hemolytic Streptococcus và Staphylococcus aureus. Do đó tắm lá ngải cứu thường xuyên có thể giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm ở vùng da bị viêm da cơ địa.
Ngoài ra với hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào, thảo dược này còn có tác dụng phục hồi mô da tổn thương, giảm ngứa và chống viêm nhẹ.
6. Chữa viêm da cơ địa cho trẻ với cây sài đất
Cây sài đất có tính mát nên thường được dùng để chữa chứng sốt cao và sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn tương tự ngải diệp và lá trầu không.
Trên thí nghiệm lâm sàng cũng nhận thấy, cây sài đất thực sự có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng sinh. Do đó hiện nay thảo dược này thường được sử dụng để nấu nước tắm nhằm giảm sốt, trị rôm sảy, nổi mề đay và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.
7. Tắm lá đơn tướng quân (lá đơn đỏ)
Lá đơn tướng quân (lá đơn đỏ) có vị đắng, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Dân gian thường dùng loại thảo dược này để chữa mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt và làm giảm triệu chứng của các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, chàm, tổ đỉa,…
Ngoài ra theo phân tích từ y học hiện đại, lá đơn đỏ còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh như saponin, tannin và flavonoid. Các hợp chất này có khả năng dứt cơn ngứa, phục hồi các tế bào da tổn thương và hạn chế tình trạng thâm nhiễm.
Nấu nước tắm từ lá đơn tướng quân là mẹo chữa viêm da cơ địa đơn giản, dễ thực hiện và có khả năng cải thiện một số triệu chứng khó chịu trên da. Kết hợp mẹo chữa này với chế độ chăm sóc hợp lý có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa chuyển biến của bệnh.
8. Thuốc lá tắm Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Thuốc lá tắm Thanh bì Dưỡng can thang là một trong 3 chế phẩm thuộc bài thuốc Nam Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế độc quyền.
Thuốc lá tắm Thanh bì Dưỡng can thang có sự kết hợp hài hòa nhiều thảo dược quý theo công thức tỉ lệ chuẩn xác, đã được các chuyên gia nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bệnh nhân.
Thành phần của bài thuốc lá tắm này chứa những thảo dược có tính sát khuẩn, chống viêm rất mạnh mẽ như Ô liên rô, Sài đất, Hoàng liên, Trầu không, Khổ sâm, Xuyên tâm liên, Ích nhĩ tử, Mò trắng… Sử dụng thuốc lá tắm giúp làm sạch vùng da viêm nhiễm, loại bỏ các dịch tiết, vảy da bong trong, sát khuẩn da chống nhiễm trùng, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng.
Các dược liệu sau khi thu hái được chọn lọc kỹ lưỡng, phân loại theo từng bộ phận sử dụng. Sau đó tiến hành phơi, sấy khô, sao tẩm trong quy trình khép kín nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Cuối cùng dược liệu được phối kết hợp với nhau theo tỉ lệ chuẩn xác và đóng gói theo từng lần sử dụng.
Bệnh nhân chỉ cần đun gói thuốc lá tắm thảo dược này với nước sạch rồi dùng để tắm, rất tiện lợi, không cần sơ chế, vệ sinh phức tạp.
Đặc biệt, bài thuốc lá tắm này nằm trong bộ 3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm của bài thuốc để đạt được hiệu quả điều trị tối đa, giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây viêm da cơ địa, phục hồi và tái tạo làn da khỏe mạnh.
Sự kết hợp độc đáo của bộ 3 chế phẩm trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo nên phác đồ toàn diện và hoàn chỉnh nhất giúp điều trị hiệu quả viêm da cơ địa. Bài thuốc không chỉ đánh bay các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da mà còn loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, mang đến hiệu quả lâu dài và giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Với công thức thành phần ưu việt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh. Toàn bộ dược liệu được thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu chất lượng cao do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp gieo trồng.
Đặc biệt, bài thuốc có thể linh hoạt gia giảm thành phần để phù hợp với cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh riêng của từng người. Nhờ đó Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Với sự kết hợp chặt chẽ của bộ 3 chế phẩm, bài thuốc mang đến phác đồ điều trị toàn diện và chặt chẽ, tác động và loại bỏ bệnh tổ đỉa theo từng giai đoạn cụ thể.
- Giai đoạn 1: Giải độc cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Ở giai đoạn này do các độc tố được kích thích đào thải qua da, nên các triệu chứng viêm nhiễm có thể nặng hơn, còn gọi là tình trạng “công thuốc”.
- Giai đoạn 2: Chấm dứt sự phát triển của bệnh, loại bỏ các triệu chứng tổ đỉa, phục hồi làn da lành lặn và khỏe mạnh.
- Giai đoạn 3: Điều dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân, giúp phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa.
Điển hình có các bệnh nhân đã điều trị thành công nhờ Thanh bì dưỡng can thang cả ở người lớn và trẻ em như:
Chị Nguyễn Thị Thỏa (30 tuổi, Nguyễn Xiển, Hà Nội) sau khi điều trị 1 tháng đã giảm được triệu chứng đến 90% với cả 3 chế phẩm bôi, ngâm rửa, uống. Sau 2 tháng chữa đã gần như khỏi hằn, và đến tháng thứ 3 chị đã trở về với như ban đầu. Và chị vẫn duy trì thuốc bôi để dưỡng da, ngăn ngừa tái phát. [Tìm hiểu chi tiết hành trình chữa bệnh của chị Thỏa TẠI ĐÂY].
Bé Trần Đức Trung sau 2 tháng điều trị bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã loại bỏ triệu chứng bong tróc của viêm da cơ địa. Sau khi được bác sĩ, phụ huynh hướng dẫn bé đã khỏi hoàn toàn viêm da cơ địa. Ngoài ra, thể trạng của bé còn được nâng cao hơn nhờ thuốc uống loại bỏ độc tố và tăng cường hệ miễn dịch. [Tìm hiểu chi tiết quá trình điều trị của bé Trung TẠI ĐÂY]
Hướng dẫn cách nấu lá tắm chữa viêm da cơ địa
Tận dụng các thảo dược tự nhiên nấu lá tắm có thể giảm ngứa da, hạn chế tình trạng sưng viêm và ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên để tối ưu thành phần trong dược liệu và hạn chế nguy cơ kích ứng, bạn cần nấu lá tắm đúng cách.
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu, chỉ sử dụng lá tươi và nguyên vẹn. Loại bỏ lá vàng úa, dập hoặc có dấu hiệu bị côn trùng cắn.
- Bước 2: Rửa thảo dược với nước sạch, sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng trong 20 – 30 phút. Vớt ra và rửa lại với nước lạnh thêm 1 lần nữa để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 2 – 3 lít nước.
- Bước 4: Khi nước sôi, vò xát lá thảo dược rồi cho vào nồi.
- Bước 5: Đun sôi thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp và đổ nước vào thau. Tránh đun sôi quá lâu vì có thể làm mất tác dụng dược lý của thảo dược.
- Bước 6: Hòa thêm nước lạnh vào cho đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải. Sau đó thêm khoảng 1 – 2 thìa cà phê muối vào và khuấy đều.
- Bước 7: Dùng nước tắm và làm sạch cơ thể. Có thể tận dụng xác thảo dược chà nhẹ lên da để giảm ngứa và phục hồi vùng da thương tổn.
Khi dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa, cần thực hiện với tần suất từ 3 – 6 lần/ tuần và áp dụng trong một thời gian dài để nhận thấy cải thiện lâm sàng.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá tắm nên lưu ý điều gì?
Sử dụng thảo dược tự nhiên nấu nước tắm là mẹo chữa quen thuộc và khá an toàn. Mẹo chữa này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp áp dụng không đúng cách có thể gặp phải một số tác dụng phụ như kích ứng da, nổi mẩn ngứa, bệnh tình không có chuyển biến tốt hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
Chính vì vậy khi dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Phải rửa sạch nguyên liệu trước khi sử dụng. Thảo dược không được làm sạch có thể gây kích ứng, nổi mẩn ngứa và viêm nhiễm da.
- Khi pha nước tắm, nên điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức vừa phải. Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến tổn thương da lan rộng, gây vỡ mụn nước và lở loét.
- Mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao nhưng thường có tác dụng chậm. Do đó khi áp dụng, bạn nên thực hiện đều đặn trong một thời gian dài để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
- Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa. Ngoài việc tận dụng các thảo dược tự nhiên, bạn nên sử dụng thuốc và kiểm soát các yếu tố thuận lợi khiến bệnh bùng phát mạnh.
- Nếu viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc lở loét nghiêm trọng, bạn không nên áp dụng các mẹo chữa từ dân gian. trong trường hợp này nên chủ động thăm khám để được điều trị và xử lý kịp thời.
- Để kiểm soát tổn thương da và hỗ trợ quá trình chữa trị, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, củ, trái cây và các loại thực phẩm lành mạnh. Đồng thời nên tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và ăn thực phẩm cay nóng.
- Trong thời gian điều trị, nên mặc quần áo rộng rãi và tránh chà xát lên vùng da tổn thương.
Bài viết đã tổng hợp 7 loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hay và dễ tìm. Thực hiện mẹo chữa này thường xuyên có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm thiểu nguy cơ lạm dụng thuốc bôi. Tuy nhiên khi áp dụng, bạn cần lưu ý một số thông tin cần thiết nhằm hạn chế tình huống rủi ro và các tác dụng không mong muốn.
Thông Tin Bổ Ích:
>>> Top 10 địa chỉ chữa nổi mề đay, dị ứng uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
>>> TOP 10 bác sĩ chữa viêm da, dị ứng chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Xem thêm: Viêm khớp răng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tin mới nhất
- Viêm da cơ địa: Hiểu đúng để chữa trị hiệu quả
- Đứng lên ngồi xuống hoặc co duỗi chân bị đau đầu gối là bị gì?
- Hướng dẫn chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu tại nhà
- 8 loại cây trong vườn giúp bạn xua đuổi muỗi tự nhiên
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với 6 cách làm đơn giản
- [Chuyên gia giải đáp] Viêm xoang có lây không? Bệnh nguy hiểm như thế nào?
- U hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối: Thông tin cần biết
- Bệnh thiếu máu
- Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Video
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Nấm lim xanh trị bệnh gan được không cách dùng nấm lim chữa bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ 7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TPCN Dạ dày Vitos chữa bệnh gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Kiến thức về nấm lim xanh Nấm lim xanh mua ở đâu và tác dụng của nấm lim rừng Tiên Phước