Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị
Vô sinh nam là một vấn đề sức khỏe ở nam giới làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản ở nam giới. Vô sinh ở nam giới thường có liên quan đến vấn đề sản xuất tinh trùng thấp hoặc chức năng cung cấp tinh trùng bị tắc nghẽn.
Vô sinh nam giới là gì?
Vô sinh nam được hiểu là khi nam giới không có khả năng thụ tinh hay không thể làm một người phụ nữ mang thai. Ở nam giới, tỷ lệ vô sinh khoảng 20% và thường có liên quan đến sự thiếu hụt tinh trùng, chất lượng tinh dịch kém chất lượng hoặc các vấn đề sức khỏe sinh sản có liên quan khác.
Vô sinh nam có hai loại chính như sau:
- Vô sinh nam nguyên phát: Là tình trạng nam giới không thể khiến bạn tình có thai khi quan hệ tình dục thường xuyên, đều đặn và không áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Vô sinh nam thứ phát: Là tình trạng nam giới có khả năng thụ tinh, tạo ra phôi thai nhưng dễ bị động thai, sẩy thai.
Triệu chứng vô sinh nam phổ biến
Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu nhận biết vô sinh ở nam giới duy nhất là không có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng khác như:
- Có các vấn đề về chức năng tình dục như khó xuất tinh, xuất tinh ít, suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới, rối loạn cương dương hoặc dương vật cương cứng không đủ lâu cho quá trình quan hệ tình dục.
- Đau sưng hoặc xuất hiện khối u ở tinh hoàn.
- Tăng trưởng tuyến vú một cách bất thường.
- Giảm lông ở mặt, lông cơ thể.
- Số lượng tinh trùng thấp (ít hơn 15 triệu tinh trùng trên 1 ml tinh dịch).
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
- Mất khả năng nhận biết mùi hương.
Các dấu hiệu vô sinh nam thường không quá rõ ràng và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, nếu nghi ngờ vô sinh, hãy đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán y tế.
Nguyên nhân vô sinh nam
Các vấn đề ở tinh trùng như số lượng tinh trùng ít, tinh trùng dị dạng hoặc mất chức năng là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh ở nam giới. Thông thường, các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng bao gồm:
1. Nguyên nhân
y tế
Một số vấn đề sinh sản của nam giới có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý hoặc các phương pháp điều trị y tế. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là tình trạng sưng các tĩnh mạch dẫn lưu ở tinh hoàn. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến sự điều hòa nhiệt độ ở tinh hoàn và làm giảm chất lượng, số lượng và chức năng của tinh trùng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh ở nam giới.
- Nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây cản trở sản xuất tinh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh trùng. Các bệnh lý này bao gồm: Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn và một số bệnh lây qua đường tình dục (bệnh lậu hoặc HIV).
- Xuất tinh ngược: Là tình trạng tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra khỏi cơ thể thông qua đầu dương vật. Một số bệnh lý dẫn đến xuất tinh ngược bao gồm: Bệnh tiểu đường, chấn thương cột sống, phẫu thuật bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lý về niệu đạo. Bên cạnh đó, nam giới bị chấn thương tủy sống có thể mất khả năng xuất tinh mặc dù họ vẫn sản xuất tinh trùng như bình thường.
- Tinh hoàn ẩn: Ở một số nam giới, tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu trong quá trình phát triển của thai nhi. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng và dẫn đến vô sinh.
- Kháng thể tấn công tinh trùng: Đây là tình trạng các kháng thể của cơ thể nhầm lẫn tinh trùng là các tế bào gây hại và cố gắng loại bỏ tinh trùng.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Các rối loạn ở tinh hoàn, các tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và các tuyến thượng thận có thể dẫn đến suy sinh dục nam.
- Khối u: Ung thư hoặc các khối u trong cơ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra, trong một số trường hợp, xạ trị, hóa trị hoặc các thủ thuật điều trị khối u có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
- Có vấn đề ở ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh có thể bị chặn vì nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc các vấn đề phát triển bất thường khác.
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Một số nam giới đôi khi có thể mang hai nhiễm sắc thể XX và một nhiễm sắc thể Y (thay vì một X và một Y). Điều này dẫn đến các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục nam và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
- Bệnh Celiac: Là một dạng rối loạn tiêu hóa nhạy cảm với Gluten và có khả năng gây vô sinh ở nam giới.
- Sử dụng một số loại thuốc: Như liệu pháp thay thế Testosterone, Steroid dài hạn, thuốc xạ trị (hóa trị) ung thư, thuốc chống nấm, thuốc chống viêm loét,… có thể hạn chế khả năng sản xuất tinh trùng và gây vô sinh.
- Đã từng phẫu thuật trước đây: Một số phẫu thuật như cắt ống dẫn tinh, điều trị thoát vị ben, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật bụng điều trị ung thư,… đều có thể dẫn đến rối loạn sản xuất tinh trùng và tăng nguy cơ vô sinh.
2. Tác động của môi trường
Ngoài các bệnh lý, một số yếu tố môi trường nhất định có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, chì, sơn,… có thể dẫn đến số lượng tinh trùng thấp và gây vô sinh.
- Tiếp xúc với kim loại nặng như chì cũng làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Tia X hoặc bức xạ có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Với lượng bức xạ cao, khả năng sản xuất tinh trùng có thể bị mất vĩnh viễn.
- Tinh hoàn quá nóng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
3. Lối sống và các nguyên nhân khác
Lối sống, phong cách sinh hoạt có thể làm tăng nguy nhân gây vô sinh ở nam giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Thường xuyên sử dụng rượu có thể làm giảm Testosterone trong cơ thể, gây rối loạn cương dương và giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
- Hút thuốc dẫn đến số lượng tinh trùng thấp, tinh dịch loãng và hạn chế khả năng vận động của tinh trùng.
- Sử dụng một số loại thuốc gây nghiện có thể làm tinh hoàn co lại và hạn chế số lượng tinh trùng. Ngoài ra, sử dụng cocaine hoặc cần sa cũng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
- Căng thẳng, stress, lo lắng quá độ có thể can thiệp vào một số hormone cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng. Bên cạnh đó, trầm cảm có thể gây rối loạn chức năng tinh dục, rối loạn dương dương và ức chế quá trình xuất tinh ở nam giới.
- Béo phì có thể làm giảm chức năng sinh dục, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh trùng và làm thay đổi hormone sinh sản ở nam giới.
Ngoài ra, một số người có tính chất công việc ngồi lâu, ít vận động cũng có nguy cơ vô sinh cao.
Các đối tượng dễ bị vô sinh nam
Một số nam giới dễ bị vô sinh bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu
- Sử dụng một số loại thuốc bất hợp pháp hoặc ma túy
- Thừa cân, béo phì
- Trầm cảm hoặc căng thẳng, mệt mỏi nghiêm trọng
- Có các vấn đề nhiễm trùng
- Tiếp xúc với các chất độc thường xuyên
- Từng bị chấn thương tinh hoàn
- Đã từng thắt ống dẫn tinh hoặc trải qua phẫu thuật bụng hoặc xương chậu
- Có t
iền sử tinh hoàn ẩn - Rối loạn chức năng sinh sản hoặc rối loạn chức năng di truyền
- Có các khối u và bệnh mãn tính
- Dùng một số loại thuốc hoặc trải qua các phương pháp điều trị y tế như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật
Vô sinh nam chữa được không?
Vô sinh nam có thể khắc phục và cải thiện được nếu người bệnh tiến hành điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh.
Nếu nguyên nhân vô sinh là do thiếu hụt Testosterone, nam giới có thể tăng cường sản xuất Testosterone và cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới. Tuy nhiên, nếu tình trạng vô sinh có liên quan đến các bộ phận sản xuất tinh trùng như tình hoàn, mào tinh hoàn,… người bệnh nên đến bệnh viện để gặp chuyên gia và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, nam giới cần xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, ma túy, hạn chế stress, tăng cường vận động,… để hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.
Cách chẩn đoán vô sinh nam
Để chẩn đoán vô sinh nam, các bác sĩ thường bắt đầu đầu bằng việc khám sức khỏe tổng thể, phân tích tinh dịch hoặc đề nghị một số xét nghiệm cụ thể khác. Các chẩn đoán cụ thể như sau:
1. Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe tổng quát bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và các vấn đề sức khỏe trong quá khứ. Các bệnh lý có thể liên quan đến việc vô sinh bao gồm:
- Chấn thương hoặc xoắn tinh hoàn
- Nhiễm trùng như quai bị hoặc viêm mào tinh hoàn
- Các loại thuốc đã từng hoặc đang sử dụng
- Thói quen tình dục, tần suất và thời gian quan hệ.
Thông thường, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cởi bỏ quần áo và mặc áo choàng y tế. Sau đó, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra:
- Dương vật
- Bìu
- Tinh hoàn
- Ống dẫn tinh
Dây thừng tinh - Ống phóng tinh
- Niệu đạo
- Bàng quang
- Tiết niệu
- Hậu môn
- Trực tràng
- Đo nhịp tim và thể tích của tinh hoàn
2. Phân tích tinh dịch
Phân tích tinh dịch có thể xác định chất lượng, số lượng và các bệnh lý liên quan đến tinh trùng. Để lấy được mẫu tinh dịch đảm bảo chất lượng, nam giới cần kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất là 7 ngày.
Cách tốt nhất để lấy mẫu tinh dịch là thủ dâm. Sau khi xuất tinh, tinh trùng cần được bảo quản trong một hộp chuyên dụng với nhiệt độ phù hợp. Điều này có thể tránh ảnh hưởng và khiến tinh trùng tử vong. Ngoài ra, trong một số trường hợp mẫu tinh trùng có thể được thu thập thông qua bao cao su sau khi quan hệ.
Tinh dịch sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để đánh giá số lượng, chất lượng, hình dạng và chức năng vận động của tinh trùng. Các xét nghiệm cũng có thể kiểm tra các vấn đề như nhiễm trùng, vi khuẩn tồn tại trong tinh dịch nam giới.
Nếu kết quả xét nghiệm tinh trùng là bình thường, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra vợ hoặc bạn tình của nam giới trước khi tiến hành các xét nghiệm vô sinh nam khác.
3. Các xét nghiệm bổ sung
Một số xét nghiệm bổ sung có thể hỗ trợ xác định tình trạng vô sinh nam bao gồm:
- Siêu âm bìu: Có thể xác định tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh và các vấn đề khác bên trong tinh hoàn.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Kiểm tra tuyến yên, vùng dưới đồi và tinh hoàn có thể xác nhận các vấn đề nội tiết và nồng độ Testosterone trong cơ thể.
- Xét nghiệm di truyền: Có thể kiểm tra tình trạng nhiễm sắc thể hoặc các dấu hiệu bất thường trong di truyền ở nam giới.
- Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh: Điều này có thể kiểm tra lượng tinh trùng có trong nước tiểu và xác định tình trạng xuất tinh ngược.
- Sinh thiết tinh hoàn: Là việc lấy một mẫu mô ở tinh hoàn và kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Điều này có thể kiểm tra chức năng sản xuất tinh trùng, các vấn đề tắc nghẽn hoặc viêm ở tinh hoàn.
- Siêu âm cắt ngang: Là việc sử dụng một đầu dò siêu âm đưa vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh và túi tinh.
- Xét nghiệm chức năng tinh trùng: Có thể giúp bác sĩ xác định sức khỏe và khả năng sống sót của tinh trùng sau khi gặp trứng. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường ít khi được thực hiện và không mang lại kết quả rõ ràng.
Biện pháp điều trị vô sinh nam
Thông thường, rất khó để xác định các nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới. Trong một số trường hợp, người phụ nữ cũng được yêu cầu kiểm tra và xác định sức khỏe sinh sản trước khi tiến hành điều trị vô sinh nam.
Một số phương pháp điều trị vô sinh ở nam giới bao gồm:
1. Điều trị y tế
Mục tiêu cuối cùng khi điều trị vô sinh nam là thụ tinh. Một số phương pháp điều trị y tế phổ biến như:
- Phẫu thuật có thể điều tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc tắc nghẽn ống dẫn tinh.
- Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng và khôi phục khả năng sinh sản.
- Thuốc và các liệu pháp cải thiện chức năng sinh sản như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Liệu pháp Hormone được dùng để cải thiện Hormone sinh sản và quá trình sản xuất tinh trùng. Thường được áp dụng để điều trị suy sinh dục hoặc rối loạn chức năng sinh sản.
2. Thụ tinh nhân tạo
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) là phương pháp lấy tinh trùng bình thường thông qua phẫu thuật để đưa vào đường sinh dục nữ hoặc thụ tinh thông qua ống nghiệm. Các phương pháp cụ thể bao gồm:
- Thụ tinh bên trong tử cung (IUI): Tinh trùng khỏe mạnh sẽ được bơm vào tử cung vào thời điểm rụng trứng. Điều này có thể đảm bảo việc thụ tinh tự nhiên diễn ra.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Tinh trùng và trứng sẽ được hòa trộn với nhau trong một ống nghiệm. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đặt trở lại vào tử cung để phát triển thành bào thai như bình thường.
- Tiêm tinh trùng vào tế bào chất (ICSI): Tinh trùng sẽ được tiêm vào trứng. Trứng sẽ được cấy vào tử cung để phát triển thành bào thai. ICSI thường được chỉ định khi số lượng tinh trùng cực kỳ thấp hoặc tinh trùng dị dạng, bất thường.
3. Biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoại trừ điều trị y tế và thụ tinh trong ống nghiệm, nam giới có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để tăng cơ hội thụ thai. Các biện pháp bao gồm:
- Tăng tần suất quan hệ tình dục, quan hệ tình dục mỗi ngày hoặc mỗi ngày, đặc biệt là trước ngày rụng trứng để làm tăng khả năng thụ thai.
- Quan hệ tình dục vào giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng khả năng thụ tinh. Điều này sẽ đảm bảo rằng tinh trùng có mặt đúng lúc khi rụng trứng và xảy ra quá trình thụ thai.
- Tránh sử dụng chất bôi trơn, nước hoa vùng kín. Các chất này có thể làm giảm chức năng và chuyển động của tinh trùng.
- Không sử dụng các chất kích thích, cần sa, cocaine, thuốc lá, rượu và thức uống chứa cồn để đảm bảo sức khỏe của tinh trùng.
- Tránh tắm nước quá nóng hoặc xông hơi thường xuyên. Nhiệt độ cao có thể làm hạn chế quá trình sản xuất tinh trùng.
Đối với một số nam giới, các phương pháp chữa vô sinh nam có thể không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị các cặp vợ chồng nhận con nuôi hoặc nhận tinh trùng từ người hiến tặng.
Biện pháp phòng ngừa vô sinh nam
Một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây vô sinh nam không thể phòng ngừa. Tùy nhiên, nam giới có thể hạn chế nguy cơ bằng cách lưu ý một số vấn đề như:
- Tránh hút thuốc, sử dụng cần sa, rượu nặng, nhiệt độ quá cao. Bởi vì những điều này có thể làm ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Tăng cường các hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe và khả năng sản xuất tinh trùng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Bổ sung cá nước lạnh, động vật có vỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc, trái cây và các sản phẩm sữa ít béo có thể cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Giảm cân, giữ cân nặng ở mức hợp lý, khoa học.
- Hạn chế căng thẳng, stress, mệt mỏi, làm việc quá sức.
- Tránh tiếp xúc với kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất độc khác.
- Mang dụng cụ bảo hộ khi chơi các môn thể thao va chạm.
Vô sinh nam có thể dẫn đến căng thẳng, rối loạn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu vô sinh, hãy đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị.
Xem thêm: 8 thực phẩm lợi tiểu có thể giúp bạn tránh bị ứ nước
Tin mới nhất
- Kích thước dương vật bao nhiêu là chuẩn
- Công dụng chữa bệnh của Bạch Cập
- Các loại xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý
- Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho và những điều mẹ cần biết
- Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?
- CHUYÊN GIA CHIA SẺ ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì kiêng gì?
- Bạn đọc bày trăm cách chữa viêm xoang, vì sao?
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp
- 5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ TOP 10 loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được khuyên dùng
- TIN TỨC UNG THƯ Giữ gìn vóc dáng với 2 ngày cuối tuần
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN 14 Cách chữa đau họng cho bà bầu bằng tự nhiện an toàn tại nhà
- TIN TỨC UNG THƯ 15 thực phẩm giải nhiệt mùa hè không thể thiếu trong tủ lạnh nhà bạn