Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp
Tìm hiểu chung
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?
Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van tim cũng như lớp lót bên trong các buồng tim (nội tâm mạc). Viêm nội tâm mạc xảy ra khi các sinh vật gây bệnh chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm đi vào máu và ở lại trong tim. Trong hầu hết các trường hợp, những sinh vật này là liên cầu, tụ cầu hoặc các loài vi khuẩn thường sống trên bề mặt cơ thể.
Tùy thuộc vào độc lực của các mầm bệnh, tổn thương tim do viêm nội tâm mạc có thể nhanh chóng và nặng (viêm nội tâm mạc cấp tính) hoặc chậm hơn và ít nguy kịch (viêm nội tâm mạc bán cấp).
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus viridans, xảy ra trên van bị tổn thương và nếu không được điều trị thì sẽ gây tử vong trong vòng 6 tuần đến 1 năm.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?
Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van tim cũng như lớp lót bên trong các buồng tim (nội tâm mạc). Viêm nội tâm mạc xảy ra khi các sinh vật gây bệnh chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm đi vào máu và ở lại trong tim. Trong hầu hết các trường hợp, những sinh vật này là liên cầu, tụ cầu hoặc các loài vi khuẩn thường sống trên bề mặt cơ thể.
Tùy thuộc vào độc lực của các mầm bệnh, tổn thương tim do viêm nội tâm mạc có thể nhanh chóng và nặng (viêm nội tâm mạc cấp tính) hoặc chậm hơn và ít nguy kịch (viêm nội tâm mạc bán cấp).
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus viridans, xảy ra trên van bị tổn thương và nếu không được điều trị thì sẽ gây tử vong trong vòng 6 tuần đến 1 năm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?
Các triệu chứng phổ biến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là:
- Sốt nhẹ (dưới 39 độ C);
- Ớn lạnh;
- Đổ mồ hôi đêm;
- Đau cơ và khớp;
- Cảm giác mệt mỏi dai dẳng;
- Đau đầu;
- Khó thở;
- Chán ăn;
- Sụt cân;
- Các nốt nhỏ, mềm trên các ngón tay hoặc ngón chân;
- Các mạch máu nhỏ bị vỡ ở lòng trắng của mắt, vòm miệng, bên trong má, trên ngực hoặc trên các ngón tay và ngón chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?
Các triệu chứng phổ biến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là:
- Sốt nhẹ (dưới 39 độ C);
- Ớn lạnh;
- Đổ mồ hôi đêm;
- Đau cơ và khớp;
- Cảm giác mệt mỏi dai dẳng;
- Đau đầu;
- Khó thở;
- Chán ăn;
- Sụt cân;
- Các nốt nhỏ, mềm trên các ngón tay hoặc ngón chân;
- Các mạch máu nhỏ bị vỡ ở lòng trắng của mắt, vòm miệng, bên trong má, trên ngực hoặc trên các ngón tay và ngón chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Viêm nội tâm mạc dạng này thường được gây ra bởi một trong số các vi khuẩn nhóm streptococci viridans (Streptococcus Sanguis, mutans, mitis hoặc milleri) thường sống trong miệng và cổ họng. Streptococcus bovis hoặc Streptococcus equinus cũng có thể gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp, thường ở những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm túi thừa hoặc ung thư đại tràng. Viêm nội tâm mạc bán cấp có xu hướng liên quan đến các van tim bất thường chẳng hạn như van tim bị hẹp hoặc bị rò. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường gây ra các triệu chứng không đặc hiệu, có thể kéo dài nhiều tuần trước khi được chẩn đoán.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Viêm nội tâm mạc dạng này thường được gây ra bởi một trong số các vi khuẩn nhóm streptococci viridans (Streptococcus Sanguis, mutans, mitis hoặc milleri) thường sống trong miệng và cổ họng. Streptococcus bovis hoặc Streptococcus equinus cũng có thể gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp, thường ở những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm túi thừa hoặc ung thư đại tràng. Viêm nội tâm mạc bán cấp có xu hướng liên quan đến các van tim bất thường chẳng hạn như van tim bị hẹp hoặc bị rò. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường gây ra các triệu chứng không đặc hiệu, có thể kéo dài nhiều tuần trước khi được chẩn đoán.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bán cấp có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, chẳng hạn như:
- Van tim nhân tạo. Mầm bệnh có xu hướng dính vào một van tim nhân tạo hơn là một van tim bình thường;
- Khuyết tật tim bẩm sinh. Nếu bạn mắc một vài dạng khuyết tật tim thì trái tim dễ bị nhiễm trùng hơn;
- Tiền sử bị viêm nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc gây thiệt hại mô tim và van tim, tăng nguy cơ nhiễm trùng tim trong tương lai;
- Van tim bị hư. Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc nhiễm trùng, có thể gây tổn thương hoặc gây ra sẹo ở một hoặc nhiều van tim, làm cho chúng dễ bị viêm nội tâm mạc;
- Tiền sử tiêm ma túy theo đường tĩnh mạch. Những người sử dụng ma túy theo hình thức này có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc. Kim sử dụng để tiêm thuốc có thể bị nhiễm trùng, gây viêm nội tâm mạc.
Những ai thường mắc phải bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bán cấp có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, chẳng hạn như:
- Van tim nhân tạo. Mầm bệnh có xu hướng dính vào một van tim nhân tạo hơn là một van tim bình thường;
- Khuyết tật tim bẩm sinh. Nếu bạn mắc một vài dạng khuyết tật tim thì trái tim dễ bị nhiễm trùng hơn;
- Tiền sử bị viêm nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc gây thiệt hại mô tim và van tim, tăng nguy cơ nhiễm trùng tim trong tương lai;
- Van tim bị hư. Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc nhiễm trùng, có thể gây tổn thương hoặc gây ra sẹo ở một hoặc nhiều van tim, làm cho chúng dễ bị viêm nội tâm mạc;
- Tiền sử tiêm ma túy theo đường tĩnh mạch. Những người sử dụng ma túy theo hình thức này có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc. Kim sử dụng để tiêm thuốc có thể bị nhiễm trùng, gây viêm nội tâm mạc.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh viêm nội tâm mạc dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu, triệu chứng chẳng hạn như sốt. Bằng cách sử dụng ống nghe để nghe tim, bác sĩ có thể nghe thấy một âm thổi mới hoặc một âm thổi khác so với trước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc.
Nhiễm trùng có thể giống các bệnh khác khi bệnh ở giai đoạn đầu. Các xét nghiệm khác nhau có thể cần thiết để giúp xác định chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm quan trọng nhất là kiểm tra máu để xác định có vi khuẩn hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem có các điều kiện nhất định hay không, bao gồm thiếu máu hay thiếu tế bào hồng cầu lành mạnh có thể là một dấu hiệu của viêm nội tâm mạc;
- Siêu âm qua ngả thực quản. Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh trái tim khi hoạt động. Loại siêu âm này cho phép bác sĩ có được một cái nhìn sâu hơn về van tim. Nó thường được sử dụng để kiểm tra xem có các dấu hiệu nhiễm trùng hay không;
- Điện tâm đồ (ECG). Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bằng phương pháp không xâm lấn này nếu cho rằng viêm nội tâm mạc có thể gây ra nhịp tim bất thường. Điện tâm đồ đo thời gian và độ dài của mỗi giai đoạn điện trong nhịp tim;
- X-quang ngực. Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ xem tình trạng của phổi và tim. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh X-quang để xem viêm nội tâm mạc có làm cho trái tim của bạn to ra hay không hoặc nhiễm trùng đã lan rộng đến phổi chưa;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Bạn có thể cần chụp CT hoặc MRI não, ngực hoặc các bộ phận khác nếu bác sĩ cho rằng nhiễm trùng đã lan đến các khu vực này.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bước điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh. Đôi khi, nếu van tim đã bị hư hỏng do nhiễm trùng thì sẽ cần phải phẫu thuật.
Nếu bạn bị viêm nội tâm mạc thì có thể cần tiêm kháng sinh tĩnh mạch liều cao trong bệnh viện. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định loại vi sinh vật gây nhiễm ở tim, qua đó bác sĩ có thể lựa chọn kháng sinh tốt nhất hoặc kết hợp các loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Thông thường, bạn sẽ cần dùng kháng sinh trong 2-6 tuần hoặc lâu hơn để loại bỏ nhiễm trùng. Khi hết sốt và các dấu hiệu hay triệu chứng nặng đi qua, bạn có thể xuất viện và tiếp tục điều trị kháng sinh tĩnh mạch bằng cách đến phòng mạch của bác sĩ theo hướng dẫn hoặc với dịch vụ chăm sóc tại nhà. Bạn cần đi gặp bác sĩ thường xuyên để đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị.
Bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân, đây có thể là dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng suy tim.
Nếu nhiễm trùng làm tổn thương van tim, bạn có thể gặp các triệu chứng và biến chứng trong nhiều năm sau khi điều trị. Đôi khi, bạn cần phải phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc thay thế một van bị hỏng, điều trị viêm nội tâm mạc do nhiễm nấm.
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật van bị hư hỏng hay thay thế nó bằng một van nhân tạo làm từ mô động vật hoặc các vật liệu nhân tạo.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh viêm nội tâm mạc dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu, triệu chứng chẳng hạn như sốt. Bằng cách sử dụng ống nghe để nghe tim, bác sĩ có thể nghe thấy một âm thổi mới hoặc một âm thổi khác so với trước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc.
Nhiễm trùng có thể giống các bệnh khác khi bệnh ở giai đoạn đầu. Các xét nghiệm khác nhau có thể cần thiết để giúp xác định chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm quan trọng nhất là kiểm tra máu để xác định có vi khuẩn hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem có các điều kiện nhất định hay không, bao gồm thiếu máu hay thiếu tế bào hồng cầu lành mạnh có thể là một dấu hiệu của viêm nội tâm mạc;
- Siêu âm qua ngả thực quản. Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh trái tim khi hoạt động. Loại siêu âm này cho phép bác sĩ có được một cái nhìn sâu hơn về van tim. Nó thường được sử dụng để kiểm tra xem có các dấu hiệu nhiễm trùng hay không;
- Điện tâm đồ (ECG). Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bằng phương pháp không xâm lấn này nếu cho rằng viêm nội tâm mạc có thể gây ra nhịp tim bất thường. Điện tâm đồ đo thời gian và độ dài của mỗi giai đoạn điện trong nhịp tim;
- X-quang ngực. Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ xem tình trạng của phổi và tim. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh X-quang để xem viêm nội tâm mạc có làm cho trái tim của bạn to ra hay không hoặc nhiễm trùng đã lan rộng đến phổi chưa;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Bạn có thể cần chụp CT hoặc MRI não, ngực hoặc các bộ phận khác nếu bác sĩ cho rằng nhiễm trùng đã lan đến các khu vực này.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bước điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh. Đôi khi, nếu van tim đã bị hư hỏng do nhiễm trùng thì sẽ cần phải phẫu thuật.
Nếu bạn bị viêm nội tâm mạc thì có thể cần tiêm kháng sinh tĩnh mạch liều cao trong bệnh viện. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định loại vi sinh vật gây nhiễm ở tim, qua đó bác sĩ có thể lựa chọn kháng sinh tốt nhất hoặc kết hợp các loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Thông thường, bạn sẽ cần dùng kháng sinh trong 2-6 tuần hoặc lâu hơn để loại bỏ nhiễm trùng. Khi hết sốt và các dấu hiệu hay triệu chứng nặng đi qua, bạn có thể xuất viện và tiếp tục điều trị kháng sinh tĩnh mạch bằng cách đến phòng mạch của bác sĩ theo hướng dẫn hoặc với dịch vụ chăm sóc tại nhà. Bạn cần đi gặp bác sĩ thường xuyên để đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị.
Bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân, đây có thể là dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng suy tim.
Nếu nhiễm trùng làm tổn thương van tim, bạn có thể gặp các triệu chứng và biến chứng trong nhiều năm sau khi điều trị. Đôi khi, bạn cần phải phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc thay thế một van bị hỏng, điều trị viêm nội tâm mạc do nhiễm nấm.
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật van bị hư hỏng hay thay thế nó bằng một van nhân tạo làm từ mô động vật hoặc các vật liệu nhân tạo.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, trong đó có thể bao gồm: thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa, tránh đánh răng mạnh tay, khám nha khoa thường xuyên, đảm bảo răng giả đúng vị trí;
- Tránh gây nhiễm trùng da, bao gồm xỏ khuyên trên cơ thể và xăm mình;
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hoặc thủ thuật ngoại khoa trong bệnh viện;
- Điều trị các tình trạng liên quan đến tim kịp thời;
- Tránh sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch;
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống phù hợp;
- Giải quyết ngay bất kỳ vấn đề y khoa nào gây suy giảm hệ miễn dịch bao gồm cả điều trị nhiễm HIV và AIDS;
- Thường xuyên tái khám nếu được chẩn đoán từng mắc bệnh viêm nội tâm mạc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?
Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, trong đó có thể bao gồm: thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa, tránh đánh răng mạnh tay, khám nha khoa thường xuyên, đảm bảo răng giả đúng vị trí;
- Tránh gây nhiễm trùng da, bao gồm xỏ khuyên trên cơ thể và xăm mình;
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hoặc thủ thuật ngoại khoa trong bệnh viện;
- Điều trị các tình trạng liên quan đến tim kịp thời;
- Tránh sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch;
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống phù hợp;
- Giải quyết ngay bất kỳ vấn đề y khoa nào gây suy giảm hệ miễn dịch bao gồm cả điều trị nhiễm HIV và AIDS;
- Thường xuyên tái khám nếu được chẩn đoán từng mắc bệnh viêm nội tâm mạc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Tinh trùng ít là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị
Tin mới nhất
- 13 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn dưa lưới
- Cách dùng lá xạ đen là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng lá xạ đen
- TOP 7 thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2020
- Công dụng nấm lim xanh trong ngăn ngừa và chữa trị mỡ máu cao
- Chủ quan trước bệnh VIÊM ĐẠI TRÀNG – Tình trạng chung đáng báo động của người Việt hiện nay
- Mẹo chữa thận yếu bằng đậu đen theo dân gian
- 5 Thuốc đau xương khớp của Nhật Bản – BS khuyên dùng
- Sốt màng não miền núi (sốt màng não) điều trị như thế nào?
- [Tổng hợp] – Top 8+ thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ tốt nhất
- Nên thử ngay những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho phụ nữ