Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Có chữa được không? là thắc mắc phổ biến nhất của các bệnh nhân. Ngoài các cơn đau nhức kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, bệnh lý này còn có thể gây ra những biến chứng nào? Làm thế nào để đẩy lùi triệu chứng hiệu quả?
Bệnh thoái hóa khớp có tên tiếng Anh là Osteoarthritis hoặc Degenerative Arthritis. Đây là tình trạng tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn, đi kèm các phản ứng viêm nhiễm. Nếu sụn khớp bình thường mang đặc điểm trơn láng, nguyên vẹn và có cấu trúc xương dưới sụn ổn định thì khi bị thoái hóa khớp, sụn khớp sẽ bị bào mòn theo thời gian, từ từ trở nên xù xì và xơ cứng.
Khi đó, khu vực xương dưới sụn cũng thay đổi hình thái và cấu trúc, bị xơ hóa, xuất hiện những vết nứt nhỏ, đồng thời tạo ra các chất gây viêm. Sự biến dạng này khiến phần đầu xương khớp bị trơ ra, sau đó biến đổi thành gai xương bên rìa, kéo theo sự sụt giảm mật độ khoáng và dịch khớp. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sưng tấy và đau nhức ở vùng khớp chịu tổn thương.
Trong những trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn sẽ mỏng đến mức không che phủ được toàn bộ đầu xương. Do đó, khi vận động, xương dưới sụn sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn nhau, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và tê liệt mỗi khi vận động.
Thoái hóa khớp thường bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sự vận động nặng trong một khoảng thời gian dài, tình trạng thừa cân – béo phì hoặc các chấn thương xương khớp không được điều trị triệt để.
Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, thoái hóa khớp là tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người trưởng thành. Khoảng 80% người bệnh thoái hóa khớp bị hạn chế khả năng vận động, trong đó 25% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt cơ bản hàng ngày. Thoái hóa khớp có các biến chứng cụ thể như sau:
Giảm năng suất lao động
Các cơn đau nhức tại khớp cổ tay, khớp vai, khớp gối sẽ gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày như: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, nấu ăn… Bên cạnh đó, tình trạng này cũng góp phần làm trì trệ hoặc gián đoạn công việc của bạn. Một số người đã buộc phải tạm thời nghỉ việc vì các cơn nhức mỏi mạn tính mà bệnh lý này mang lại. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mất ngủ
Các triệu chứng khó chịu của bệnh thoái hóa khớp (đau nhức, cứng khớp, cử động hạn chế…) thường trở nên tồi tệ về đêm. Những bất tiện này sẽ dẫn đến sự căng thẳng thần kinh. Vì vậy, người bệnh dễ bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, trằn trọc, ăn không ngon… Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, người bệnh có thể bị mất ngủ mạn tính và suy nhược cơ thể.
Rối loạn lo âu, trầm cảm
Một nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thoái hóa khớp, lo lắng và trầm cảm. Các chuyên gia kết luận các cơn đau nhức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, làm tăng mức độ lo lắng và nguy cơ trầm cảm của bệnh nhân.
Hơn 40% những người tham gia nghiên cứu khẳng định rằng các triệu chứng thoái hóa khớp khiến họ lo lắng, bất an và dễ trầm cảm hơn. Sự căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược thể chất – tinh thần chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này.
Tăng cân
Những cơn đau cứng khớp kéo dài có thể giới hạn khả năng vận động đáng kể, khiến bệnh nhân trở nên lười vận động (đi bộ, chơi thể thao, tập vật lý trị liệu…). Nếu không vận động thường xuyên, người bệnh thoái hóa khớp có thể bị thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, đồng thời mắc bệnh viêm khớp và tim mạch.
Bệnh gout
Khi bạn bị thoái hóa khớp, sự biến đổi sụn khớp có thể hình thành các tinh thể urat natri, từ đó gây ra bệnh gout cùng những cơn đau cấp tính. Thông thường, bệnh gout sẽ xuất hiện tại ngón chân cái.
Vôi hóa sụn khớp
Khi mô sụn bị bào mòn theo thời gian, cơ thể sẽ sửa chữa tổn thương bằng cách sản xuất nhiều tinh thể canxi ở các vị trí này. Sự tập trung tinh thể canxi bất thường tại khớp sẽ chèn ép dây thần kinh, dây chằng cùng các mô mềm xung quanh. Thêm vào đó, tinh thể canxi có xu hướng phát triển thành gai xương.
Gai xương có thể phá vỡ cấu trúc ổn định của khớp, dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau nhức, cứng khớp và giới hạn phạm vi hoạt động. Nếu bị thoái hóa khớp ở cột sống, gai xương có khả năng làm rách, nứt đĩa đệm, từ đó làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Gãy xương
Sự bào mòn sụn khớp trên diện rộng sẽ khiến khớp xương tổn thương nghiêm trọng, dễ bị nứt vỡ hoặc đứt gãy. Bên cạnh đó, sụn khớp không chỉ có nhiệm vụ giảm thiểu lực ma sát khi vận động mà còn giữ vai trò hạn chế áp lực lên đầu xương. Vì vậy, khi mô sụn bị bào mòn, xương rất dễ gãy khi bị tác động bởi một lực đủ mạnh.
Tổn thương các cơ quan lân cận
Sự tổn thương ở mô sụn có thể chèn ép, tạo áp lực lớn lên bao hoạt dịch, dây chằng và một số dây thần kinh xung quanh. Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp gối có thể gây yếu cơ và tăng nguy cơ viêm nhiễm tại bao hoạt dịch, trong khi đó, thoái hóa cột sống có thể khởi sinh hội chứng đau thần kinh tọa.
Biến dạng khớp hoặc bại liệt
Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, quá trình thoái hóa sụn khớp sẽ diễn ra nhanh chóng cho đến khi mô sụn hoàn toàn bị bào mòn. Lúc này, khớp bắt đầu biến dạng do sự phát triển bất thường của gai xương. Cấu trúc tự nhiên dần dần mất đi sự ổn định vốn có. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị bại liệt theo thời gian.
Ngoài ra, thoái hóa khớp có thể dẫn đến hoại tử xương, chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp, đứt dây chằng và suy giảm gân quanh khớp. Trong một số trường hợp, u nang bao hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang Baker) sẽ được hình thành khi chất dịch lỏng tại khớp trở nên dư thừa.
Nhìn chung, thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính khó trị, có thể gây tàn tật. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không?
Thoái hóa khớp có xu hướng phát triển mạn tính. Hiện tại, bệnh lý này chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Do đó, hầu hết người bị thoái hóa khớp phải chấp nhận sống chung với bệnh lý này trong khoảng thời gian lâu dài.
Nếu chủ động chăm sóc và chữa bệnh kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng cũng như kiểm soát tốt mức độ tổn thương của mô sụn. Ngược lại, tâm lý chủ quan, thụ động có thể khiến bệnh tình trở nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, các hướng điều trị thoái hóa khớp tương đối đa dạng. Căn cứ vào mức độ bệnh lý và lựa chọn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu
Đối với bệnh thoái hóa khớp thể nhẹ, người bệnh có thể chống viêm, giảm đau bằng các phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu như: xoa bóp, chườm nóng, luyện tập cơ – khớp, dùng máy phát sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại…
Bên cạnh đó, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và tránh vận động mạnh. Phương pháp này chỉ phát huy công dụng ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ chức năng khác để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Phương pháp Tây y
Là phương pháp đẩy lùi thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay, điều trị bằng Tây y bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật. Cách chữa bệnh thoái hóa khớp phụ thuộc khá nhiều vào thể trạng và mức độ bệnh lý của người bệnh.
- Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp có tác dụng chung là kháng viêm, giảm đau, có thể tác động vào cơ thể thông qua đường bôi, đường uống, dán tại chỗ hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí thoái hóa. Acetaminophen và một số loại thuốc không kê đơn khác có công dụng giảm nhanh những cơn đau nhức.
Thêm vào đó, những loại thực phẩm chức năng bổ sung chondroitin và glucosamine có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất dịch khớp và tế bào sụn, từ đó tăng cường tính linh hoạt, dẻo dai của hệ thống xương khớp.
Bệnh nhân chỉ nên điều trị bệnh lý này bằng thuốc Tây theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường bổ sung canxi từ trứng, rau xanh, cá biển, đồng thời hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, giàu dầu mỡ và các loại thức uống có cồn.
Đối với các trường hợp tương đối nặng, người bị thoái hóa khớp sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa cũng như không lạm dụng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chỉ áp dụng khi bệnh thoái hóa khớp bước vào giai đoạn nghiêm trọng (cứng khớp, biến dạng khớp, thoái hóa khớp và viêm bao dịch hoạt). Lúc này, trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện nhiều bước kiểm tra như: nội soi khớp, xét nghiệm máu, chụp X-quang vùng khớp bị tổn thương.
Tùy theo mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ quyết định nên vệ sinh xương khớp hay phẫu thuật thay thế, cắt bỏ khớp. Một số biện pháp can thiệp thoái hóa khớp phổ biến là mổ thay khớp, khoan kích thích tạo xương (microfracture), nội soi khớp (cắt, bào, rửa khớp)…
Phương pháp Đông y
Với thành phần thảo dược tự nhiên, lành tính (cà gai, xích đồng, kim ngân cành, dây đau xương), các bài thuốc Đông y có khả năng cải thiện triệu chứng từ bên trong, góp phần sản xuất dịch khớp, tăng cường chức năng của tạng phủ cũng như bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, Đông y còn chữa bệnh thoái hóa khớp bằng cách điện phân, bấm huyệt, châm cứu. Vì vậy, phương pháp chữa bệnh này tương đối an toàn, hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp
Tuy là bệnh lý khó điều trị dứt điểm nhưng thoái hóa khớp có thể được phòng ngừa khá dễ dàng. Các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả, đồng thời nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Đi, đứng, ngồi, nằm thẳng lưng, đúng tư thế nhằm hạn chế áp lực lên khớp tay, chân, cột sống, giảm nguy cơ thoái hóa sụn khớp, đồng thời duy trì sự ổn định, dẻo dai của hệ thống xương khớp.
- Tránh mang vác đồ vật cồng kềnh, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
- Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên dành nhiều thời gian thư giãn tinh thần, phục hồi sức khỏe và tái tạo mô sụn.
- Tập thể dục 15 – 30 phút/ngày với cường độ phù hợp. Những hoạt động thể chất lành mạnh này có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường chức năng vận động, duy trì vóc dáng và phòng ngừa bệnh tim mạch.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối, ưu tiên những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, canxi, kali, sắt, đạm và chất xơ, đồng thời hạn chế ăn món cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị, tránh các thức uống có cồn.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm thế sống chung với bệnh trong một khoảng thời gian dài, đồng thời chủ động chăm sóc bản thân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bạn có thể kiểm soát tốt triệu chứng, từ đó cải thiện tình trạng thoái hóa khớp một cách hiệu quả.
Xem thêm: Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh
Tin mới nhất
- Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm
- Cây xạ đen chữa bệnh ung thư không? Cách sử dụng cây lá xạ đen khô
- Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Mổ ở đâu tốt? Chi phí bao nhiêu?
- Dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- BS Lệ Quyên chia sẻ quá trình điều trị thành công chứng mất ngủ cho NSƯT Hương Dung
- 7 tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều
- 6 trò chơi tập thể dục giúp cả nhà vừa khỏe vừa vui
- Cách ngâm rượu nấm lim công dụng rượu nấm lim tăng cường sinh lý
- 7 tác dụng của bưởi với sức khỏe trẻ em, bạn không nên bỏ qua
- Da mặt bị ngứa nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả, an toàn