3 câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không phổ biến như tiểu đường tuýp 2 và thời gian phát bệnh thường ở lứa tuổi trẻ hơn. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể của bạn, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không phổ biến như tiểu đường tuýp 2 và thời gian phát bệnh thường ở lứa tuổi trẻ hơn. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể của bạn, nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường (glucose) huyết trong cơ thể tăng cao.

Bệnh tiểu đường tuýp 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hay bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất ra insulin. Insulin là một hormone kích thích glucose (là nguồn “nhiên liệu” cho các tế bào của cơ thể bạn) đi vào các tế bào.

Quá trình này khác với bệnh tiểu đường tuýp 2, là tình trạng cơ thể sử dụng insulin không đúng hoặc không có đủ lượng insulin để cân bằng mức đường trong máu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 khá hiếm. Cứ 100 bệnh nhân bị tiểu đường, thì chỉ có 5 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nhấn vào và xem sơ đồ chuyển hóa và hấp thụ glucose trong bệnh tiểu đường tuýp 1

Tại sao bạn lại mắc bệnh tiểu đường tuýp 1?

Trước khi xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn cần phải nhận thức được về cơ chế chuyển hóa glucose của cơ thể hoạt động như thế nào.

Chuyển hóa glucose

Nước bọt và hóa chất trong dạ dày của bạn sẽ chuyển hóa các thực phẩm bạn ăn vào thành glucose (một dạng đường), đó là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Gan cũng lưu giữ một lượng đường, nhưng là dưới dạng glycogen. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ hay khi nồng độ glucose trong máu quá thấp thì glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cho cơ thể sử dụng.

Các mạch máu hấp thụ đường và vận chuyển đến các tế bào, nhưng các tế bào không thể sử dụng nguồn năng lượng này mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường (glucose) huyết trong cơ thể tăng cao.

Bệnh tiểu đường tuýp 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hay bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất ra insulin. Insulin là một hormone kích thích glucose (là nguồn “nhiên liệu” cho các tế bào của cơ thể bạn) đi vào các tế bào.

Quá trình này khác với bệnh tiểu đường tuýp 2, là tình trạng cơ thể sử dụng insulin không đúng hoặc không có đủ lượng insulin để cân bằng mức đường trong máu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 khá hiếm. Cứ 100 bệnh nhân bị tiểu đường, thì chỉ có 5 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nhấn vào và xem sơ đồ chuyển hóa và hấp thụ glucose trong bệnh tiểu đường tuýp 1

Tại sao bạn lại mắc bệnh tiểu đường tuýp 1?

Trước khi xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn cần phải nhận thức được về cơ chế chuyển hóa glucose của cơ thể hoạt động như thế nào.

Chuyển hóa glucose

Nước bọt và hóa chất trong dạ dày của bạn sẽ chuyển hóa các thực phẩm bạn ăn vào thành glucose (một dạng đường), đó là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Gan cũng lưu giữ một lượng đường, nhưng là dưới dạng glycogen. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ hay khi nồng độ glucose trong máu quá thấp thì glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cho cơ thể sử dụng.

Các mạch máu hấp thụ đường và vận chuyển đến các tế bào, nhưng các tế bào không thể sử dụng nguồn năng lượng này mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy.

Tụy nhận được tín hiệu là glucose có mặt trong máu của bạn và sản xuất ra nhiều insulin hơn. Bằng cách cho phép glucose hấp thụ vào các tế bào, từ đó insulin làm giảm lượng đường trong máu và như thế, tuyến tụy sản xuất ra insulin.

Sự phá hủy các tế bào tụy

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra là do có rất ít insulin được tiết ra từ tuyến tụy của bạn. Các tế bào tụy, cụ thể là tế bào miễn dịch chuyên biệt β tụy, làm giảm nồng độ insulin nhiều đến mức không còn đủ để kiểm soát mức đường huyết của bạn.

Di truyền học có thể cũng gây ảnh hưởng trong quá trình này, và khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như virus, có thể gây ra bệnh.

Mặt khác, các nguyên nhân thông thường của bệnh tiểu đường tuýp 2 là khác nhau. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào tuyến tụy vẫn hoạt động, nhưng cơ thể bạn kháng lại insulin hay tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin hoặc cả hai nguyên nhân trên.

Bạn có thể mắc các bệnh khác khi bị tiểu đường tuýp 1 không?

Các biến chứng có thể có của bệnh tiểu đường mãn tính mà không được điều trị ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là hoại tử, nó có thể khiến người bệnh trở nên tàn tật. Nếu không điều trị và kiểm soát bệnh hợp lí, các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được glucose từ máu và sẽ chết dần dần. Hoại tử thường xảy ra ở phần dưới của cơ thể.

Ngoài hoại tử, bạn có thể bị chứng rối loạn nghiêm trọng gọi là tiểu đường nhiễm toan ceton. Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường, cơ thể tích lũy các chất (các ceton). Ceton trong máu làm máu có tính axit, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng, nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị.

Các biến chứng gây tử vong khác của bệnh tiểu đường là:

  • Bệnh tim: tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ các vấn đề về tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thu hẹp các động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
  • Bệnh thần kinh: sự tích tụ quá nhiều đường có thể gây tổn thương đến các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Tình trạng này có thể gây ra ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường là ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên phía trên cơ thể. Đường huyết kiểm soát kém có thể làm bạn mất hoàn toàn cảm giác ở các chi. Tổn thương ở các dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.
  • Bệnh thận: thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ để lọc chất thải ra khỏi máu. Tiểu đường có thể gây tổn hại đến hệ thống lọc tinh vi này. Tổn hại nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt: tiểu đường có thể gây ra các tổn thương cho các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Tổn thương bàn chân: tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không kịp điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
  • Bệnh da và miệng: bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Biến chứng trong thai kì: lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bạn có nguy cơ sẩy thai cao hơn, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp thai kì và tiền sản giật.

Tụy nhận được tín hiệu là glucose có mặt trong máu của bạn và sản xuất ra nhiều insulin hơn. Bằng cách cho phép glucose hấp thụ vào các tế bào, từ đó insulin làm giảm lượng đường trong máu và như thế, tuyến tụy sản xuất ra insulin.

Sự phá hủy các tế bào tụy

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra là do có rất ít insulin được tiết ra từ tuyến tụy của bạn. Các tế bào tụy, cụ thể là tế bào miễn dịch chuyên biệt β tụy, làm giảm nồng độ insulin nhiều đến mức không còn đủ để kiểm soát mức đường huyết của bạn.

Di truyền học có thể cũng gây ảnh hưởng trong quá trình này, và khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như virus, có thể gây ra bệnh.

Mặt khác, các nguyên nhân thông thường của bệnh tiểu đường tuýp 2 là khác nhau. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào tuyến tụy vẫn hoạt động, nhưng cơ thể bạn kháng lại insulin hay tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin hoặc cả hai nguyên nhân trên.

Bạn có thể mắc các bệnh khác khi bị tiểu đường tuýp 1 không?

Các biến chứng có thể có của bệnh tiểu đường mãn tính mà không được điều trị ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là hoại tử, nó có thể khiến người bệnh trở nên tàn tật. Nếu không điều trị và kiểm soát bệnh hợp lí, các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được glucose từ máu và sẽ chết dần dần. Hoại tử thường xảy ra ở phần dưới của cơ thể.

Ngoài hoại tử, bạn có thể bị chứng rối loạn nghiêm trọng gọi là tiểu đường nhiễm toan ceton. Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường, cơ thể tích lũy các chất (các ceton). Ceton trong máu làm máu có tính axit, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng, nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị.

Các biến chứng gây tử vong khác của bệnh tiểu đường là:

  • Bệnh tim: tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ các vấn đề về tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thu hẹp các động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
  • Bệnh thần kinh: sự tích tụ quá nhiều đường có thể gây tổn thương đến các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Tình trạng này có thể gây ra ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường là ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên phía trên cơ thể. Đường huyết kiểm soát kém có thể làm bạn mất hoàn toàn cảm giác ở các chi. Tổn thương ở các dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.
  • Bệnh thận: thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ để lọc chất thải ra khỏi máu. Tiểu đường có thể gây tổn hại đến hệ thống lọc tinh vi này. Tổn hại nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt: tiểu đường có thể gây ra các tổn thương cho các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Tổn thương bàn chân: tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không kịp điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
  • Bệnh da và miệng: bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Biến chứng trong thai kì: lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bạn có nguy cơ sẩy thai cao hơn, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp thai kì và tiền sản giật.

Xem thêm: Nấm tai do đâu? Triệu chứng và biện pháp điều trị hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!