Xác định HLA
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm xác định HLA, xét nghiệm định týp mô, xét nghiệm tương hợp mô, phản ứng chéo HLA, xét nghiệm xác định kháng thể kháng HLA
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm xác định HLA, xét nghiệm định týp mô, xét nghiệm tương hợp mô, phản ứng chéo HLA, xét nghiệm xác định kháng thể kháng HLA
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm xác định HLA là gì?
Xét nghiệm xác định HLA là xét nghiệm máu nhằm xác định hợp chất gọi là kháng nguyên trên bề mặt tế bào và mô cơ thể (HLA). Kiểm tra kháng nguyên này có thể xác định xem liệu mô của người hiến là an toàn (tương thích) để cấy sang người khác hay không. Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm định tuýp HLA. Kháng nguyên chỉ ra sự khác nhau giữa mô cơ thể bình thường với mô bên ngoài (ví dụ, mô từ cơ thể một người khác). Xét nghiệm định tuýp HLA giúp tìm được loại mô hoặc tế bào máu (ví dụ như tiểu cầu) phù hợp nhất. Trong một vài trường hợp, xét nghiệm xác định HLA thực hiện để kiểm tra một người có nhiều khả năng mắc một vài loại bệnh tự miễn nhất định hay không (bệnh tự miễn là tình trạng trong đó cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công tế bào của chính cơ thể đó).
Một dạng kháng nguyên đặc biệt (tuýp mô) xuất hiện ở mô hay tế bào của mỗi người. Nửa kháng nguyên thừa hưởng từ mẹ và nửa còn lại từ bố. Cặp song sinh có dạng kháng nguyên giống nhau, nhưng hầu hết mỗi chúng ta đều có dạng kháng nguyên riêng biệt. Xác suất để anh chị em có kháng nguyên tương thích nhau là 1/4. Kháng nguyên của mỗi người có thể được xác định thông qua bài xét nghiệm xác định HLA.
Kháng nguyên càng tương thích, việc cấy mô hay cơ quan càng thành công.
Kiểu kháng nguyên của hai người càng tương tự nhau, hai người đó càng có nhiều khả năng là họ hàng ruột thịt.
Một vài căn bệnh (như đa xơ cứng hay viêm cột sống dính khớp) thường phổ biến ở những người có những loại kháng nguyên nhất định, và lý do vẫn chưa được tìm ra.
Hai nhóm kháng nguyên lớn sử dụng cho xét nghiệm. Nhóm 1 gồm 3 nhóm nhỏ kháng nguyên (HLA-A, HLA-B, HLA-C) thường được tìm thấy trên một vài loại tế bào máu. Còn nhóm 2 gồm 1 nhóm nhỏ (HLA-D) chỉ tìm thấy trong một vài tế bào nhất định trong cơ thể. Có rất nhiều loại kháng nguyên khác nhau trong mỗi nhóm.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Xét nghiệm xác định HLA được thực hiện để:
Kiểm tra nếu loại kháng nguyên cho mô hay cơ quan hiến (bao gồm truyền tiểu cầu hay cấy ghép tuỷ xương) có tương thích hay không. Thành công của việc cấy ghép phụ thuộc vào mức độ tương thích giữa các loại kháng nguyên như thế nào. Những loại kháng nguyên thường phù hợp nhất khi cơ quan hay mô hiến đến từ người có quan hệ máu mủ với mình.
Kiểm tra hai người có liên hệ máu mủ với nhau thế nào. Nếu các loại kháng nguyên này tương tự, họ thường là họ hàng của nhau. Tuy nhiên, xét nghiệm định tuýp HLA không thể chứng minh chắc chắn về mối quan hệ máu mủ giữa hai người. Xét nghiệm xác định HLA có thể được thực hiện để kiểm tra quan hệ cha con.
Xét nghiệm để tìm những người có khả năng cao mắc bệnh tự miễn nhiễm.
Xét nghiệm xác định HLA là gì?
Xét nghiệm xác định HLA là xét nghiệm máu nhằm xác định hợp chất gọi là kháng nguyên trên bề mặt tế bào và mô cơ thể (HLA). Kiểm tra kháng nguyên này có thể xác định xem liệu mô của người hiến là an toàn (tương thích) để cấy sang người khác hay không. Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm định tuýp HLA. Kháng nguyên chỉ ra sự khác nhau giữa mô cơ thể bình thường với mô bên ngoài (ví dụ, mô từ cơ thể một người khác). Xét nghiệm định tuýp HLA giúp tìm được loại mô hoặc tế bào máu (ví dụ như tiểu cầu) phù hợp nhất. Trong một vài trường hợp, xét nghiệm xác định HLA thực hiện để kiểm tra một người có nhiều khả năng mắc một vài loại bệnh tự miễn nhất định hay không (bệnh tự miễn là tình trạng trong đó cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công tế bào của chính cơ thể đó).
Một dạng kháng nguyên đặc biệt (tuýp mô) xuất hiện ở mô hay tế bào của mỗi người. Nửa kháng nguyên thừa hưởng từ mẹ và nửa còn lại từ bố. Cặp song sinh có dạng kháng nguyên giống nhau, nhưng hầu hết mỗi chúng ta đều có dạng kháng nguyên riêng biệt. Xác suất để anh chị em có kháng nguyên tương thích nhau là 1/4. Kháng nguyên của mỗi người có thể được xác định thông qua bài xét nghiệm xác định HLA.
Kháng nguyên càng tương thích, việc cấy mô hay cơ quan càng thành công.
Kiểu kháng nguyên của hai người càng tương tự nhau, hai người đó càng có nhiều khả năng là họ hàng ruột thịt.
Một vài căn bệnh (như đa xơ cứng hay viêm cột sống dính khớp) thường phổ biến ở những người có những loại kháng nguyên nhất định, và lý do vẫn chưa được tìm ra.
Hai nhóm kháng nguyên lớn sử dụng cho xét nghiệm. Nhóm 1 gồm 3 nhóm nhỏ kháng nguyên (HLA-A, HLA-B, HLA-C) thường được tìm thấy trên một vài loại tế bào máu. Còn nhóm 2 gồm 1 nhóm nhỏ (HLA-D) chỉ tìm thấy trong một vài tế bào nhất định trong cơ thể. Có rất nhiều loại kháng nguyên khác nhau trong mỗi nhóm.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Xét nghiệm xác định HLA được thực hiện để:
Kiểm tra nếu loại kháng nguyên cho mô hay cơ quan hiến (bao gồm truyền tiểu cầu hay cấy ghép tuỷ xương) có tương thích hay không. Thành công của việc cấy ghép phụ thuộc vào mức độ tương thích giữa các loại kháng nguyên như thế nào. Những loại kháng nguyên thường phù hợp nhất khi cơ quan hay mô hiến đến từ người có quan hệ máu mủ với mình.
Kiểm tra hai người có liên hệ máu mủ với nhau thế nào. Nếu các loại kháng nguyên này tương tự, họ thường là họ hàng của nhau. Tuy nhiên, xét nghiệm định tuýp HLA không thể chứng minh chắc chắn về mối quan hệ máu mủ giữa hai người. Xét nghiệm xác định HLA có thể được thực hiện để kiểm tra quan hệ cha con.
Xét nghiệm để tìm những người có khả năng cao mắc bệnh tự miễn nhiễm.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Mặc dù tuýp HLA không chứng minh rằng hai người có mối liên hệ huyết thống, nó vẫn cho thấy hai người có khả năng có họ hàng với nhau. Xác định HLA được thực hiện theo luật khi có vấn đề về mối quan hệ ruột thịt.
Xác định được loại kháng nguyên liên kết với những căn bệnh nhất định không có nghĩa là bạn mắc bệnh hay bệnh sẽ phát triển. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về khả năng phát triển bệnh.
Nếu bạn có mong muốn hiến tạng (chẳng hạn như hiến tủy xương), thì dạng kháng nguyên của bạn sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của bạn tại ngân hàng tạng hiến và sẽ được kiểm tra xem nó tương thích với HLA của người cần ghép tạng nào.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Mặc dù tuýp HLA không chứng minh rằng hai người có mối liên hệ huyết thống, nó vẫn cho thấy hai người có khả năng có họ hàng với nhau. Xác định HLA được thực hiện theo luật khi có vấn đề về mối quan hệ ruột thịt.
Xác định được loại kháng nguyên liên kết với những căn bệnh nhất định không có nghĩa là bạn mắc bệnh hay bệnh sẽ phát triển. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về khả năng phát triển bệnh.
Nếu bạn có mong muốn hiến tạng (chẳng hạn như hiến tủy xương), thì dạng kháng nguyên của bạn sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của bạn tại ngân hàng tạng hiến và sẽ được kiểm tra xem nó tương thích với HLA của người cần ghép tạng nào.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Bạn không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu bạn hiến mô hay tế bào máu, bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu về bệnh sử của bạn, ví dụ như tiền sử bệnh ung thư, nhiễm trùng, tiền sử sử dụng thuốc, độc tố và du lịch nước ngoài. Điều này là rất quan trọng để xác định được mô hiến từ bạn có thể sử dụng được hay không.
Nếu bạn được truyền máu trước đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm này sau hơn 3 ngày kể từ ngày bạn được truyền máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm xác định HLA như thế nào?
Bác sĩ sẽ sát trùng một vùng nhỏ ở cánh tay hay cùi chỏ với chất kháng khuẩn hoặc cồn. Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ quấn dải băng đàn hồi ở đầu cánh tay bạn để làm tăng dòng máu lưu thông. Điều này sẽ giúp việc lấy máu từ tĩnh mạch dễ dàng hơn.
Kim tiêm sẽ tiêm vào cánh tay chỗ tĩnh mạch. Một ống nhỏ gắn ở cuối kim tiêm sẽ có nhiệm vụ đựng máu.
Khi máu đã được lấy đủ, bác sĩ sẽ rút kim tiêm ra. Sau đó, ép bông gòn lên và dán băng cá nhân để máu ngừng chảy.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Bác sĩ sẽ hẹn bạn lên lấy kết quả và giải thích kết quả có ý nghĩa gì với bạn. Bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Bạn không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu bạn hiến mô hay tế bào máu, bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu về bệnh sử của bạn, ví dụ như tiền sử bệnh ung thư, nhiễm trùng, tiền sử sử dụng thuốc, độc tố và du lịch nước ngoài. Điều này là rất quan trọng để xác định được mô hiến từ bạn có thể sử dụng được hay không.
Nếu bạn được truyền máu trước đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm này sau hơn 3 ngày kể từ ngày bạn được truyền máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm xác định HLA như thế nào?
Bác sĩ sẽ sát trùng một vùng nhỏ ở cánh tay hay cùi chỏ với chất kháng khuẩn hoặc cồn. Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ quấn dải băng đàn hồi ở đầu cánh tay bạn để làm tăng dòng máu lưu thông. Điều này sẽ giúp việc lấy máu từ tĩnh mạch dễ dàng hơn.
Kim tiêm sẽ tiêm vào cánh tay chỗ tĩnh mạch. Một ống nhỏ gắn ở cuối kim tiêm sẽ có nhiệm vụ đựng máu.
Khi máu đã được lấy đủ, bác sĩ sẽ rút kim tiêm ra. Sau đó, ép bông gòn lên và dán băng cá nhân để máu ngừng chảy.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm xác định HLA?
Bác sĩ sẽ hẹn bạn lên lấy kết quả và giải thích kết quả có ý nghĩa gì với bạn. Bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Gen hay kháng nguyên HLA cụ thể sẽ được xác định trong lúc xác định HLA để đánh giá khả năng tương thích mô và cơ quan. Gen và/hoặc kháng nguyên của người được cấy ghép được so sánh với gen/kháng nguyên của người cấy ghép.
Kết quả sẽ cho thấy số lượng kháng nguyên tương thích và số lượng không tương thích. Số tương thích càng nhiều thì tỉ lệ thành công càng cao. Số không tương tích bằng 0 có nghĩa là khả năng mô và cơ quan ăn khớp với người được cấy ghép là cao.
Sự thiếu kháng thể kháng HLA với kháng nguyên HLA của người hiến là rất quan trọng. Tính tương thích giữa người ghép với người được ghép đã xuất hiện kháng thể cần phải được cân nhắc vì kháng thể kháng HLA từ người đó càng cao, tỉ lệ không ăn khớp càng cao.
Kết quả tương thích chéo dương tính có nghĩa là cấy ghép có nguy cơ cao. Những người này thường có nguy cơ không ăn khớp trong lúc cấy ghép, và điều đó là có thể hay không thể điều trị được với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhau.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Gen hay kháng nguyên HLA cụ thể sẽ được xác định trong lúc xác định HLA để đánh giá khả năng tương thích mô và cơ quan. Gen và/hoặc kháng nguyên của người được cấy ghép được so sánh với gen/kháng nguyên của người cấy ghép.
Kết quả sẽ cho thấy số lượng kháng nguyên tương thích và số lượng không tương thích. Số tương thích càng nhiều thì tỉ lệ thành công càng cao. Số không tương tích bằng 0 có nghĩa là khả năng mô và cơ quan ăn khớp với người được cấy ghép là cao.
Sự thiếu kháng thể kháng HLA với kháng nguyên HLA của người hiến là rất quan trọng. Tính tương thích giữa người ghép với người được ghép đã xuất hiện kháng thể cần phải được cân nhắc vì kháng thể kháng HLA từ người đó càng cao, tỉ lệ không ăn khớp càng cao.
Kết quả tương thích chéo dương tính có nghĩa là cấy ghép có nguy cơ cao. Những người này thường có nguy cơ không ăn khớp trong lúc cấy ghép, và điều đó là có thể hay không thể điều trị được với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhau.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Đại tràng Sigma và những bệnh nguy hiểm thường gặp
Tin mới nhất
- Viêm họng hạt là gì? Những cách trị bệnh dứt điểm?
- Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày (bao tử)
- Viêm họng không ho là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nội soi đại tràng: Quy trình, các phương pháp, chi phí thực hiện
- Những thông tin quan trọng về UNG THƯ DẠ DÀY mọi người cần nắm vững
- TOP 12 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
- 5 Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô nhiều người áp dụng
- Ung thư amidan
- 7 tác dụng của cherry khiến nhiều người không tiếc tiền mua
- Điểm danh các loại ung thư thường di căn đến xương
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bà bầu ăn ổi khi mang thai: Mát ruột, ngừa nhiễm trùng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Top 3 bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả không ngờ
- TIN TỨC UNG THƯ Mắc thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Công Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Trong Điều Trị Bệnh Gan, Thận, Phổi