Làm sao để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?
Có tới 9 trong số 100 phụ nữ mang thai gặp phải một tình trạng gọi là tiểu đường thai kỳ (GDM). Nó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trong thai kỳ và trong lúc chuyển dạ. Vậy làm cách nào để có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?
Có tới 9 trong số 100 phụ nữ mang thai gặp phải một tình trạng gọi là tiểu đường thai kỳ (GDM). Nó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trong thai kỳ và trong lúc chuyển dạ. Vậy làm cách nào để có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?
Người phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ. Tuy nhiên, không như các dạng đái tháo đường khác, tiểu đường thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, các tế bào trong cơ thể bạn trở nên đề kháng với insulin, một loại hormone giúp vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào để tế bào có thể sử dụng được chúng. Điều này làm cho lượng glucose hoặc đường trong máu tăng lên. Lượng đường tăng thêm trong máu giúp cho thai nhi nhận được nhiều năng lượng cho quá trình phát triển hơn.
Nếu các tế bào máu trong cơ thể bạn trở nên quá đề kháng với insulin và lượng đường glucose không được vận chuyển vào máu, lúc đó lượng đường trong máu sẽ trở nên tăng quá cao. Nó có thể gây ra một vài vấn đề cho bạn và thai nhi trong bụng.
Ai có thể bị tiểu đường thai kỳ?
Khả năng mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng lên nếu bạn:
- Là người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á châu hay người thuộc các đảo Thái Bình Dương;
- Bị thừa cân trước khi mang thai;
- Có một thành viên trong gia đình bị tiểu đường;
- Tuổi từ 25 trở lên;
- Đã bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó;
- Đã sinh một em bé thừa cân (trên 4kg) hoặc thai chết lưu;
- Có kết quả xét nghiệm đường huyết bất thường trước đây.
Bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về khả năng bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ và những triệu chứng để theo dõi. Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn vẫn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cho chính bạn.
Người phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ. Tuy nhiên, không như các dạng đái tháo đường khác, tiểu đường thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, các tế bào trong cơ thể bạn trở nên đề kháng với insulin, một loại hormone giúp vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào để tế bào có thể sử dụng được chúng. Điều này làm cho lượng glucose hoặc đường trong máu tăng lên. Lượng đường tăng thêm trong máu giúp cho thai nhi nhận được nhiều năng lượng cho quá trình phát triển hơn.
Nếu các tế bào máu trong cơ thể bạn trở nên quá đề kháng với insulin và lượng đường glucose không được vận chuyển vào máu, lúc đó lượng đường trong máu sẽ trở nên tăng quá cao. Nó có thể gây ra một vài vấn đề cho bạn và thai nhi trong bụng.
Ai có thể bị tiểu đường thai kỳ?
Khả năng mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng lên nếu bạn:
- Là người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á châu hay người thuộc các đảo Thái Bình Dương;
- Bị thừa cân trước khi mang thai;
- Có một thành viên trong gia đình bị tiểu đường;
- Tuổi từ 25 trở lên;
- Đã bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó;
- Đã sinh một em bé thừa cân (trên 4kg) hoặc thai chết lưu;
- Có kết quả xét nghiệm đường huyết bất thường trước đây.
Bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về khả năng bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ và những triệu chứng để theo dõi. Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn vẫn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cho chính bạn.
Chế độ ăn của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm có lợi cho đường huyết. Họ cũng thông tin cho bạn về cách quản lý khẩu phần và thời gian ăn như thế nào là lý tưởng. Nói chung, hãy giới hạn đồ ngọt cũng như thực phẩm giàu carbohydrate.
Hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn. Thức ăn chứa rau, hoa quả, bánh mì, bánh quy giòn nguyên hạt và ngũ cốc. Mỗi ngày hấp thụ khoảng 10g chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khoảng 26%. Ngoài thực phẩm, việc uống bổ sung chất xơ cũng hữu ích trong việc giúp bạn đạt được lượng chất xơ cần thiết theo nhu cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.
Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì mức glucose trong máu luôn ở mức bình thường. Đi bộ và bơi lội là những hoạt động tốt cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ tập thể dục thường xuyên trước và trong suốt thời kỳ mang thai của họ –khoảng 4 giờ một tuần – giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khoảng 70% hoặc thậm chí nhiều hơn.
Hãy trao đổi với bác sĩ về tần suất và thời lượng mà bạn tập thể dục. Điều đó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Chế độ ăn của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm có lợi cho đường huyết. Họ cũng thông tin cho bạn về cách quản lý khẩu phần và thời gian ăn như thế nào là lý tưởng. Nói chung, hãy giới hạn đồ ngọt cũng như thực phẩm giàu carbohydrate.
Hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn. Thức ăn chứa rau, hoa quả, bánh mì, bánh quy giòn nguyên hạt và ngũ cốc. Mỗi ngày hấp thụ khoảng 10g chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khoảng 26%. Ngoài thực phẩm, việc uống bổ sung chất xơ cũng hữu ích trong việc giúp bạn đạt được lượng chất xơ cần thiết theo nhu cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.
Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì mức glucose trong máu luôn ở mức bình thường. Đi bộ và bơi lội là những hoạt động tốt cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ tập thể dục thường xuyên trước và trong suốt thời kỳ mang thai của họ –khoảng 4 giờ một tuần – giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khoảng 70% hoặc thậm chí nhiều hơn.
Hãy trao đổi với bác sĩ về tần suất và thời lượng mà bạn tập thể dục. Điều đó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Cách giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sau khi sinh
Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi mang thai sẽ tăng lên. Sau khi sinh em bé, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và kế hoạch tập thể dục.
Cố gắng tập luyện để có cân nặng khỏe mạnh như trước khi sinh sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường sau này. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá nhiều về việc phải bận vừa với những chiếc quần chật hẹp trước đó. Khi bạn thừa cân, chỉ cần giảm 5% đến 7% trọng lượng cơ thể của bạn sẽ giúp giảm nguy cơ. Ví dụ nếu bạn cân nặng 80 kg, chỉ cần giảm 4 kg là đã tạo ra sự khác biệt.
Giảm cân sau sinh cũng giúp cho bạn có điều kiện tốt hơn để trở thành một người mẹ năng động.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.
Cách giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sau khi sinh
Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi mang thai sẽ tăng lên. Sau khi sinh em bé, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và kế hoạch tập thể dục.
Cố gắng tập luyện để có cân nặng khỏe mạnh như trước khi sinh sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường sau này. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá nhiều về việc phải bận vừa với những chiếc quần chật hẹp trước đó. Khi bạn thừa cân, chỉ cần giảm 5% đến 7% trọng lượng cơ thể của bạn sẽ giúp giảm nguy cơ. Ví dụ nếu bạn cân nặng 80 kg, chỉ cần giảm 4 kg là đã tạo ra sự khác biệt.
Giảm cân sau sinh cũng giúp cho bạn có điều kiện tốt hơn để trở thành một người mẹ năng động.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối và tất tần tật những điều bạn cần biết
Tin mới nhất
- Fucoidan có tác dụng chữa bệnh gì?
- Các bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả cao, dễ thực hiện
- Cây xạ đen có công dụng gì? Xạ đen có chữa bệnh ung thư không?
- Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu: Những điều cần biết
- Bị ngứa da vào ban đêm có phải dấu hiệu nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 9 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh, đơn giản
- Chứng nuốt đau: Nguyên nhân và cách điều trị
- Xuyên khung và công dụng chữa bệnh của Xuyên khung
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị