Da mỏng
Tìm hiểu chung
Da mỏng là gì?
Ở một số bộ phận của cơ thể, da có thể mỏng hơn một cách tự nhiên, chẳng hạn như da trên mí mắt chỉ dày 0,5mm trong khi da ở gót chân có thể dày tới 4mm. Cấu trúc của làn da người gồm 3 lớp chính và lớp giữa được gọi là lớp hạ bì, đóng góp 90% vào độ dày của da. Các mô dày, xơ của lớp hạ bì được cấu tạo từ collagen và elastin. Lớp hạ bì giúp da khỏe, linh hoạt và có độ đàn hồi.
Da mỏng là tình trạng lớp biểu bì không dày như bình thường, khiến da dễ bị tổn thương. Loại da này có bề mặt trông như giấy lụa và thường phổ biến ở người lớn tuổi. Vùng dễ nhận thấy nhất là ở mặt, cánh tay và bàn tay.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng da mỏng là gì?
Người có làn da mỏng có thể dễ dàng nhìn thấy cả tĩnh mạch, gân hoặc xương dưới da bàn tay và cánh tay một cách rõ ràng hơn. Loại da này dễ bị bầm tím hoặc rách dù chỉ bị thương nhẹ, do đó nếu không cẩn thận, da thường xuyên trong tình trạng bị thương tổn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của da mỏng là gì?
Tình trạng da mỏng thường có mối liên quan với lão hóa – nguyên nhân phổ biến nhất. Da mỏng dần là một phần tự nhiên của tuổi già bên cạnh việc hình thành nhiều nếp nhăn, độ đàn hồi của da kém hơn, da khô đi hoặc dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, da có thể mỏng dần do tiếp xúc với tia cực tím, di truyền, lối sống hoặc sử dụng một số loại thuốc.
- Ánh sáng mặt trời hoàn toàn có thể làm mỏng da theo thời gian. Tia UVA và UVB có thể tiêu diệt hoặc làm hỏng các tế bào da.
- Hút thuốc và uống rượu đều làm tăng tốc độ lão hóa da và có thể góp phần làm mỏng da theo thời gian.
- Kem thoa steroid có thể làm cho các tế bào trong lớp biểu bì teo đi, ảnh hưởng đến các mô kết nối các tế bào da và có thể khiến da nhăn, mất độ đàn hồi. Một số loại thuốc như steroid tại chỗ cũng có tác dụng phụ là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài. Steroid tại chỗ là nhóm thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát viêm da cơ địa, eczema (chàm) và các loại viêm da khác. Thuốc tồn tại dưới dạng kem (cream), thuốc mỡ (ointment), dung dịch (solution) hoặc gel với độ mạnh khác nhau, dùng để bôi lên da, niêm mạc hay súc miệng. Thông thường, da sẽ phục hồi sau khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất vài tuần vì các tế bào da cần thời gian để sinh mới.
- Các loại thuốc khác, chẳng hạn như aspirin không kê đơn, thuốc làm loãng máu theo toa (thuốc chống đông máu), thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán da mỏng?
Không có kỹ thuật y tế để chẩn đoán tình trạng da mỏng, do đây là hiện tượng có thể nhận biết lâm sàng bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu trên da có những triệu chứng lạ, bác sĩ có thể cần chỉ định thực hiện những xét nghiệm cụ thể để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý về da khác, chẳng hạn như ung thư da.
Những phương pháp điều trị da mỏng
Người bị mỏng da có thể điều trị tại cơ sở y tế – thẩm mỹ hoặc tại nhà. Tại cơ sở y tế – thẩm mỹ thường có các phương pháp như:
Tìm hiểu chung
Da mỏng là gì?
Ở một số bộ phận của cơ thể, da có thể mỏng hơn một cách tự nhiên, chẳng hạn như da trên mí mắt chỉ dày 0,5mm trong khi da ở gót chân có thể dày tới 4mm. Cấu trúc của làn da người gồm 3 lớp chính và lớp giữa được gọi là lớp hạ bì, đóng góp 90% vào độ dày của da. Các mô dày, xơ của lớp hạ bì được cấu tạo từ collagen và elastin. Lớp hạ bì giúp da khỏe, linh hoạt và có độ đàn hồi.
Da mỏng là tình trạng lớp biểu bì không dày như bình thường, khiến da dễ bị tổn thương. Loại da này có bề mặt trông như giấy lụa và thường phổ biến ở người lớn tuổi. Vùng dễ nhận thấy nhất là ở mặt, cánh tay và bàn tay.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng da mỏng là gì?
Người có làn da mỏng có thể dễ dàng nhìn thấy cả tĩnh mạch, gân hoặc xương dưới da bàn tay và cánh tay một cách rõ ràng hơn. Loại da này dễ bị bầm tím hoặc rách dù chỉ bị thương nhẹ, do đó nếu không cẩn thận, da thường xuyên trong tình trạng bị thương tổn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của da mỏng là gì?
Tình trạng da mỏng thường có mối liên quan với lão hóa – nguyên nhân phổ biến nhất. Da mỏng dần là một phần tự nhiên của tuổi già bên cạnh việc hình thành nhiều nếp nhăn, độ đàn hồi của da kém hơn, da khô đi hoặc dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, da có thể mỏng dần do tiếp xúc với tia cực tím, di truyền, lối sống hoặc sử dụng một số loại thuốc.
- Ánh sáng mặt trời hoàn toàn có thể làm mỏng da theo thời gian. Tia UVA và UVB có thể tiêu diệt hoặc làm hỏng các tế bào da.
- Hút thuốc và uống rượu đều làm tăng tốc độ lão hóa da và có thể góp phần làm mỏng da theo thời gian.
- Kem thoa steroid có thể làm cho các tế bào trong lớp biểu bì teo đi, ảnh hưởng đến các mô kết nối các tế bào da và có thể khiến da nhăn, mất độ đàn hồi. Một số loại thuốc như steroid tại chỗ cũng có tác dụng phụ là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài. Steroid tại chỗ là nhóm thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát viêm da cơ địa, eczema (chàm) và các loại viêm da khác. Thuốc tồn tại dưới dạng kem (cream), thuốc mỡ (ointment), dung dịch (solution) hoặc gel với độ mạnh khác nhau, dùng để bôi lên da, niêm mạc hay súc miệng. Thông thường, da sẽ phục hồi sau khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất vài tuần vì các tế bào da cần thời gian để sinh mới.
- Các loại thuốc khác, chẳng hạn như aspirin không kê đơn, thuốc làm loãng máu theo toa (thuốc chống đông máu), thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán da mỏng?
Không có kỹ thuật y tế để chẩn đoán tình trạng da mỏng, do đây là hiện tượng có thể nhận biết lâm sàng bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu trên da có những triệu chứng lạ, bác sĩ có thể cần chỉ định thực hiện những xét nghiệm cụ thể để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý về da khác, chẳng hạn như ung thư da.
Những phương pháp điều trị da mỏng
Người bị mỏng da có thể điều trị tại cơ sở y tế – thẩm mỹ hoặc tại nhà. Tại cơ sở y tế – thẩm mỹ thường có các phương pháp như:
Lăn kim vi điểm. Phương pháp lăn kim là kỹ thuật giúp trẻ hóa da xâm lấn tối thiểu được áp dụng để điều trị các vấn đề về da thông qua việc tái tạo collagen. Nguyên lý là sử dụng kim nhỏ để chích lên nhiều điểm trên da, tạo ra các tổn thương nhỏ nhằm kích thích tái tạo mô da giàu collagen. Da có thể bị mất collagen thông qua tuổi tác hoặc gặp phải các chấn thương. Do đó mục đích của việc điều trị này là tạo ra collagen và mô da mới cho làn da mượt mà, s
ăn chắc trở lại.
Tiêm filler. Trẻ hóa bàn tay bằng filler là phương pháp tiêm trực tiếp chất làm đầy (filler) vào những vị trí da tay bị nhăn nheo, chùng nhão, kém săn chắc… để làm đầy thể tích các mô rỗng hay những nếp nhăn trên da, giảm các sắc tố đen sạm. Bàn tay được bổ sung chất làm đầy sẽ nhanh chóng phục hồi vẻ căng mịn, săn chắc và tươi trẻ, hiệu quả có thể kéo dài đến 2 năm. Một số chất làm đầy khác có thể cần vài tháng để phát huy tác dụng.
Laser. Trẻ hóa da bằng laser có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa rõ rệt do tiếp xúc với tia cực tím. Đây là phương pháp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ làm đẹp ở các nước trên thế giới. Tia laser được chiếu trực tiếp lên vùng da cần điều trị, kích thích sản sinh các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã già cỗi, cải thiện cấu trúc tổ chức của sợi collagen, làm đầy rãnh nhăn, tiêu diệt sắc tố melanin… để làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng, căng tràn sức sống.
Ánh sáng xung mạnh và liệu pháp quang động. Trẻ hóa da bằng công nghệ ánh sáng IPL (Intense pulsed light) hoạt động dựa trên cơ chế chọn lọc phá hủy mục tiêu xác định mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Liệu pháp quang động (PDT) hay quang động học là một phương pháp điều trị dựa trên ánh sáng cường độ mạnh hơn, sử dụng chất nhạy cảm quang trên da trước khi cho tiếp xúc nguồn sáng như laser, LED, IPL. Hai phương pháp này đều an toàn để áp dụng lên da mặt, cổ, ngực và tay, giúp kích thích tăng sinh collagen, giảm tác hại của tia cực tím nhưng cần thực hiện trong nhiều đợt.
Điều trị tại nhà
Những phương pháp nào giúp điều trị tình trạng da mỏng tại nhà?
Các phương pháp điều trị có thể được thực hiện tại nhà bao gồm bôi retinoids theo toa lên da và dùng các loại viên uống bổ sung.
Retinoids theo toa. Retinoids là một nhóm thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Retinoids theo toa rất hiệu quả trong việc làm giảm và ngăn ngừa các dấu hiệu tổn thương da có thể nhìn thấy do tiếp xúc với tia cực tím. Bác sĩ da liễu sẽ tư vấn loại retinoids phù hợp cho da từng người. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của retinoids trong thời gian dài sử dụng có thể là:
- Khô da
- Đỏ da
- Da bong tróc
- Ngứa
Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ quan trọng đối với sức khỏe nói chung mà còn với làn da nói riêng. Trong trái cây, rau, cá, dầu và thịt có nhiều thành phần thiết yếu cần cho một làn da khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung những dưỡng chất sau đây để chống lão hóa cho da:
- Vitamin C (uống và bôi)
- Axit gamma-linolenic (GLA), chẳng hạn như tinh dầu hoa anh thảo
- Collagen
- Axit béo omega-3
Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Lăn kim vi điểm. Phương pháp lăn kim là kỹ thuật giúp trẻ hóa da xâm lấn tối thiểu được áp dụng để điều trị các vấn đề về da thông qua việc tái tạo collagen. Nguyên lý là sử dụng kim nhỏ để chích lên nhiều điểm trên da, tạo ra các tổn thương nhỏ nhằm kích thích tái tạo mô da giàu collagen. Da có thể bị mất collagen thông qua tuổi tác hoặc gặp phải các chấn thương. Do đó mục đích của việc điều trị này là tạo ra collagen và mô da mới cho làn da mượt mà, s
ăn chắc trở lại.
Tiêm filler. Trẻ hóa bàn tay bằng filler là phương pháp tiêm trực tiếp chất làm đầy (filler) vào những vị trí da tay bị nhăn nheo, chùng nhão, kém săn chắc… để làm đầy thể tích các mô rỗng hay những nếp nhăn trên da, giảm các sắc tố đen sạm. Bàn tay được bổ sung chất làm đầy sẽ nhanh chóng phục hồi vẻ căng mịn, săn chắc và tươi trẻ, hiệu quả có thể kéo dài đến 2 năm. Một số chất làm đầy khác có thể cần vài tháng để phát huy tác dụng.
Laser. Trẻ hóa da bằng laser có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa rõ rệt do tiếp xúc với tia cực tím. Đây là phương pháp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ làm đẹp ở các nước trên thế giới. Tia laser được chiếu trực tiếp lên vùng da cần điều trị, kích thích sản sinh các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã già cỗi, cải thiện cấu trúc tổ chức của sợi collagen, làm đầy rãnh nhăn, tiêu diệt sắc tố melanin… để làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng, căng tràn sức sống.
Ánh sáng xung mạnh và liệu pháp quang động. Trẻ hóa da bằng công nghệ ánh sáng IPL (Intense pulsed light) hoạt động dựa trên cơ chế chọn lọc phá hủy mục tiêu xác định mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Liệu pháp quang động (PDT) hay quang động học là một phương pháp điều trị dựa trên ánh sáng cường độ mạnh hơn, sử dụng chất nhạy cảm quang trên da trước khi cho tiếp xúc nguồn sáng như laser, LED, IPL. Hai phương pháp này đều an toàn để áp dụng lên da mặt, cổ, ngực và tay, giúp kích thích tăng sinh collagen, giảm tác hại của tia cực tím nhưng cần thực hiện trong nhiều đợt.
Điều trị tại nhà
Những phương pháp nào giúp điều trị tình trạng da mỏng tại nhà?
Các phương pháp điều trị có thể được thực hiện tại nhà bao gồm bôi retinoids theo toa lên da và dùng các loại viên uống bổ sung.
Retinoids theo toa. Retinoids là một nhóm thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Retinoids theo toa rất hiệu quả trong việc làm giảm và ngăn ngừa các dấu hiệu tổn thương da có thể nhìn thấy do tiếp xúc với tia cực tím. Bác sĩ da liễu sẽ tư vấn loại retinoids phù hợp cho da từng người. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của retinoids trong thời gian dài sử dụng có thể là:
- Khô da
- Đỏ da
- Da bong tróc
- Ngứa
Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ quan trọng đối với sức khỏe nói chung mà còn với làn da nói riêng. Trong trái cây, rau, cá, dầu và thịt có nhiều thành phần thiết yếu cần cho một làn da khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung những dưỡng chất sau đây để chống lão hóa cho da:
- Vitamin C (uống và bôi)
- Axit gamma-linolenic (GLA), chẳng hạn như tinh dầu hoa anh thảo
- Collagen
- Axit béo omega-3
Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa da mỏng?
Không có phương pháp nào có thể đảo ngược tình trạng mỏng da. Tuy vậy, giữ ẩm cho da hằng ngày có thể bảo vệ độ đàn hồi của da và giảm khả năng bị thương tổn. Bên cạnh đó, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo những điều sau:
- Thoa kem chống nắng SPF 30 trở lên mỗi ngày trước khi ra ngoài, thoa cho tất cả những vùng da không được che chắn bởi quần áo, thoa lại sau mỗi 2 giờ và nhiều hơn nếu có tiếp xúc với nước (như đi bơi hay đổ mồ hôi)
- Tránh làm nâu da thẩm mỹ (tanning da)
- Bỏ hút thuốc nếu có
- Có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và đủ chất
- Hạn chế rượu bia
- Tập thể dục thường xuyên
- Làm sạch da nhẹ nhàng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi
- Ngừng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, khiến da có cảm giác châm chích trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ
Nếu đang sở hữu làn da mỏng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giảm bớt nguy cơ gây thương tổn cho da:
- Mặc quần áo dài tay, dài chân vì bạn có thể dễ dàng va chạm vào các đồ vật xung quanh trong quá trình sinh hoạt
- Có thể đeo thêm găng tay để bảo vệ da bàn tay, cánh tay
- Di chuyển chậm và thao tác cẩn thận để ngăn ngừa bị bầm tím hay trầy xước da
- Che các cạnh sắc nét của đồ nội thất và cửa ra vào
- Nếu có nuôi thú cưng thì cần cắ
t tỉa móng cho chúng - Dưỡng ẩm da hàng ngày
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa da mỏng?
Không có phương pháp nào có thể đảo ngược tình trạng mỏng da. Tuy vậy, giữ ẩm cho da hằng ngày có thể bảo vệ độ đàn hồi của da và giảm khả năng bị thương tổn. Bên cạnh đó, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo những điều sau:
- Thoa kem chống nắng SPF 30 trở lên mỗi ngày trước khi ra ngoài, thoa cho tất cả những vùng da không được che chắn bởi quần áo, thoa lại sau mỗi 2 giờ và nhiều hơn nếu có tiếp xúc với nước (như đi bơi hay đổ mồ hôi)
- Tránh làm nâu da thẩm mỹ (tanning da)
- Bỏ hút thuốc nếu có
- Có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và đủ chất
- Hạn chế rượu bia
- Tập thể dục thường xuyên
- Làm sạch da nhẹ nhàng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi
- Ngừng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, khiến da có cảm giác châm chích trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ
Nếu đang sở hữu làn da mỏng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giảm bớt nguy cơ gây thương tổn cho da:
- Mặc quần áo dài tay, dài chân vì bạn có thể dễ dàng va chạm vào các đồ vật xung quanh trong quá trình sinh hoạt
- Có thể đeo thêm găng tay để bảo vệ da bàn tay, cánh tay
- Di chuyển chậm và thao tác cẩn thận để ngăn ngừa bị bầm tím hay trầy xước da
- Che các cạnh sắc nét của đồ nội thất và cửa ra vào
- Nếu có nuôi thú cưng thì cần cắ
t tỉa móng cho chúng - Dưỡng ẩm da hàng ngày
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 7 tác dụng của bưởi với sức khỏe trẻ em, bạn không nên bỏ qua
Tin mới nhất
- Cách pha chế nấm lim xanh rừng sử dụng nấm lim xanh đúng cách
- Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y và lưu ý
- Hang vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng
- Công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh và nấm lim rừng trị ung thư?
- Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích
- Ăn chay trường đúng cách để bảo vệ sức khỏe
- Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không ảnh hưởng tới bé
- Lưỡi trắng là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?
- Phương Pháp Xét Nghiệm Tuyến Tiền Liệt Cho Kết Quả Chuẩn Xác Nhất