Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì? Nên ăn gì để trị sỏi mật tận gốc?
Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi chế độ ăn uống là yếu tố mang tính quyết định tới hiệu quả điều trị sỏi mật. Việc xây dựng một thực đơn khoa học bằng cách tăng cường nhóm thực phẩm có lợi, hạn chế nhóm thực phẩm gây hại giúp ức chế sự tăng kích thước các viên sỏi, đồng thời giảm các cơn đau của bệnh.
Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì? Top thực phẩm nên tránh
Trả lời câu hỏi: “Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì”, các bác sĩ tại Khoa Thận – Tiết Niệu Bệnh viện 198 cho biết, người bị sỏi túi mật nên hạn chế các món ăn chứa chất béo xấu và những thực phẩm làm ứ trệ dịch mật – nguyên nhân gây sỏi mật chủ yếu.
Dưới đây là nhóm các thực phẩm mà bệnh nhân sỏi mật nên tránh xa.
Các loại đồ ăn chứa chất béo xấu
Hiểu một cách đơn giản, chất béo xấu là các chất béo không lành mạnh. Chúng không những không có lợi cho sức khỏe mà còn là tác nhân khiến nồng độ cholesterol trong dịch mật tăng. Đây là nguyên nhân chính hình thành nên các khối rắn trong túi mật, làm bệnh nhân đau đớn…
Các chất béo xấu thường có trong:
- Nhóm các thực phẩm được chế biến từ sữa nguyên chất
- Pho mát
- Bánh quy
- Bơ động vật
- Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan…)
- Các loại đồ ăn nhanh: Khoai tây chiên, xúc xích rán, thịt hộp,…
Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang bị viêm túi mật thì cần nói KHÔNG với chất béo động vật. Bởi những chất béo này sau khi vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng cho hoạt động của gan – mật, khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng, gây ra các cơn đau âm ỉ cho bệnh nhân.
Nhóm thực phẩm giàu cholesterol
Các chuyên gia về bệnh tiết niệu luôn khuyến cáo bệnh nhân sỏi mật nên hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều cholesterol. Bởi lẽ, thành phần này có thể làm tăng kích thước sỏi mật, khiến bệnh tiến triển chỉ trong thời gian ngắn, gây ra nhiều áp lực cho hoạt động của gan – mật…
Các loại đồ ăn, đồ uống nhiều đường, tinh bột đã qua tinh luyện
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cũng là cách điều trị sỏi mật hiệu quả. Nếu đang thắc mắc: “Bị sỏi mật kiêng ăn gì” thì các thực phẩm chứa quá nhiều đường, tinh bột đã qua tinh luyện là câu trả lời dành cho bạn.
Bởi sau khi được tinh luyện, chiết tách hàm lượng chất xơ trong các thực phẩm này giảm đáng kể. Thay vào đó, nhà sản xuất sẽ thêm vào một số khoáng chất, vi chất, làm thay đổi công thức của đường tự nhiên. Khi đi vào cơ thể, các tinh bột và đường đã qua tinh luyện làm tăng đường huyết, gây ra các bệnh sỏi mật, tiểu đường.
Các sản phẩm chứa đường đã qua tinh luyện gồm:
- Các loại nước ngọt, nước tăng lực có caffein.
- Các loại đồ ăn sáng nhanh: Ngũ cốc ăn liền, thanh ngũ cốc, bánh granola…
- Các loại kẹo và bánh nướng: Kẹo, bánh sừng bò, sô cô la,…
- Các loại đồ hộp ăn vặt: Đậu phộng, trái cây sấy (loại có tẩm ướp thêm đường, gia vị).
- Thực phẩm ăn kiêng: Bơ đậu phộng, sữa chua ít béo…
- Một số loại sốt: Sốt trộn mì ống, sốt trộn rau,…
- Mì ống, phô mai, pizza,…
Bệnh sỏi mật không nên ăn gì? Thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hóa
Theo các bác sĩ, sỏi mật sẽ có tiến triển xấu nếu như người bệnh nạp vào cơ thể những thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa. Bởi khi đường tiêu hóa gặp “trục trặc”, túi mật sẽ co bóp ngắt quãng, hạn chế tiết dịch mật khiến chúng ứ trệ và tích tụ tạo thành các khối rắn.
Các thực phẩm có chứa chất gây kích ứng đường tiêu hóa bao gồm: Đậu phộng, tôm, cua, sò, sữa…
Hạn chế các loại nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng
Nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, cừu, ngựa, trâu), lòng đỏ trứng là những thực phẩm chứa hàm lượng lớn cholesterol. Khi người bệnh nạp quá nhiều vào cơ thể không chỉ gây khó tiêu, đầy bụng mà còn tăng gánh nặng cho gan – mật, làm túi mật co bóp liên tục, thậm chí là khiến các viên sỏi tăng kích thước nhanh chóng.
Các bác sĩ cho rằng, người bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, uống gì rất quan trọng, nó mang ý nghĩa quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy, hãy tạm từ bỏ thói quen ăn thịt đỏ, nội tạng cũng như lòng đỏ trứng để hạn chế sự tăng kích thước của sỏi mật, đồng thời giảm nguy cơ đau do viêm túi mật.
Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì? Rượu bia và các loại đồ ăn cay nóng
Nếu đang băn khoăn không biết sỏi mật kiêng ăn những gì thì bạn nên liệt kê thêm các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích vào “danh sách đen”.
Nghiên cứu của các bác sĩ người Mỹ cho thấy, các loại đồ uống chứa chất kích thích sẽ khiến gan nhiễm mỡ, tăng gánh nặng và làm rối loạn chức năng tiết mật của gan cũng như túi mật. Vì vậy, bệnh nhân bị sỏi mật chỉ nên uống rượu bia, trà, soda, cà phê… với một liều lượng cực nhỏ, thậm chí nếu không cần thiết có thể cắt giảm hẳn.
Dù là “fan ruột” của những món đồ ăn cay nóng nhưng khi bị sỏi mật, người bệnh cũng nên “xóa sổ” chúng khỏi thực đơn hằng ngày. Bởi chất cay nóng sẽ khiến gan và túi mật phải làm việc liên tục để đào thải độc tố, gây ra các tổn thương không mong muốn.
Bị sỏi túi mật nên ăn gì? Danh sách thực phẩm cần bổ sung
Bên cạnh việc tìm hiểu: “Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì”, để trị sỏi mật hiệu quả, giảm các cơn đau do sỏi người bệnh cũng nên tăng cường các thực phẩm được chuyên gia khuyến khích như dưới đây.
Các thực phẩm chứa chất béo có lợi
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có hại sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong túi mật. Tuy nhiên, nếu cơ thể hoàn toàn không dung nạp chất béo thì hoạt động co bóp của túi mật có thể bị đình trệ, gây ứ đọng dịch mật, khiến kích thước sỏi ngày càng lớn.
Vì vậy, người bệnh vẫn có thể bổ sung các thực phẩm chứa chất béo có lợi ở mức độ vừa phải, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp túi mật khỏe mạnh. Điều này lại càng quan trọng hơn đối với bệnh nhân đang hồi sức sau mổ nội soi sỏi mật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có lợi tồn tại trong các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như tinh dầu hạt cải, tinh dầ
u oliu, hạt điều, hạt hướng dương… Ngoài ra, cũng có thể tận dụng các chất béo chưa bão hòa này trong một số loại cá biển như cá thu, cá hồi.
Bị sỏi mật nên ăn gì? Rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ
Mỗi ngày, bệnh nhân sỏi mật nên bổ sung 30-40gr chất xơ, ưu tiên các loại chất xơ hòa tan. Bởi đây là thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động của hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo của cơ thể.
Để tăng cường bổ sung chất xơ cho cho thể, người bệnh sỏi mật có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bổ sung tối thiểu 3 phần rau xanh và 2 phần trái cây/ngày, mỗi khẩu phần tương ứng với khoảng 15gr. Trái cây nên ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ, còn rau xanh thì nên ăn ở cả 3 bữa là sáng, trưa, tối.
- Chú ý lựa chọn những loại rau củ chứa lượng chất xơ hòa tan dồi dào như: Bông cải xanh, đậu lăng, cải bó xôi, quả mâm xôi, dâu tây,… Để tận dụng tối đa chất xơ có trong các loại rau củ quả này, người bệnh nên ăn trực tiếp, hạn chế chế biến thành nước ép hoặc một số món ăn khác.
- Ngoài chứa lượng lớn chất béo có lợi, các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạnh nhân cũng là những món đồ ăn vặt giàu chất xơ. Do đó, thay vì lựa chọn các món đồ ăn vặt chiên rán, nhiều đường thì bạn có thể ưu tiên những loại hạt kể trên.
Tăng cường các thực phẩm chứa Lecithin
Lecithin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dịch mật. Thành phần này giúp phân hủy chất béo có hại cũng như các cholesterol. Do vậy, nếu như hàm lượng lecithin trong dịch mật quá thấp có thể tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành.
Các loại thực phẩm được cho là chứa hàm lượng lớn lecithin gồm: Mầm lúa mạch, các loại đậu, kiều mạch (lúa mạch đen),…
Cà phê
Các bệnh nhân bị sỏi túi mật nhưng không mắc các bệnh lý về tim mạch được khuyến khích sử dụng 2 cốc cà phê/ngày.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc năm 2017 đã chỉ ra, thói quen sử dụng cà phê mỗi ngày giúp giảm tới hơn 40% các nguy cơ tăng kích thước sỏi mật.
Nguồn protein (đạm) thực vật
Nếu đang bị sỏi mật và các cơn đau của bệnh “làm phiền”, người bệnh nên thay thế các loại đạm động vật (thịt, cá, trứng,…) bằng các loại đạm thực vật có trong tảo xoắn, yến mạch, đậu lima, đậu Hà Lan…
Những loại thực phẩm này này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn đem lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế đau đớn do viêm túi mật.
Nên làm gì khi bị sỏi túi mật? Lời khuyên từ chuyên gia
Chế độ ăn uống bất hợp lý chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong túi mật. Bên cạnh việc đưa ra khuyến cáo bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, các bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết Niệu cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp quá trình điều trị sỏi mật đạt hiệu quả mong muốn.
Trong quá trình điều trị sỏi mật, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chế biến các món ăn một cách khoa học
Sau khi đã chọn được những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần chế biến các món ăn thật khoa học. Điều này vừa đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, vừa an toàn cho sức khỏe, tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Bởi theo các chuyên gia, việc sơ chế, chế biến các món ăn không đúng cách vô tình sẽ khiến hàm lượng chất béo xấu, cholesterol tăng. Từ đó, người bệnh dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng của sỏi mật cũng trầm trọng thêm.
Khi chế biến các món ăn cho người bệnh sỏi mật cần chú ý:
- Hạn chế chế biến thành các món chiên xào, ưu tiên các món hấp, luộc, ít sử dụng dầu mỡ. Nếu muốn thưởng thức các món chiên rán thì nên sử dụng nồi chiên không dầu, sau khi rán nên dùng giấy thấm dầu để loại bỏ phần dầu dư thừa.
- Đối với các món hầm xương thì nên hớt bớt bọt.
- Khi nấu nướng, chỉ nên dùng một lượng dầu vừa đủ, tránh đổ quá tay.
- Các món ăn cần được nêm nếm vừa phải, không nấu quá mặn (tối đa 6g muối/người/ngày).
Chia nhỏ các bữa ăn
Ở bệnh nhân bị sỏi mật, nếu ăn quá no có thể khiến hệ tiêu hóa, khả năng co bóp của túi mật phải làm việc “hết công suất” gây quá tải. Khi túi mật càng phải co bóp nhiều hơn có thể gây ra tình trạng đau mạn sườn phải, trướng bụng, khó tiêu…
Vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính là sáng, trưa, tối thì người bệnh nên ăn 5-6 bữa mỗi ngày để giảm áp lực cho hoạt động của túi mật.
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, bữa sáng đóng góp tới gần 40% tổng năng lượng mà một người cần trong ngày.
Bữa sáng vốn đã rất cần thiết với những người khỏe mạnh, đối với bệnh nhân bị sỏi mật lại càng quan trọng hơn. Bởi nếu nhịn bữa sáng, túi mật sẽ “đình công”, không co bóp tạo ra lượng lớn dịch mật dư thừa, tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Uống nhiều nước
Một người bình thường luôn cần uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày, với những người bị sỏi trong túi mật cũng không là ngoại lệ. Theo các bác sĩ, bất cứ khi nào cảm thấy đau mạn sườn phải, bụng khó chịu thì người bệnh nên uống một cốc nước. Điều này sẽ giúp cơn đau giảm sau 1 giờ, thậm chí là trong thời gian ngắn hơn mà chưa cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc đặc trị sỏi mật.
Lý giải về mối liên hệ giữa việc uống đủ nước với bệnh sỏi mật, các chuyên gia cho biết thêm, nước đóng vai trò như một dung môi đặc biệt trong cơ thể. Đây là nhân tố quan trọng giúp đào thải chất độc hại và làm giảm các kích thích của dây thần kinh đến sự co bóp túi mật.
Để tăng cường hoạt động của dịch mật, người bệnh cũng có thể thêm vào nước vài giọt tinh dầu hoặc một lát chanh. Việc làm này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả sức khỏe cao.
Vận động tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày
Bên cạnh việc tham khảo ý kiến bác sĩ xem người bệnh sỏi mật kiêng ăn gì,ăn gì, bạn cũng nên thường xuyên vận động, đảm bảo tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày. Một thói quen sống lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn sự ứ trệ của dịch mật.
Trong tập luyện thể thao, người bệnh có thể chọn những môn nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn hoặc đi bộ. Chú ý chọn nơi thoáng đãng, nhiều cây xanh, nơi có hồ nước để tập luyện. Ưu tiên vận động vào buổi sáng sớm và chiều mát khi không khí mát mẻ, trong lành nhất.
Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị bất cứ bệnh lý nào, sỏi mật
cũng không là ngoại lệ. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì?”. Chúc bạn xây dựng được cho mình một thực đơn khoa học và sớm đẩy lùi bệnh tật.
Xem thêm: Ăn gì để cương lâu, bền bỉ sung mãn? 15+ thực phẩm nam giới nên “nằm lòng”
Tin mới nhất
- Trào ngược dịch mật
- Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm
- Giục sinh và những điều mà bạn nên biết
- Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì và ăn gì để ngăn biến chứng
- Viêm phụ khoa nhẹ – Dấu hiệu nhận biết & cách trị tại nhà
- LỢI ÍCH CỦA BƠI LỘI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
- Ai cũng có thể nhiễm virus HPV, nó nguy hiểm thế nào?
- Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng bệnh hiệu quả
- Tình trạng xuất huyết dạ dày nguyên nhân do đâu? Làm sao để chữa trị và phòng tránh bệnh?
- Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời