Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư dạ dày cần tuân thủ theo phác đồ cụ thể, tùy từng giai đoạn mà có hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là phác đồ điều trị ung thư dạ dày giúp tham khảo trong quá trình khám chữa bệnh.
Một số vấn đề cần biết trong điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh tổn thương ác tính, có tốc độ tiến triển nhanh, tiên lượng nặng. Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày chưa rõ ràng, thường là hệ quả của lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Cho đến nay ung thư dạ dày vẫn là một trong những bệnh khó điều trị do khó chẩn đoán sớm cũng như chưa có giải pháp điều trị chuyên biệt, đặc hiệu.
Hiện nay tùy theo từng giai đoạn mà ung thư dạ dày sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Càng điều trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh càng cao, nguy cơ tái phát càng thấp. Việc tuân thủ phác đồ điều trị đóng một vai trò rất quan trọng đối với tiến triển sức khỏe của bệnh nhân.
1. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 0 (Stage 0)
Ung thư dạ dày giai đoạn 0 là giai đoạn rất sớm của bệnh. Ở những giai đoạn này, những bất thường đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân, thường là trong cùng của lớp lót niêm mạc dạ dày. Rất hiếm bệnh nhân phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn này bởi hầu như không có đặc điểm nhận biết với các triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn này thường điều trị theo 2 hướng phổ biến là phẫu thuật hoặc nội soi cắt bỏ niêm mạc dạ dày. Mục đích chính của hướng điều trị này là ngăn ngừa mầm mống ung thư có cơ hội phát triển.
1A. Phẫu thuật
Đây được xem là hướng chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 0. Tùy vào vị trí của khối u trong dạ dày mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phẫu thuật cắt dạ dày (gastrectomy) bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày bán phần, được thực hiện đối với những khối u có vị trí ở phần thấp của niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật cắt toàn phần thường được áp dụng cho những khối u có vị trí ở phần giữa dạ dày hoặc phần cao của niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật cắt bán phần trên thường được áp dụng cho những khối u có vị trí ở phần cao của dạ dày hoặc khối u khởi phát ở vị trí nối giữa dạ dày và thực quản của bệnh nhân.
Khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 0, tất cả hạch nằm quanh dạ dày có thể đều sẽ được lấy ra để giảm tối đa nguy cơ bùng phát ung thư tại các hạch này.
1B. Thực hiện nội soi cắt bỏ niêm mạc
Thay vì thực hiện mổ hở trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể được thực hiện nội soi cắt bỏ niêm mạc. Đây là một trong những giải pháp hạn chế xâm lấn sâu vào niêm mạc, thường được áp dụng khá nhiều trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, thủ thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc thường chỉ được sử dụng cho những khối u có kích thước nhỏ hơn 1cm và tình trạng khối u không bám sâu vào niêm mạc, dễ bóc tách. Những khối u
phức tạp hơn thì cần phẫu thuật truyền thống để loại bỏ hoàn toàn, không để sót tế bào ung thư.
2. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1 (Stage 1)
Ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1, tế bào ung thư đã có kích thước lớn hơn, ảnh hưởng không chỉ đến niêm mạc dạ dày mà còn lan ra thành cơ. Xung quanh vị trí ung thư dạ dày, các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể chứa các tế bào ung thư. Nếu ung thư giai đoạn 1 đơn thuần ở niêm mạc, chưa ảnh hưởng đến hạch bạch huyết thì phân loại giai đoạn 1A. Nếu giai đoạn 1 có ảnh hưởng đến hạch bạch huyết thì được phân loại giai đoạn 1B.
Giai đoạn này thường điều trị theo 3 hướng kết hợp là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Mục đích của hướng điều trị này là kiểm soát tế bào ung thư, ngăn chặn tiến triển nặng, tiêu diệt và ngăn ngừa nguy cơ di căn.
2A. Phẫu thuật
Ở giai đoạn 1, phẫu thuật vẫn là hướng điều trị ưu tiên, tương tự như giai đoạn 0. Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn 1 chỉ áp dụng cho khối u thường. Với những bệnh nhân có khối u di căn hạch thường được đề nghị điều trị kết hợp giữa hóa trị và xạ trị.
2B. Hóa trị
Hóa trị thường được điều trị kết hợp với xạ trị để đạt kết quả cao. Các loại hóa trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày thường được áp dụng với các biện pháp như:
- ECF (Epirubicin, Cisplatin, 5-FU). Trong điều trị, ECF là kết hợp phổ biến nhất đối với bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Phối hợp ECF thường được áp dụng trong 3 chu kỳ trước cũng như 3 chu kỳ sau khi phẫu thuật.
- Epirubicin điều trị với liều lượng 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều lượng 60 mg / m2 TTM N1 + 5-FU 200 mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -21. Chu kỳ thực hiện trong thời gian 21 ngày mỗi đợt.
- ECX điều trị gồm Epirubicin, Cisplatin, Capecitabine (Xeloda).
2C. Xạ trị
Điều trị bằng phương pháp xạ trị thường kết hợp với hóa trị. Đặc biệt là điều trị với 5-FU và Leucovorin.
- 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid).
- CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine).
- Điều trị bằng Leucovorin 20 mg / m2 IVP (tiến hành bằng cách tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU 425 mg/m2 TTMIVP N1-5. Liều dùng được thực hiện mỗi 28 ngày (áp dụng vào chu kỳ 1,3 trước và chu kỳ 4 sau phẫu thuật).
- Chu kỳ 2, Leucovorin 20 mg / m2 rvp N1-4 và N31-33 + 5-FU 400 mg/m2 IVPN1-4. Chu kỳ được thực hiện mỗi 35 ngày một lần (chu kỳ 2 đối với xạ trị).
3. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 (Stage 2)
Giai đoạn 2 được chia thành 2A và 2B.
Đối với giai đoạn 2A, có những trường hợp:
- Ung thư vẫn nằm trong niêm mạc dạ dày nhưng có từ 3 đến 6 hạch bạch huyết chứa các tế bào ung thư xung quanh vị trí ung thư ban đầu.
- Ung thư phát triển ảnh hưởng đến lớp cơ của thành dạ dày, ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết nằm gần vị trí ung thư ban đầu.
- Ung thư phát triển ảnh hưởng đến lớp ngoài dạ dày nhưng không có các tế bào ung thư bên trong những hạch bạch huyết.
Đối với giai đoạn 2B, có những trường hợp:
- Vị trí ung thư nằm trong niêm mạc của thành dạ dày nhưng có từ 7 hạch bạch huyết trở lên chứa tế bào ung thư nằm xung quanh vị trí ung thư ban đầu.
- Vị trí ung thư ảnh hưởng đến lớp cơ của dạ dày, có từ 3 – 6 hạch bạch huyết xung quanh chứa tế bào ung thư.
- Vị trí ung thư đã phát triển qua lớp lót bên ngoài nhưng không có tế bào ung thư bên trong các hạch bạch huyết gần đó.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 cần kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị ở mức độ mạnh hơn. Những hướng điều trị thường được áp dụng phổ biến gồm:
3A. Phẫu thuật
Áp dụng phẫu thuật truyền thống để loại bỏ phần lớn các mô ung thư và làm sạch các hạch xung quanh vị trí ung thư nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư bùng phát tại các hạch.
3B. Hóa trị
Các biện pháp hóa trị kết hợp với xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 gồm có:
- Điều trị bằng ECF (Epirubicin, Cisplatin, 5-FU). Điều trị với Epirubicin với liều 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều từ 60 mg/m2 TTM N1 + 5-FU liều lượng 200 mg/m2/ngày TTM. Thời gian điều trị liên tục N1 -21, theo chu kỳ 21 ngày mỗi đợt.
- Điều trị bằng 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid).
- Điều trị bằng CF (Cisplatin và 5-FU). Sử dụng Cisplatin sử dụng với liều 100 mg / m2 TTM N1 + 5-FU1000 mg / m2 / ngày TTM. Áp dụng liên tục N1 -4 và 29-32 với chu kỳ từ 3 – 5 ngày, thực hiện trong thời gian 6 chu kỳ.
- Điều trị bằng DCF (Docetaxel, Cisplatin và 5-FU). Sử dụng Docetaxel với liều 75 mg / m2 TTMN1 + Cisplatin với liều 75 mg / m2 TTMN1 + 5-FU1000 liều lượng mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -5. Thời gian áp dụng mỗi 28 ngày, tiến hành trong vòng 6 chu kỳ.
- Điều trị bằng EOX (Epirubicin, Oxaliplatin, Capecitabine). Epirubicin với liều lượng 50 mg / m2 TTM N1 + Oxaliplatin với liều dùng 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine 625 mg / m2 uống ngày 2 lần N1 -21. Ap dụng mỗi 21 ngày, 1 – 3 chu kỳ trước phẩu thuật và 4 – 6 chu kỳ sau phẫu thuật.
- Điều trị bằng CapeOX (Oxaliplatin + Capecitabine). Oxalipl
atin 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine 1000 mg/m2 uống 2 lần/ngày N1 -14, moi 21 ngày X 8 chu kỳ.
3C. Xạ trị
- Xạ trị áp dụng kết hợp với hóa trị tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
- Hướng điều trị phổ biến là kết hợp với 5-FU và Leucovorin.
4. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 (Stage 3)
Giai đoạn 3 của bệnh ung thư dạ dày là giai đoạn bệnh tiến triển nặng. Những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia thành 3A, 3B và 3C.
Đối với giai đoạn 3A, có những trường hợp:
- Vị trí ung thư đã phát triển đến thành lớp cơ của dạ dày. Xung quanh các hạch bạch huyết lân cận xuất hiện từ 7 hạch có tế bào ung thư trở lên.
- Vị trí ung thư phát triển thành lớp lót bên ngoài của dạ dày đồng thời xuất hiện thêm từ 3 – 6 hạch bạch huyết phát triển xung quanh các tế bào ung thư.
- Vị trí ung thư đã phát triển qua thành dạ dày và có từ 1 – 2 hạch bạch huyết gần đó có các tế bào ung thư.
Đối với giai đoạn 3B, có những trường hợp:
- Tế bào ung thư đã phát triển thành lớp lót bên ngoài của dạ dày. Có từ 7 hạch bạch huyết trở lên xung quanh vị trí ung thư.
- Tế bào ung thư của bệnh nhân đã phát triển qua thành dạ dày. Xuất hiện từ 3 đến 6 hạch bạch huyết chứa ung thư xung quanh vị trí ung thư ban đầu.
- Tế bào ung thư của bệnh nhân đã phát triển qua thành dạ dày, các mô và cơ quan lân cận và các hạch bạch huyết gần đó có tới 2 hạch bạch huyết chứa ung thư.
Đối với giai đoạn 3C, có những trường hợp:
- Tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển qua thành dạ dày, và có hơn 7 tế bào bạch huyết xung quanh chứa ung thư.
- Tế bào ung thư đã phát triển qua thành dạ dày, thành các mô và cơ quan lân cận.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 cần áp dụng các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị sinh học.
4A. Phẫu thuật
Tương tự như những giai đoạn khác, phẫu thuật là một trong những hướng điều trị chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3. Giai đoạn này có thể có chỉ định nội soi trong trường hợp nghi ngờ ung thư xâm lấn từ dạ dày sang các cơ quan khác trong ổ bụng (nhất là các tạng gan và tụy). Sau khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể đưa ra hướng phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
4B. Hóa trị
Hóa trị là một trong những hướng điều trị không thể thiếu cho ung thư dạ dày giai đoạn 3. Đối với giai đoạn này, hóa trị đơn thuần thường được áp dụng trước phẫu thuật (còn được gọi là hóa trị tân hỗ trợ). Sau phẫu thuật, điều trị hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị. Những biện pháp hóa trị thường được áp dụng bao gồm:
- ECF (Epribucin, Cisplatin, 5-FU). Điều trị với 3 chu kỳ trước phẫu thuật và 3 chu kỳ sau phẫu thuật. Epirubicin dùng với liều 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều dùng 60 mg / m2 TTM N1 + 5-FU liều dùng 200 mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -21. Chu kỳ trong thời gian 21 ngày.
- 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid). Điều trị kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật. Leucovorin với liều dùng 20 mg / m2 IVP (tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU với liều dùng 425 mg / m2 TTMIVP N1-5. Chu kỳ điều trị mỗi 28 ngày (đối với chu kỳ từ 1 – 3 điều trị trước phẫu thuật và chu kỳ 4 điều trị sau phẫu thuật). Đối với chu kỳ 2, sử dụng Leucovorin với liều dùng 20 mg / m2 IVPN 1-4 và N31-33 + 5-FU liều dùng 400 mg/m2 IVPN1-4. Chu kỳ điều trị mỗi 35 ngày.
- Điều trị với ECX (Epirubincin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda). Epirubicin liều dùng 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin liều dùng 60 mg / m2 TTM N1 + Capecitabirie liều dùng 625 mg / m2 uống 2 lần / ngày N1 -21. Chu kỳ điều trị mỗi 21 ngày, đối với chu kỳ 1 – 3 điều trị trước khi phẫu thuật, đối với chu kỳ 4-6 điều trị sau khi phẫu thuật.
- Điều trị với CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine). Oxaliplatin liều dùng 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine liều dùng 1000 mg / m2 uống 2 lần/ngày N1 -14. Chu kỳ điều trị mỗi 21 ngày. Thực hiện trong vòng 8 chu kỳ.
4C. Xạ trị
Xạ trị ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường được kết hợp với các biện pháp hóa trị. Điển hình là điều trị bằng 5-FU và Leucovorin.
4D. Điều trị sinh học
Điều trị sinh học (Biological therapy) thường được đề nghị áp dụng đối với một số trường hợp bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn 3 tiến triển tại chỗ mà không tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được đồng thời có HER (+). Hướng điều trị sinh học cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 là Trastuzumab (Herceptin), bao gồm:
- Điều trị Trastuzumab được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị Cisplatin hoặc 5-FU hoặc kế hợp Capecitabine. Hướng điều trị này áp dụng cho đến khi bệnh nhân ung thư dạ dày không còn đáp ứng với điều trị hoặc có tiến triển mới.
- Điều trị bằng Trastuzumab liều dùng 8 mg/kg TTM N1 của CK1. Sau đó dùng theo liều 6 mg/kg của CK (hoặc 6 – 4) + Cisplatin với liều 80 mg/m2 TTM N1 + 5-FU liều dùng 800 mg/m2/ngày TTM N1-5 hoặc Capecitabinen liều dùng 1000 mg/m2 uống N1-14. Mỗi chu kỳ thực hiện trong vòng 28 ngày.
- Điều trị bằng Trastuzumab với liều 8 mg/kg TTM N1 của CK1. Sau đó dùng theo liều 6 mg/kg của CK (hoặc 6 – 4) + Oxaliplatin dùng theo liều 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine với liều 1000 mg/m2 uống 2 lần/ngày. Mỗi chu kỳ thực hiện trong vòng 28 ngày.
5. Phác đồ điều trị ung thư dạ d
ày giai đoạn 4 (Stage 4)
Giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh ung thư dạ dày. Đặc trưng của ung thư dạ dày giai đoạn 4 là tình trạng di căn. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư tại dạ dày có thể nhân lên, các tế bào theo máu đi đến các tạng khác. Thông thường ung thư dạ dày giai đoạn 4 có thể dẫn đến di căn đến các tạng như phổi, xương, xa hơn là não.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Thông thường hướng điều trị bao gồm: phẫu thuật giảm nhẹ, hóa trị làm chậm tiến triển bệnh, xạ trị kiểm soát triệu chứng, loại bỏ cơn đau, một số trường hợp có thể kết hợp điều trị sinh học.
5A. Phẫu thuật giảm nhẹ
Phẫu thuật giảm nhẹ bao gồm các biện pháp:
- Phẫu thuật bypass: mục tiêu chính là thay đổi hướng di chuyển của thức ăn, các dịch dạ dày để tránh nguy cơ làm cho dạ dày hoặc thực quản bị tắc nghẽn.
- Phẫu thuật đặt stent: là phẫu thuật đặt một ống nhỏ kim loại vào dạ dày. Tác dụng chính của stent là làm giảm tình trạng tắc nghẽn do khối u gây ra, đặc biệt là khối u gần thực quản, môn vị. Giải pháp này có thể giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
- Tiến hành đặt ống nuôi ăn: ống nuôi ăn có tác dụng bơm chất dinh dưỡng dạng lỏng vào dạ dày, giúp bệnh nhân giữ được cân nặng, hạn chế sút cân nghiêm trọng, làm suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng đến những hướng điều trị khác. Phẫu thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân tắc nghẽn nghiêm trọng do khối u, không thể ăn được bình thường.
5B. Hóa trị
Hóa trị ở giai đoạn 4 có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh. Hóa trị có thể thực hiện trước khi phẫu thuật để làm giảm bớt kích thước khối u ( hỗ trợ cho phẫu thuật). Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp hóa trị với xạ trị.
Thực hiện hóa trị bằng:
- ECF bao gồm Epribucin, Cisplatin, 5-FU.
- 5-FU và Leucovorin (bao gồm FoliN1c acid).
- ECX bao gồm Epirubicin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda).
- CF bao gồm Cisplatin và 5-FU.
- DCF bao gồm Docetaxel, Cisplatin và 5-FU.
- ILF/IF bao gồm 5-FU, Leucovorinvàlrinotecan.
- XELIRI bao gồm Capecitabine, Irinotecan.
*Tùy theo thể trạng, khả năng đáp ứng, sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thời gian và liều lượng hóa trị cho phù hợp.
5C. Xạ trị
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 thường được chỉ định xạ trị bằng tia ngoài. Cụ thể bao gồm:
- Điều trị xạ trị đơn độc hoặc điều trị kết hợp với 5-FU và Leucovorin.
- Giúp loại bỏ các triệu chứng ung thư dạ dày tiến triển.
- Kiểm soát các triệu chứng chảy máu, giúp ngừng chảy máu.
- Cải thiện tình trạng tắc nghẽn do khối u.
- Điều trị để loại bỏ cơn đau.
- Hạn chế mức độ di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác.
5D. Điều trị sinh học
Điều trị sinh học là một trong những giải pháp để ngăn ngừa ung thư tiến triển . Tùy theo trường hợp bệnh nhân mà có thể điều trị bằng Trastuzumab (Herceptin), kết hợp với thuốc hóa trị Cisplatin hoặc 5-FU hoặc Capecitabine. Giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư tái phát hoặc tiến triển.
5F. Điều trị tái phát
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sau điều trị thành công cũng có thể gặp phải nguy cơ tái phát. Trong điều trị tái phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp:
- Điều trị cắt dạ dày (gastrectomy).
- Phẫu thuật bypass.
- Tiến hành đặt stent cho bệnh nhân.
- Tiến hành đặt ống nuôi ăn.
- Áp dụng các biện pháp xạ trị.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Ho khan về đêm: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, triệt để
Tin mới nhất
- TRÁI CÂY – BÀI THUỐC QUÝ QUANH TA – (P5)
- Bị sưng amidan nhưng không sốt là bị gì?
- Ho có đờm nên ăn gì, không nên ăn gì là tốt nhất?
- Bán lá xạ đen tại Hà Nội - Cách phân biệt cây xạ đen thật và giả
- Nóng gan là gì? Biểu hiện và nguyên nhân
- Bệnh đau dạ dày và cách chữa trị bằng cây thảo dược quý
- Phương pháp nội soi dạ dày nào không đau, thực hiện ở đâu?
- Viêm da cơ địa có để lại sẹo không và giải đáp của chuyên gia
- Những công dụng tuyệt vời của dầu mè đối với sức khỏe
- Nấm lim xanh cổ truyền tác dụng gì tăng cường sinh lực phái mạnh
Video
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Nấm lim xanh mua ở đâu chính hãng giá mua nấm lim rừng chuẩn
- TIN TỨC UNG THƯ Bảo vệ cơ thể khỏi chứng rối loạn tiêu hóa khi về già
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí
- TIN TỨC UNG THƯ Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý