Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và tiêu viêm của dược liệu nhằm ngăn ngừa bội nhiễm, tăng dẫn lưu dịch tiết và cải thiện các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,…
Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp khá phổ biến, thường xảy ra do hít hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, bụi, thức ăn, hóa chất,… Bệnh hay khởi phát vào mùa hoa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Bệnh lý này tương đối lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh (hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,…) có thể kéo dài và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Có nên dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng?
Tương tự các bệnh lý liên quan đến cơ địa khác, viêm mũi dị ứng hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất theo thời gian mà không cần can thiệp. Hiện nay, các loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng chỉ được dùng với mục đích cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính dược lý để làm giảm các triệu chứng khó chịu và giảm thiểu tần suất sử dụng thuốc.
Với nguồn gốc từ thiên nhiên, độ an toàn khá cao và chi phí thấp, mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được khá nhiều người lựa chọn và áp dụng. Thực tế cho thấy, tỏi không chỉ có tác dụng gia tăng hương vị món ăn mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.
Hoạt chất allicin trong thảo dược này có khả năng kháng sinh mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, allicin có khả năng ức chế hoạt động của virus, nấm men và vi khuẩn thường gây viêm nhiễm ở đường hô hấp. Vì vậy, mẹo chữa từ tỏi có khả năng ngăn ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, axit amin và một số dưỡng chất thiết yếu có khả năng tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các triệu chứng do viêm nhiễm, dị ứng. Chính vì vậy, sử dụng tỏi đúng cách có thể cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản cấp,…
Tuy nhiên, mẹo chữa từ tỏi chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng có mức độ nhẹ. Trong trường hợp triệu chứng bùng phát mạnh, có mức độ nặng nề hoặc đã xuất hiện bội nhiễm, nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
5 Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi dễ thực hiện
Không thể phủ nhận các lợi ích mà tỏi đem lại đối với sức khỏe nói chung và bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng. Tuy nhiên để tận dụng tối đa tác dụng của thảo dược này, bệnh nhân cần lựa chọn mẹo chữa phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Dưới đây là 5 cách dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân:
1. Xông hơi bằng tỏi trị viêm mũi dị ứng
Xông hơi bằng tỏi là mẹo chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa này có tác dụng đưa hơi nước cùng với hoạt chất allicin vào bên trong khoang mũi và niêm mạc hô hấp trên nhằm làm dịu hiện tượng kích ứng, tăng dẫn lưu dịch tiết và giảm ngứa mũi. Ngoài ra, allicin còn giúp kháng khuẩn, ức chế nấm men và virus, từ đó ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm ở mũi và mô xoang.
Mẹo chữa này thích hợp với hầu hết các trường hợp bị viêm mũi dị ứng – đặc biệt là người bị sổ mũi và hắt hơi nhiều. Bên cạnh đó, mẹo xông hơi bằng tỏi còn thích hợp với người bị viêm xoang và viêm mũi họng (bệnh cảm lạnh).
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ và đập giập
- Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho tỏi và 2 thìa cà phê muối vào
- Dùng khăn trùm đầu và xông mũi từ 10 – 15 phút
- Trong quá trình xông, nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong niêm mạc hô hấp
- Nên xông mũi bằng tỏi từ 1 – 2 lần/ ngày trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh
Sau khi xông, bệnh nhân nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm dịu niêm mạc hô hấp và loại bỏ các chất dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, mạt bụi,…
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Ngoài mẹo xông mũi bằng tỏi, bệnh nhân cũng có thể dùng tỏi ngâm mật ong để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Mật ong không chỉ cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có đặc tính dược lý đa dạng. Nghiên cứu cho thấy, nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và phục hồi da, niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, mật ong thường được dùng phối hợp với tỏi để điều trị một số bệnh lý hô hấp và da liễu – trong đó có viêm mũi dị ứng.
Dân gian lưu truyền 2 mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong sau:
- Cách 1: Ngâm 100g tỏi với 200g mật ong trong bình thủy tinh từ 15 – 20 ngày. Khi dùng, nên ăn 1 – 2 thìa mật ong cùng với 2 tép tỏi để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp khi thời tiết thay đổi.
- Cách 2: Bằm 100g tỏi sống, sau đó ngâm với 100g mật ong trong 5 – 7 ngày. Dùng bông gòn thấm dung dịch và nhét trực tiếp vào lỗ mũi để tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc hô hấp trên. Thực hiện mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày.
Thực tế, cách 2 ít được sử dụng vì có thể gây ra cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Hơn nữa, mẹo chữa này còn có thể gây kích ứng đối với người có niêm mạc mũi nhạy cảm.
3. Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng là mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo lưu truyền, mẹo chữa này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giải biểu (làm cơ thể ra mồ hôi), thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch xoang – mũi và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Dân gian thường dùng rượu tỏi để trị các bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản và bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, rượu tỏi còn được dùng để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm khó tiêu, đầy bụng, đau mỏi xương khớp do thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính.
Cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng:
- Chuẩn bị 300g tỏi và 1 – 1.2 lít rượu trắng
- Bóc vỏ tỏi và thái lát rồi cho vào bình thủy tinh
- Sau đó đổ rượu trắng vào bình và ngâm trong khoảng 10 ngày
- Khi dùng, uống 1 thìa rượu nhỏ và dùng từ 2 – 3 lần/ ngày
Lưu ý: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi chưa thực sự được công nhận trên phương diện khoa học. Hơn nữa, sử dụng rượu còn có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe – đặc biệt là ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người mắc bệnh gan và viêm thực quản. Vì vậy, bệnh nhân nên xác thực độ an toàn và tính hiệu quả của mẹo chữa này trước khi thực hiện.
4. Nước tỏi nhỏ mũi trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Hoạt chất allicin trong tỏi được ví như “kháng sinh tự nhiên”. Hiệu quả này không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được công nhận qua các nghiên cứu khoa học. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh – thậm chí có hiệu quả đối với vi khuẩn đã kháng penicillin và streptomycin.
Dùng nước tỏi nhỏ mũi không chỉ có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng mà còn hỗ trợ điều trị viêm xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tỏi có thể gây bỏng rát và xót niêm mạc nên cần thực hiện phương pháp này đúng cách để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng không mong muốn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 1 múi tỏi, sau đó cắt tỏi thành từng sợi nhỏ
- Dùng khoảng 2 – 3 sợi cho vào nước muối sinh lý dạng nhỏ mũi
- Sau 24 giờ, có thể dùng nước tỏi nhỏ mũi từ 1 – 2 lần/ ngày để giảm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi và sổ mũi
5. Bổ sung tỏi vào thực đơn ăn uống
Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có khả năng tăng chuyển dạng lympho bào (tế bào miễn dịch). Vì vậy, bổ sung tỏi vào chế độ ăn hằng ngày có thể cải thiện chức năng đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý do viêm nhiễm và dị ứng.
Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa vitamin C, kẽm, mangan, magie, axit amin và một số chất chống oxy hóa cần thiết. Các thành phần dinh dưỡng từ tỏi có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và chống oxy hóa.
Thực tế cho thấy, bổ sung thảo dược này vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm mức độ và tần suất của các triệu chứng ở đường hô hấp. Đồng thời hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.
Để tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên kết hợp tỏi cùng với các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, trái cây, rau xanh, sữa chua, cá hồi, các loại hạt,… Tránh dùng thức ăn dễ gây dị ứng (tôm, cua, mực), rượu bia và một số đồ uống chứa cồn khác.
Lưu ý khi thực hiện mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo chữa đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu khoa học chỉ công nhận hiệu quả của tỏi đối với sức khỏe nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng thông qua chế độ dinh dưỡng. Đa phần các mẹo chữa trên đều được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân.
Vì vậy khi dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định.
- Phần lớn các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược chỉ được lưu truyền trong dân gian. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và dự phòng các tác dụng không mong muốn.
- Tỏi có vị cay nồng và có khả năng gây bỏng rát, phồng rộp niêm mạc. Do đó, nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này.
- Không sử dụng rượu tỏi hoặc dùng món ăn từ tỏi nếu bị rối loạn đông máu, táo bón, trĩ và nóng trong người.
- Tỏi có tác dụng chống đông máu. Vì vậy, không nên sử dụng thảo dược này cùng với thuốc chống đông và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Không nhỏ nước ép tỏi trực tiếp vào niêm mạc mũi. Tình trạng này có thể khiến mũi bị đau rát, sưng đỏ và phồng rộp.
- Bên cạnh mẹo chữa từ tỏi, nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh răng miệng và giữ ấm cơ thể để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Nếu viêm mũi dị ứng tái phát nhiều lần, nên cân nhắc thay đổi công việc hoặc phẫu thuật nếu giải phẫu mũi bất thường.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp và nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có vai trò là liệu pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho hiệu quả của các phương pháp đặc hiệu. Vì vậy, bệnh nhân nên phối hợp song song với các biện pháp y tế và lối sống khoa học để kiểm soát triệu chứng hoàn toàn.
Tham khảo thêm: 7 Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng
Xem thêm: Cắt bỏ lá lách
Tin mới nhất
- Vôi hóa tuyến vú
- 10 nguyên nhân gây nổi cục cứng ở vùng kín và cách điều trị
- Báo động tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ho viêm họng ở trẻ nhỏ – Lời khuyên của chuyên gia
- Viêm da cơ địa ở trẻ và những thông tin phụ huynh cần nắm rõ
- Một cơn đau dạ dày thường kéo dài bao lâu?_ Mẹo hết đau
- Nấm lim ngâm rượu có tốt không cách dùng nấm lim xanh ngâm rượu
- Top 5 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Không Cần Thuốc Cho Nam Giới 2021
- Viêm cổ tử cung
- Nấm lim xanh chữa bệnh viêm gan cách uống nấm lim rừng khoa học
- Thuốc trào ngược dạ dày của Nhật loại nào tốt nhất? TOP 12 sản phẩm