TRÁI CÂY – BÀI THUỐC QUÝ QUANH TA – (P5)
-
Táo tàu bổ huyết, kiện tỳ
Táo tàu (đại táo) là loại cây gỗ nhỏ, rụng lá, đầu hè ra hoa màu vàng nhạt, quả hình bầu dục, màu vàng tươi, khi chín màu vàng sẫm. Táo tươi có vị thơm mát, giá trị dinh dưỡng cao với nhiều protein, lipid, acid amin, vitamin A, B, C, P…các khoáng chất như canxi, sắt,… Phần ăn được chiếm 90% quả, hàm lượng vitamin cao gấp 80 lần táo tây. Từ thịt táo đến hạt, vỏ , rễ cây đều dùng làm thuốc được.
Trong Thần nông bản thảo kinh cho biết: táo tàu có công dụng trị tà khí trong ngực bụng, an thần, trợ 12 đường kinh lạc, bình vị khí, thông cửu khiếu, bổ khí và tân dịch, chữa suy nhược, phù tay chân, điều hòa các vị thuốc khác, dùng lâu ngày thấy người nhẹ nhõm, thanh thản.
Trong nghiên cứu gần đây của y học Trung quốc thấy có nhiều tác dụng của táo tàu bổ dưỡng sức khỏe, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Táo tàu có tác dụng bổ gan, tăng cường cơ bắp, hạ huyết áp, an thần, dễ ngủ, tránh hưng phấn, hạn chế tế bào ung thư, giảm ho, cải thiện dinh dưỡng cơ tim.
Hồng táo có tính bình, bổ tỳ vị.Táo tàu phốihợp với đẳng sâm, bạch truật là thuốc bổ trung ích khí, chữa tỳ vị hư nhược. Bài thuốc “cam mạch đại táo thang” phối hợp với cam thảo, hạt mỳ chữa chứng lo lắng vô cớ, thần kinh bất thường, đứng ngồi không yên, phiền muộn mất ngủ. Táo tàu phối hợp với cam toại có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa chức năng dạ dày. Nếu dùng với gừng tươi sẽ có tác dụng điều hòa chức năng tỳ vị.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Đại táo:
-
Lo lắng, mất ngủ: Táo tàu 14 quả, hành củ 7 củ, sắc uống.
-
Tỳ vị hư nhược: Táo tàu bỏ hạt, sấy khô bằng lửa nhỏ, tán bột trộn đều với gừng sống. Mỗi lần dùng 6g, ngày 2 lần uống với nước đun sôi để nguội.
-
Đau tim đột ngột: Ô mai 1 quả, táo tàu 2 quả, hạnh nhân 7 quả, tán nhỏ. Nam giới uống với rượu, nữ giới uống với giấm.
-
Dị ứng da: Táo tàu 10 quả nhai ăn, ngày 3 lần, ăn liên tục.
-
Tiểu cầu máu giảm: Hồng táo 120g, vỏ nhân lạc 6g, sắc đặc uống ngày 3 lần.
-
Viêm gan vàng da: Táo tàu 200g, nhân trần 60g; tiêu sơn chỉ 30g; sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều)
-
Phù nề toàn thân: Hồng táo 1000g (1kg), đại kích 500g, dổ nước ninh 1 ngày 1 đêm, mỗi lần dùng 15g, ngày 2 lần sáng, chiều.
-
Ra mồ hôi trộm: Táo tàu, ô mai, rễ ma hoàng mỗi loại 10g, sắc uống, ngày 2 lần sáng và chiều.
-
Mẩn ngứa ở trẻ em: Hồng táo vừa đủ dùng, bỏ hạt, cho phèn chua vào sấy khô rồi tan bột đắp.
-
Quả hồng – Bổ hư, cầm máu:
Quả Hồng ăn ngọt, mềm, chất dinh dưỡng phong phú, ngoại hình đẹp như đèn lồng nhỏ.Có hàng ngàn loại hồng khác nhau.
Hồng tính hàn, vị ngọt chát. Thịt quả hồng chứa protid, lipid, đường và nhiều khoáng chất. Trong Bản thảo cương mục có ghi: Hồng là thứ quả đi vào tỳ, phế huyết. Nó có vị ngọt chát có tác dụng kiện tỳ, sáp tràng, trị ho, cầm máu. Nhiều bộ phận dùng làm thuốc.
Phấn của quả hồng (thị sương) có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.
Núm cuống quả hồng có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi.
Lá Hồng chứa chất hoàng đồng cam có tác dụnghạhuyết ap, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dìa tuổi thọ. Uống tà lá Hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch macú mềm đi, chữa xơ cứng mạch máu và mất ngủ.
Không nên dùng quả hồng lúc đói, không ăn cùng với chất chua dễ kết hợp với protid tạo sỏi gây tắc ruột. Phụ nữ sau siinh không được ăn.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng hồng
-
Nôn ợ, có hơi nóng: Núm cuống hồng 3g; đinh hương 3g; săc uống.
-
Chữa bệnh trĩ: Hồng 3 quả, địa du 9g, sắc uống, ngày 3 lần.
-
Cao huyết áp: Lá hồng 10g, sắc uống thay nước hàng ngày có tác dụng hạ huyết áp phòng ngừa xơ cứng động mạch.
-
Thổ huyết, ho khạc ra máu: Hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3lần, mỗi lần 3g.
-
Viêm da lở loét do lạnh, nóng: Vỏ quả Hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ hoặc dầu mè bôi.
-
Chanh – loại quả bình dị mà hữu dụng
Chanh thuộc họ cam quýt, có hàm lượng vitamin C rất cao, ngoài ra còn chữa các vitamin, sắt, phốt pho, các acid hữu cơ…
Do chanh giàu vitamin nên có thể hạn chế và hạ huyết áp, làm dịu căng thẳng thần kinh, trợ giúp tiêu hóa, phân giải độc tố. Uống chanh có thể hỗ trợ điều trị tăng huyết áp; nhồi máu cơ tim; hoại huyết. Nước chanh có thể phòng sỏi thận, giảm sỏi ở người có sỏi mãn tính. Chanh có tác dụng tốt với viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa.
Chanh còn giúp làm đẹp da nhờ các vitamin có trong chanh, vì vậy mà chanh có thể làm thành nhiều loại mỹ phẩm.
Vỏ chanh chứa dầu bay hơi có thể chiết xuất ra vitamin P, tăng cường chức năng mạch máu, điều tiết tính thẩm thấu của mao mạch, có tác dụng nhất định trong phòng xuất huyết dưới da.
Chanh còn được dùng để chế thành trà chanh, là thứ gia vị cần thiết trong bữa cơm của nhiều gia đình. Mùa hè có thể dùng nước chanh để giảm khát, sinh tân dịch, giảm nóng.
Hạt chanh có vị đắng, tính bình, có công hiệu hành khí, giảm đau. Múi chanh ngậm có tác dụng tam đờm, giảm ho, kiện tỳ, dễ tiêu hóa, sinh tân dịch, giã rượu.
Người bị viêm liét dạ dày không nên dùng chanh.
Một số bài thuốc từ chanh:
-
Cao huyết áp: Chanh 2 quả, mã thày 10 củ, rau câu 30g, sơn tra 30g sắc uống.
-
Cảm nóng, phiền khát: Nước chanh 30ml hòa nước uống.
-
Ho nhiều đờm: Chanh 2 quả thái vụn, tra đường phèn vừa đủ hấp cách thủy mà ăn.
-
Lao lực quá độ: hạt chanh 6g tán nhỏ, uống cùng rượu 30g.
-
Rối loạn tiêu hóa: Chanh muối nấu cháo ăn.
-
Sỏi thận: Nước chanh hòa nước sôi uống thường xuyên.
-
Chấm đen da mặt do trứng cá: Dầu chanh vừa đủ dùng, bôi ngày 2 lần.
-
Đau do sa nang: hạt chanh, hạt quả anh đào mỗi loại 50g; sao với giấm, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 10g.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.
Xem thêm: Bị Huyết Áp Thấp Không Nên Dùng Nấm Linh Chi?
Tin mới nhất
- NHỮNG THÔNG TIN gì bạn NÊN và CẦN BIẾT về bệnh ung thư răng miệng
- Viêm phế quản uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?
- Người bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không? [Giải đáp chi tiết]
- Trổ tài tái chế 10 chai nhựa thành đồ dùng gia đình siêu dễ
- Chi phí mổ u nang buồng trứng tại một số bệnh viện lớn
- Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
- Sùi mào gà ở môi – Cách nhận biết và phương pháp điều trị
- Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà
- Tinh bột nghệ nano là gì, công dụng, cách dùng và giá bán mới nhất
- 7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh