Dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào (xét nghiệm đếm tế bào lympho T-CD4, xét nghiệm đếm tế bào dòng, xét nghiệm chất chỉ điểm tế bào lympho T trong AIDS, xét nghiệm tỉ lệ CD4/CD8)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào (xét nghiệm đếm tế bào lympho T-CD4, xét nghiệm đếm tế bào dòng, xét nghiệm chất chỉ điểm tế bào lympho T trong AIDS, xét nghiệm tỉ lệ CD4/CD8)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào là gì?
Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào được sử dụng để phát hiện sự tiến triển của việc suy giảm tế bào T-CD4. Từ đó bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đối với bệnh nhân AIDS. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ.
Tất cả các bạch cầu lympho có nguồn gốc từ các tế bào lưới trong tủy xương. Tế bào tạo máu bình thường trải qua những thay đổi của các dấu hiệu bề mặt tế bào khi chúng trưởng thành từ tế bào gốc thành các dòng tế bào riêng biệt. Kháng thể đơn dòng đã được phát triển để phản ứng với kháng nguyên trên bề mặt tế bào của các tế bào máu ngoại vi.
Một loại tế bào lympho mà trưởng thành trong tủy xương được gọi là tế bào lympho-B. Tế bào lympho-B cung cấp miễn dịch dịch thể (tức là sản xuất kháng thể). Một loại tế bào lympho thứ hai trưởng thành từ tuyến ức được gọi là tế bào lympho-T. Tế bào lympho-T chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào. Cuối cùng, nhóm các tế bào không phải lympho T và B, được gọi là tế bào giết tự nhiên (tế bào NK). Các tế bào này tấn công các tế bào lạ từ bên ngoài hoặc ung thư bằng các chất hoá học.
Kháng thể đơn dòng kháng lại các dấu hiệu bề mặt tế bào được sử dụng để xác định các loại tế bào lympho khác nhau. Số lượng tuyệt đối và tỷ lệ các tế bào đó được đo bằng cách sử dụng phương pháp đếm tế bào dòng. Phương pháp này có thể được thực hiện trên máu hoặc dịch treo tế bào của mô. Đo tế bào dòng có khả năng phân tích hàng ngàn tế bào trong vòng chưa đầy một phút.
CD4 (tế bào T hỗ trợ) và CD8 (tế bào T ức chế) là những ví dụ của tế bào lympho-T. Tế bào lympho T, và đặc biệt là số lượng CD4, khi kết hợp với xét nghiệm tải lượng virus HIV được sử dụng để xác định thời điểm bắt đầu điều trị kháng virus. Các xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để theo dõi điều trị kháng virus. Liệu pháp kháng virus thành công có liên quan với sự gia tăng số lượng CD4. Sự xấu đi của bệnh hoặc điều trị không thành công thể hiện bởi sự giảm số lượng tế bào lympho T.
Có ba phép đo liên quan của CD4 T-lymphocytes. Phép đo đầu tiên là tổng số lượng CD4 (số lượng tuyệt đối). Thông số này được đo trên máu toàn phần và đo thông qua đo tổng số tế bào bạch cầu, đo phân loại các loại tế bào lympho, và tỷ lệ phần trăm của các tế bào lympho là tế bào T-CD4. Phép đo thứ hai là tỷ lệ CD4, là một dấu hiệu giúp tiên lượng chính xác hơn. Tỷ lệ T-CD4 đo tỷ lệ phần trăm của các tế bào lympho T-CD4 trong mẫu máu toàn phần bằng cách kết hợp xác định kháng nguyên bề mặt với đếm tế bào dòng. Thủ tục này thực hiện bằng việc phát hiện các yếu tố kháng nguyên cụ thể trên bề mặt tế bào lympho CD4 bằng kháng thể đơn dòng được đánh dấu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang. Dấu hiệu tiên lượng thứ ba, đáng tin cậy hơn so với tổng số tế bào CD4, là tỉ lệ giữa CD4 và CD8.
AIDS tạo ra sự sụt giảm số lượng các tế bào lympho T mang thụ thể CD4. Các biến chứng lâm sàng do mắc AIDS chính là do sự giảm số lượng các tế bào T-CD4. Do đó, đếm số tế bào CD4 giúp tiên lượng liệu bệnh nhân bị nhiễm HIV có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Việc đo mức CD4 được sử dụng để quyết định xem có nên bắt đầu điều trị dự phòng viêm phổi do Pneumocytis jiroveci và dùng các liệu pháp kháng virus hay không, và để tiên lượng bệnh nhân mắc HIV.
Cả hai trường hợp bệnh suy giảm miễn dịch và sử thuốc ức chế miễn dịch dùng sau khi ghép tạng cũng được giám sát thông qua sử dụng của xác định miễn dịch bề mặt tế bào này. U lympho và bệnh tế bào lympho khác hiện nay được phân loại và xử lý dựa trên các loại tế bào lympho chiếm ưu thế. Trong một số trường hợp, tiên lượng của các bệnh phụ thuộc vào xác định miễn dịch các tế bào lympho này.
Khi nào bạn nên thực hiện x ét nghiệm xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện sự tiến triển của việc suy giảm tế bào T-CD4, khiến tăng cao khả năng biến chứng lâm sàng khi mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Kết quả thử nghiệm có thể cho biết nếu một bệnh nhân AIDS có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Xét nghiệm cũng được sử dụng để xác định chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ (AML) và để phân biệt AML với bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho (ALL).
Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào là gì?
Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào được sử dụng để phát hiện sự tiến triển của việc suy giảm tế bào T-CD4. Từ đó bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đối với bệnh nhân AIDS. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ.
Tất cả các bạch cầu lympho có nguồn gốc từ các tế bào lưới trong tủy xương. Tế bào tạo máu bình thường trải qua những thay đổi của các dấu hiệu bề mặt tế bào khi chúng trưởng thành từ tế bào gốc thành các dòng tế bào riêng biệt. Kháng thể đơn dòng đã được phát triển để phản ứng với kháng nguyên trên bề mặt tế bào của các tế bào máu ngoại vi.
Một loại tế bào lympho mà trưởng thành trong tủy xương được gọi là tế bào lympho-B. Tế bào lympho-B cung cấp miễn dịch dịch thể (tức là sản xuất kháng thể). Một loại tế bào lympho thứ hai trưởng thành từ tuyến ức được gọi là tế bào lympho-T. Tế bào lympho-T chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào. Cuối cùng, nhóm các tế bào không phải lympho T và B, được gọi là tế bào giết tự nhiên (tế bào NK). Các tế bào này tấn công các tế bào lạ từ bên ngoài hoặc ung thư bằng các chất hoá học.
Kháng thể đơn dòng kháng lại các dấu hiệu bề mặt tế bào được sử dụng để xác định các loại tế bào lympho khác nhau. Số lượng tuyệt đối và tỷ lệ các tế bào đó được đo bằng cách sử dụng phương pháp đếm tế bào dòng. Phương pháp này có thể được thực hiện trên máu hoặc dịch treo tế bào của mô. Đo tế bào dòng có khả năng phân tích hàng ngàn tế bào trong vòng chưa đầy một phút.
CD4 (tế bào T hỗ trợ) và CD8 (tế bào T ức chế) là những ví dụ của tế bào lympho-T. Tế bào lympho T, và đặc biệt là số lượng CD4, khi kết hợp với xét nghiệm tải lượng virus HIV được sử dụng để xác định thời điểm bắt đầu điều trị kháng virus. Các xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để theo dõi điều trị kháng virus. Liệu pháp kháng virus thành công có liên quan với sự gia tăng số lượng CD4. Sự xấu đi của bệnh hoặc điều trị không thành công thể hiện bởi sự giảm số lượng tế bào lympho T.
Có ba phép đo liên quan của CD4 T-lymphocytes. Phép đo đầu tiên là tổng số lượng CD4 (số lượng tuyệt đối). Thông số này được đo trên máu toàn phần và đo thông qua đo tổng số tế bào bạch cầu, đo phân loại các loại tế bào lympho, và tỷ lệ phần trăm của các tế bào lympho là tế bào T-CD4. Phép đo thứ hai là tỷ lệ CD4, là một dấu hiệu giúp tiên lượng chính xác hơn. Tỷ lệ T-CD4 đo tỷ lệ phần trăm của các tế bào lympho T-CD4 trong mẫu máu toàn phần bằng cách kết hợp xác định kháng nguyên bề mặt với đếm tế bào dòng. Thủ tục này thực hiện bằng việc phát hiện các yếu tố kháng nguyên cụ thể trên bề mặt tế bào lympho CD4 bằng kháng thể đơn dòng được đánh dấu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang. Dấu hiệu tiên lượng thứ ba, đáng tin cậy hơn so với tổng số tế bào CD4, là tỉ lệ giữa CD4 và CD8.
AIDS tạo ra sự sụt giảm số lượng các tế bào lympho T mang thụ thể CD4. Các biến chứng lâm sàng do mắc AIDS chính là do sự giảm số lượng các tế bào T-CD4. Do đó, đếm số tế bào CD4 giúp tiên lượng liệu bệnh nhân bị nhiễm HIV có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Việc đo mức CD4 được sử dụng để quyết định xem có nên bắt đầu điều trị dự phòng viêm phổi do Pneumocytis jiroveci và dùng các liệu pháp kháng virus hay không, và để tiên lượng bệnh nhân mắc HIV.
Cả hai trường hợp bệnh suy giảm miễn dịch và sử thuốc ức chế miễn dịch dùng sau khi ghép tạng cũng được giám sát thông qua sử dụng của xác định miễn dịch bề mặt tế bào này. U lympho và bệnh tế bào lympho khác hiện nay được phân loại và xử lý dựa trên các loại tế bào lympho chiếm ưu thế. Trong một số trường hợp, tiên lượng của các bệnh phụ thuộc vào xác định miễn dịch các tế bào lympho này.
Khi nào bạn nên thực hiện x ét nghiệm xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện sự tiến triển của việc suy giảm tế bào T-CD4, khiến tăng cao khả năng biến chứng lâm sàng khi mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Kết quả thử nghiệm có thể cho biết nếu một bệnh nhân AIDS có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Xét nghiệm cũng được sử dụng để xác định chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ (AML) và để phân biệt AML với bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho (ALL).
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Những yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Thời gian lấy mẫu: số lượng tế bào thay đổi trong ngày;
- Bệnh lý do virus bạn mắc phải gần đây có thể làm giảm tổng số lượng tế bào lympho T;
- Nicotine và tập thể dụng nặng làm giảm số lượng bạch cầu lympho;
- Steroid có thể làm tăng số lượng tế bào lympho;
- Thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm số lượng tế bào lympho.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết những gì trước khi thực xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Những yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Thời gian lấy mẫu: số lượng tế bào thay đổi trong ngày;
- Bệnh lý do virus bạn mắc phải gần đây có thể làm giảm tổng số lượng tế bào lympho T;
- Nicotine và tập thể dụng nặng làm giảm số lượng bạch cầu lympho;
- Steroid có thể làm tăng số lượng tế bào lympho;
- Thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm số lượng tế bào lympho.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Bác sĩ sẽ giải thích thủ tục và quy trình xét nghiệm cho bạn. Bạn nên chuẩn bị tâm lý khi nhận được kết quả.
Bạn không cần phải nhịn ăn.
Hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ đảm bảo không có thái độ phán xét về hành vi tình dục của bạn. Bạn hãy cố gắng bày tỏ bất kì mọi quan ngại nào của mình với bác sĩ.
Quy trình thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm;
- Bơm tim sẽ được vứt trong thùng đựng rác thải y tế theo quy định.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, nhưng một số người sẽ đau nhẹ. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Bạn sẽ được hướng dẫn theo dõi vùng lấy máu xem có nhiễm trùng hay không vì trong trường hợp mắc bệnh leukimia hay AIDS, bạn có nguy cơ cao nhiễm trùng nơi lấy máu
Bạn nên thảo luận các băn khoăn của mình với bác sĩ, cho dù kết quả và tiên lượng tốt hay xấu.
Bác sĩ không thể trả kết quả cho bạn qua điện thoại.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Bác sĩ sẽ giải thích thủ tục và quy trình xét nghiệm cho bạn. Bạn nên chuẩn bị tâm lý khi nhận được kết quả.
Bạn không cần phải nhịn ăn.
Hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ đảm bảo không có thái độ phán xét về hành vi tình dục của bạn. Bạn hãy cố gắng bày tỏ bất kì mọi quan ngại nào của mình với bác sĩ.
Quy trình thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm;
- Bơm tim sẽ được vứt trong thùng đựng rác thải y tế theo quy định.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào?
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, nhưng một số người sẽ đau nhẹ. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Bạn sẽ được hướng dẫn theo dõi vùng lấy máu xem có nhiễm trùng hay không vì trong trường hợp mắc bệnh leukimia hay AIDS, bạn có nguy cơ cao nhiễm trùng nơi lấy máu
Bạn nên thảo luận các băn khoăn của mình với bác sĩ, cho dù kết quả và tiên lượng tốt hay xấu.
Bác sĩ không thể trả kết quả cho bạn qua điện thoại.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
Loại tế bào | Phần trăm | Số tế bào/uL |
Tế bào-T | 60-95 | 800-2500 |
Tế bào T-hỗ trợ (CD4) | 60-75 | 600-1500 |
Tế bào T-CD8 | 25-30 | 300-1000 |
Tế bào B | 4-25 | 100-450 |
Tế bào giết tự nhiên (NK) | 4-30 | 75-500 |
Tỉ lệ CD4/CD8 > 1 |
Kết quả bất thường
Tăng số lượng tế bào | Giảm số lượng tế bào |
– Bệnh bạch cầu | – Bệnh nhân ghép tạng |
– Lymphoma (u lympho) | – Các bệnh suy giảm miễn dịch |
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
Loại tế bào | Phần trăm | Số tế bào/uL |
Tế bào-T | 60-95 | 800-2500 |
Tế bào T-hỗ trợ (CD4) | 60-75 | 600-1500 |
Tế bào T-CD8 | 25-30 | 300-1000 |
Tế bào B | 4-25 | 100-450 |
Tế bào giết tự nhiên (NK) | 4-30 | 75-500 |
Tỉ lệ CD4/CD8 > 1 |
Kết quả bất thường
Tăng số lượng tế bào | Giảm số lượng tế bào |
– Bệnh bạch cầu | – Bệnh nhân ghép tạng |
– Lymphoma (u lympho) | – Các bệnh suy giảm miễn dịch |
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Cắt mí, nhấn mí mắt là gì? Các phương pháp phổ biến nhất hiện nay
Tin mới nhất
- Uống rượu bia bị tê chân tay có nguy hiểm không?
- Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh
- Trắc nghiệm: Bạn đã bỏ thuốc lá đúng cách chưa?
- Có chăng món ăn kích dục
- Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
- Những loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất
- Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày: Nhận biết dấu hiệu và cách trị
- Người bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không? [Giải đáp chi tiết]
- 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)
- Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp