Gout cấp tính: Cách điều trị và lưu ý khi mắc bệnh
Gout cấp tính là giai đoạn nhẹ của bệnh gout. Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là các cơn đau nhức đột ngột, sưng đỏ ở khớp. Người bệnh cần điều trị triệt để bệnh gout cấp tính để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout cấp tính, nguyên nhân và triệu chứng bệnh.
Gout cấp tính là gì?
Gout cấp tính là gì? Bệnh gout tiến triển theo hai giai đoạn chính là bệnh gout cấp tính và mãn tính. Gout cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh gout. Lúc này, chỉ số acid uric đã quá ngưỡng cho phép và gây ra các triệu chứng đau nhức ở xương khớp.
Ở giai đoạn cấp tính, cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, không thường xuyên, khoảng 1 – 2 lần trong một năm. Gout cấp tính không gây ra nhiều nguy hiểm và biến chứng nặng mà chỉ là những cơn đau nhức khó chịu.
Khi gout ở giai đoạn cấp tính không được điều trị tích cực và triệt để thì sẽ chuyển sang gout mạn tính. Ở giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và có nhiều triệu chứng nguy hiểm gây tổn thương đến gan, thận.
Nguyên nhân gây bệnh
Ngày nay, bệnh gout ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên do gây ra bệnh gout như sau:
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau gout cấp tính. Những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm chứa nhiều purin và làm tăng chỉ số acid uric trong máu, nước tiểu.
Thói quen ăn uống này về lâu dài sẽ khiến các tinh thể urat trong các khớp cơ hình thành. Từ đó sẽ gây ra các cơn đau nhức xương khớp ở giai đoạn cấp tính. Ngoài ra, những người thường xuyên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng có chỉ số acid uric trong máu tăng cao.
Do di truyền
Theo nghiên cứu, bệnh gout có liên quan đến yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có người thân mắc bệnh gout thì nguy cơ đời con hoặc đời cháu sẽ dễ mắc bệnh gout bẩm sinh.
Các chuyên gia lý giải do rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể như mỡ, đường, cholesterol… Từ đó quá trình tổng hợp purin nội sin
h tăng cao và làm gia tăng nồng độ acid uric.
Độ tuổi
Nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất. Nguyên nhân là do nam giới thường có xu hướng sống không lành mạnh. Thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều đạm, ít vận động. Điều này sẽ gây nên một số bệnh lý như tiểu đường, máu nhiễm mỡ.
Ngoài ra, chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh cũng dễ mắc bệnh gout hơn người bình thường. Do sự thay đổi hormone estrogen thất thường. Từ đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp và thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể.
Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân béo phì là những người có khả năng đào thải acid uric chậm hơn người khác. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Kéo theo đó là các tinh thể urat hình thành ở ổ khớp và gây ra bệnh gout.
Do bệnh lý
Những người có nguy cơ mắc bệnh hay đang mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạnh, tăng glucose máu… sẽ có chỉ số acid uric trong máu cao. Nếu không điều trị triệt để bệnh lý thì bệnh gout sẽ khởi phát.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên uống thuốc Tây y cũng có nguy cơ mắc bệnh gout. Bởi thuốc Tây y có thể làm suy giảm chức năng của thận. Thận không thể làm nhiệm vụ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể và có nguy cơ bệnh gout sẽ hình thành.
Dấu hiệu bệnh gout cấp tính
Gout cấp tính là giai đoạn bắt đầu chuyển hóa và bộc phát triệu chứng sau thời gian ủ bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh gout cấp tính như sau:
- Cơn đau gout cấp xảy ra đột ngột và diễn ra trong một khoảnh khắc nào đó. Bệnh xảy ra phổ biến vào ban đêm và thường gây đau nhức nhiều ở các ngón chân.
- Khớp ngón chân, khớp gối, bàn tay, đầu gối, cổ tay bị sưng to, căng bóng, đỏ và đau nhức. Càng chạm mạnh vào thì các cơn đau nhức càng dữ dội. Hiếm khi xuất hiện các cơn đau nhức ở cột sống, háng, vai.
- Các cơn đau nhức gout còn xuất hiện chớp nhoáng sau khi bạn ăn nhiều thịt cá, hải sản, uống nhiều rượu bia.
- Cơn gout cấp tính gây sưng, đau trong vòng 12 – 24 tiếng và biến mất. Tuy nhiên, bệnh có thể tái đi tái lại 1 – 2 lần trong một năm.
- Ngoài các triệu chứng trên, bệnh gout cấp còn gây ra các triệu chứng toàn thân. Điển hình như là mệt mỏi, đau đầu, sốt cao… Những u cục trắng có thể xuất hiện dưới da ở vùng khớp bị tổn thương. Nếu chúng vỡ ra thì gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Bệnh gout cấp tính có nguy hiểm hay không?
Ở giai đoạn gout cấp tính, bệnh chưa gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng phức tạp. Bệnh chỉ đơn thuần gây ra các cơn đau nhức khó chịu.
Nếu bệnh được kiểm soát và điều trị tốt thì sẽ ít tái phát và không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị. Thậm chí bệnh sẽ gây ra các biến chứng như biến dạng khớp, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cứng khớp, tai biến mạch máu não…
Các phương pháp điều trị gout cấp tính
Gout cấp tính có chữa được không? Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh gout cấp tính bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng Tây y
Hầu hết các loại thuốc điều trị gout cấp tính đều có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc chữa bệnh như sau:
- Thuốc chống viêm NSAID: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ các khớp khỏi sưng đau. Loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến là Diclofenac 50g x 3 – 4 lần/ngày trong 3 – 6 ngày.
- Colchicine: Đây là một trong các loại thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng.
- Corticosteroids: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các thuốc trên không đạt hiệu quả chữa bệnh. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng uống hoặc chích vào bao khớp khi bị sưng viêm.
Việc sử dụng thuốc tân dược cần lưu ý tuân thủ liều dùng của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh khác. Bạn cần đến bác sĩ thăm khám để điều trị bệnh triệt để.
Bài thuốc Đông y chữa gout cấp tính
Theo Đông y, gout còn được gọi là chứng thống phong xảy ra do hàn, thấp, phong xâm nhập. Bệnh ảnh hưởng đến công năng của lục phủ ngũ tạng. Khi ngũ tạng suy yếu sẽ dẫn đến ứ huyết, trệ khí và gây ra các triệu chứng sưng đỏ, viêm khớp.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ nồng độ acid uric trong máu một cách tự nhiên. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh gout cấp tính như sau:
Bài thuốc 1: 1g khổ qua, 4g củ ráy, 3g chuối hột, 2g tỳ giải. Bạn mang các dược liệu đem đi sao vàng hạ thổ, 10g thuốc làm thành 1 gói. Mỗi ngày bạn uống 2 – 3 gói cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Giải pháp Xương khớp Đỗ Minh
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được áp dụng điều trị cho bệnh gout, các bệnh xương khớp. Bài thuốc được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, bào chế thành công cách đây 150 năm.
Thuốc được bào chế dưới các chế phẩm nhỏ bao gồm thuốc xoa bóp, thuốc kiện tỳ ích tràng, thuốc bổ gan giải độc, thuốc đặc trị xương khớp, thuốc hoạt huyết bổ thận. Mỗi chế phẩm sẽ được bào chế bởi các dược liệu khác nhau, trong đó có thể kế đến như bách bộ, cà gai, xích đồng, vương cốt đằng, ngưu tất, dây đau xương, gối hạc, phòng phong, tơ hồng xanh… Các dược liệu này được nuôi trồng, bảo quản kỹ và giữ nguyên dược chất.
Mỗi bệnh nhân sẽ được lương y thăm khám và bốc thuốc phù hợp theo tình trạng bệnh.
Bài thuốc 3: Giải pháp điều trị Xương khớp Quân Dân 102
Bài thuốc Giải pháp điều trị Xương khớp Quân Dân 102 đã được nghiên cứu chuyên sâu bởi bệnh viện YHCT Quân Dân 102. Bài thuốc sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên từ các vườn trồng đạt tiêu chuẩn.
Giải pháp điều trị Xương khớp Quân Dân 102 chủ trị tiêu viêm tại chỗ, huyết ứ, khai thông kinh mạch, giảm đau nhức xương khớp đột ngột do các cơn gout cấp tính gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bốc thang, thuốc cao, rượu xoa bóp, cao xoa bóp, thuốc xịt khớp. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc điều trị cho phù hợp.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc tự nhiên chữa bệnh gout cấp tính hiệu quả. Dưới đây là một số thảo dược dân gian bạn có thể áp dụng:
- Giấm táo: Các thành phần dược chất trong giấm táo có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ mô khớp. Qua đó giúp ngăn chặn các cơn gout cấp tính. Bạn sử dụng 1 thìa cà phê giấm táo pha với 200ml ấm. Mỗi ngày, bạn uống hỗn hợp này 2 lần trước khi ăn 20 phút. Người bệnh có thể pha thêm một ít mật ong cho dễ uống.
- Lá ổi non: Lá ổi non có chứa thành phần tanin giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm sưng ở ổ khớp. Bạn dùng 20g lá ổi non kết hợp với lá sa kê và đậu bắp. Bạn rửa sạch nguyên liệu cho vào nồi sắc 1,5 lít nước. Đun sôi nước rồi gạn lấy nước uống hết trong ngày.
- Cây sói rừng: Đông y ghi nhận sói rừng có khả năng làm giảm đau, diệt khuẩn và thải acid thừa ra khỏi cơ thể. Do vậy, cây sói rừng thường được sử dụng để điều trị bệnh gout, bệnh viêm khớp. Bạn dùng 15g rễ cây sói rừng, cho vào ấm nấu với 1 lít nước. Gạn lấy nước uống thay thế nước lọc.
Các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng khi bệnh gout còn nhẹ, chưa chuyển biến nặng. Khi bệnh nặng, bạn không nên áp dụng bài thuốc dân gian tại nhà mà cần đến bác sĩ chữa bệnh.
Một số lưu ý khi mắc bệnh gout cấp tính
Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều chất đạm, nhiều puri như nội tạng động vật, thịt đỏ, uống rượu bia…
- Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng viêm nhiễm như rau cải, rau bina, dầu oliu, hạt óc chó, cá hồi, cá thu…
- Mỗi ngày, bạn uống từ 2 – 3 lít nước để tăng đào thải acid uric qua máu.
- Khi cơn đau gout bộc phát, bạn nên hạn chế đi lại, vận động mạnh.
- Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ.
- Thăm khám bác sĩ theo định kỳ để theo dõi bệnh sát sao.
TOP bác sĩ chữa bệnh gout giỏi tại Hà Nội
Tìm kiếm các bác sĩ giỏi điều trị bệnh gout là điều mà bệnh nhân nào cũng mong muốn. Dưới đây là TOP bác sĩ giỏi, chuyên môn cao trong điều trị bệnh gout bạn có thể lựa chọn:
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Ân
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Ân là một giáo sư đầu ngành về Cơ xương khớp. Bác sĩ từng đảm nhận vị trí Giám đốc Bệnh viện E và trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chuyên thăm khám điều trị các bệnh lý như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh thoái hóa khớp… Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout nặng đã tìm đến bác sĩ để khám và điều trị bệnh.
Lương y Đỗ Minh Tuấn
Lương y Đỗ Minh Tuấn có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Lương y từng đảm nhận vị trí bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện 103. Hiện lương y Đỗ Minh Tuấn đang giữ vị trí Giám đốc hệ thống phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường.
Lương y có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, kê đơn, bốc thuốc nhiều bệnh lý như Cơ xương khớp, tai mũi họng, nam khoa… Ông còn trực tiếp nghiên cứu nhiều bài thuốc y học cổ truyền, vị thuốc quý để điều trị các bệnh lý.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy từng là nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chuyên tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh gout, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh loãng xương, đau thắt lưng…
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.
Thầy thuốc ưu tú Lê Phương
Thầy thuốc ưu tú Lê Phương đã có hơn 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Bác sĩ đã chữa khỏi cho nhiều trường hợp mắc bệnh gout, đau nhức xương khớp từ đơn giản đến phức tạp.
Bác sĩ Lê Phương hiện đang đảm nhận vị trí Giám đốc chuyên môn tại bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102. Bên cạnh việc nghiên cứu nhiều bài thuốc chữa gout hay, bác sĩ còn nắm vững nhiều kỹ thuật như châm cứu, xoa bóp, thủy châm…
Gout cấp tính là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ và chưa có các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không vì thế mà xem nhẹ, chủ quan khi mắc bệnh. Bạn nên đi khám và chữa trị triệt để gout cấp tính để không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Tổng quan những điều cần biết về ung thư đại trực tràng
Tin mới nhất
- Ung thư đại tràng do di truyền dạng nhẹ
- Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì phát huy hiệu quả tốt nhất
- Khám phá 20 lợi ích đáng ngạc nhiên của ánh nắng mặt trời
- Bệnh Charcot – Marie – Tooth (bệnh teo cơ Mác)
- Top 8 cách chữa yếu sinh lý bằng quả vải giúp tăng bản lĩnh đàn ông
- 3 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Nhật Bản Japan
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?
- Bổ sung axit folic cho bà bầu để đề phòng dị tật cho con
- Công dụng của hành tây tím – trắng và những lưu ý khi sử dụng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Các giai đoạn của ung thư đại tràng – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Cây ngải dại và công dụng chữa viêm da cơ địa ít người biết
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị dứt điểm
- Bài viết mới Nước ép thanh long và 4 món ngon từ thanh long rất đáng thử!