9 lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ và người lớn

Lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ đã được nền y học cổ truyền công nhận. Không những vậy, đây còn là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên cực hiệu quả mà cha mẹ nên thử.

Lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ đã được nền y học cổ truyền công nhận. Không những vậy, đây còn là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên cực hiệu quả mà cha mẹ nên thử.

Sức khỏe của con luôn là mối bận tâm hàng đầu của cha mẹ. Thế nhưng, ít ai biết rằng sự khỏe mạnh của bé phụ thuộc rất lớn vào các thực phẩm mà bé tiêu thụ mỗi ngày.

Bạn nghe nói nhiều về việc nên thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện hệ tiêu hóa? Bạn chưa hiểu hết về những lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ? Nếu vậy, hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Gừng – Gia vị quen thuộc và lâu đời

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Ngoài việc dùng để tăng hương vị món ăn, trong ngàn năm qua, loại thảo dược này còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, lợi ích của gừng có tác dụng giúp tiêu hóa, chống nôn, chống viêm, giảm đau, chống lạnh, kích thích các cơ quan trong cơ thể. Ngày nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của gừng đối với cơ thể con người.

Khi được cắt hoặc băm nhỏ, gừng tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt. Do đó, gừng thường được thêm vào món ăn để tăng hương vị và giảm bớt mùi hôi, tanh của thực phẩm. Hiện rất khó để biết chính xác về nguồn gốc của gừng bởi ở Ấn Độ và Trung Quốc, gừng đã được sử dụng trong một thời gian rất dài. Ngày nay, hai quốc gia này cũng là những nhà sản xuất gừng lớn nhất thế giới.

9 lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là một số lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo:

1. Ổn định hệ tiêu hóa

Gừng là phương thuốc giúp khắc phục các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ như khó tiêu, táo bón, đầy hơi… Chỉ cần thêm một lượng nhỏ gừng vào các món ăn, bé cưng nhà bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không bị quấy nhiễu bởi những căn bệnh khó chịu.

2. Lợi ích của gừng trong điều trị đau dạ dày

Nếu bé cưng bị đau dạ dày, co thắt đại tràng hoặc các vấn đề khác, bạn có thể cho bé dùng gừng mỗi ngày để giải quyết các vấn đề này. Cụ thể, bạn hãy cho bé uống nước gừng pha với chút nước cốt chanh hai lần mỗi ngày. Chắc chắn sau một thời gian, các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

3. Giảm buồn nôn và say tàu xe

Một trong những lợi ích của gừng là có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn do say sóng, say tàu xe rất hiệu quả. Không những vậy, việc thêm gừng vào chế độ ăn còn giúp trẻ ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và nôn mửa.

4. Lợi ích của gừng trong điều trị viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nguyên nhân là do lớp lót dạ dày của trẻ vẫn còn non nớt, không mạnh bằng người lớn nên rất dễ bị loét do axit dạ dày. Việc thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ là cách đơn giản nhất giúp các vết loét này nhanh chóng biến mất và không trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ.

Sức khỏe của con luôn là mối bận tâm hàng đầu của cha mẹ. Thế nhưng, ít ai biết rằng sự khỏe mạnh của bé phụ thuộc rất lớn vào các thực phẩm mà bé tiêu thụ mỗi ngày.

Bạn nghe nói nhiều về việc nên thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện hệ tiêu hóa? Bạn chưa hiểu hết về những lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ? Nếu vậy, hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Gừng – Gia vị quen thuộc và lâu đời

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Ngoài việc dùng để tăng hương vị món ăn, trong ngàn năm qua, loại thảo dược này còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, lợi ích của gừng có tác dụng giúp tiêu hóa, chống nôn, chống viêm, giảm đau, chống lạnh, kích thích các cơ quan trong cơ thể. Ngày nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của gừng đối với cơ thể con người.

Khi được cắt hoặc băm nhỏ, gừng tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt. Do đó, gừng thường được thêm vào món ăn để tăng hương vị và giảm bớt mùi hôi, tanh của thực phẩm. Hiện rất khó để biết chính xác về nguồn gốc của gừng bởi ở Ấn Độ và Trung Quốc, gừng đã được sử dụng trong một thời gian rất dài. Ngày nay, hai quốc gia này cũng là những nhà sản xuất gừng lớn nhất thế giới.

9 lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là một số lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo:

1. Ổn định hệ tiêu hóa

Gừng là phương thuốc giúp khắc phục các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ như khó tiêu, táo bón, đầy hơi… Chỉ cần thêm một lượng nhỏ gừng vào các món ăn, bé cưng nhà bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không bị quấy nhiễu bởi những căn bệnh khó chịu.

2. Lợi ích của gừng trong điều trị đau dạ dày

Nếu bé cưng bị đau dạ dày, co thắt đại tràng hoặc các vấn đề khác, bạn có thể cho bé dùng gừng mỗi ngày để giải quyết các vấn đề này. Cụ thể, bạn hãy cho bé uống nước gừng pha với chút nước cốt chanh hai lần mỗi ngày. Chắc chắn sau một thời gian, các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

3. Giảm buồn nôn và say tàu xe

Một trong những lợi ích của gừng là có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn do say sóng, say tàu xe rất hiệu quả. Không những vậy, việc thêm gừng vào chế độ ăn còn giúp trẻ ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và nôn mửa.

4. Lợi ích của gừng trong điều trị viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nguyên nhân là do lớp lót dạ dày của trẻ vẫn còn non nớt, không mạnh bằng người lớn nên rất dễ bị loét do axit dạ dày. Việc thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ là cách đơn giản nhất giúp các vết loét này nhanh chóng biến mất và không trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ.

5. Điều trị cảm lạnh và ho là lợi ích thú vị của gừng

Từ xa xưa, gừng là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh và ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong gừng có chứa các chất sinh hóa giúp kiểm soát sự lây lan của virus gây cảm lạnh và ho. Đun một ít gừng trong nước sôi rồi chắt lấy nước cho trẻ uống có thể giúp xua tan bệnh tật.

6. Tác dụng của gừng sẽ giúp điều trị ho gà

Ho gà là bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải căn bệnh này. Một trong những biện pháp giúp điều trị căn bệnh này là cho trẻ uống nước gừng tươi pha với nước hồ lô ba. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn chỉ nên cho trẻ uống một lượng nhỏ thôi nhé.

7. Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ em do lớp màng nhầy trong vòm họng bị viêm, dẫn đến khó thở. Nếu trẻ bị viêm phế quản, bạn có thể giúp trẻ nhanh hồi phục bằng cách cho bé dùng một ít hỗn hợp mật ong, gừng và hạt tiêu ba lần mỗi ngày cho đến khi bé có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này cho bé trên 1 tuổi thôi nhé, nếu không thì sẽ gặp tác dụng ngược đấy.

8. Điều trị các bệnh về đường hô hấp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm, có hơn 20.000 trẻ bị mắc bệnh cúm ở Mỹ. Ngoài việc tiêm vắc xin ngừa cúm, một trong những biện p
háp ngăn ngừa căn bệnh này tốt nhất chính là dùng gừng. Tất cả những gì bạn cần làm là pha nước ép gừng tươi với nước cây hồ lô ba cho trẻ uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ vì đây đều là những loại thảo dược rất nóng và cay nồng.

9. Tác dụng của gừng trong bảo vệ gan

Gan của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện, do đó trẻ sẽ rất mắc các rối loạn về gan. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn của trẻ nhằm tăng cường sức khỏe gan và bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh liên quan. Ngoài ra, lợi ích gừng cũng được ghi nhận là có thể giúp loại bỏ và giảm thiểu các độc tố ảnh hưởng xấu đến gan của trẻ.

Có nên cho trẻ nhỏ ăn gừng không?

Câu trả lời là “có”. Gừng là gia vị hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn của trẻ để tăng hương vị. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng việc nêm gừng sẽ tốt hơn là nêm muối hoặc đường vào chế độ ăn của trẻ.

Thời điểm tốt nhất để thêm gừng vào chế độ ăn của bé là sau khi bé bắt đầu ăn dặm một thời gian. Nếu bạn bắt đầu cho bé ăn dặm lúc 6 tháng, hãy đợi cho đến khi bé được 8 tháng mới nên cho bé ăn gừng.

Thành phần dinh dưỡng của gừng

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100g gừng:

  • Nước: 79g
  • Protein: 2,6g
  • Tinh bột: 17,23g
  • Canxi: 45mg
  • Magie: 23mg
  • Kali: 556mg
  • Kẽm: 0,39mg
  • Vitamin B1: 0,16mg
  • Vitamin B3: 0,4mg
  • Axit folic: 13 ug
  • Năng lượng: 74kcal
  • Chất béo: 0,1g
  • Chất xơ: 4,9g
  • Sắt: 1,16mg
  • Phốt pho: 100mg
  • Natri: 40mg
  • Vitamin C: 44mg
  • Vitamin B2: 0,22mg
  • Vitamin B6: 0,25mg

Ngoài những dưỡng chất này, theo nghiên cứu, trong gừng còn có chứa các chất sinh hóa như gingerol, camphene, beta-phellendrane, curcumene…

5. Điều trị cảm lạnh và ho là lợi ích thú vị của gừng

Từ xa xưa, gừng là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh và ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong gừng có chứa các chất sinh hóa giúp kiểm soát sự lây lan của virus gây cảm lạnh và ho. Đun một ít gừng trong nước sôi rồi chắt lấy nước cho trẻ uống có thể giúp xua tan bệnh tật.

6. Tác dụng của gừng sẽ giúp điều trị ho gà

Ho gà là bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải căn bệnh này. Một trong những biện pháp giúp điều trị căn bệnh này là cho trẻ uống nước gừng tươi pha với nước hồ lô ba. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn chỉ nên cho trẻ uống một lượng nhỏ thôi nhé.

7. Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ em do lớp màng nhầy trong vòm họng bị viêm, dẫn đến khó thở. Nếu trẻ bị viêm phế quản, bạn có thể giúp trẻ nhanh hồi phục bằng cách cho bé dùng một ít hỗn hợp mật ong, gừng và hạt tiêu ba lần mỗi ngày cho đến khi bé có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này cho bé trên 1 tuổi thôi nhé, nếu không thì sẽ gặp tác dụng ngược đấy.

8. Điều trị các bệnh về đường hô hấp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm, có hơn 20.000 trẻ bị mắc bệnh cúm ở Mỹ. Ngoài việc tiêm vắc xin ngừa cúm, một trong những biện p
háp ngăn ngừa căn bệnh này tốt nhất chính là dùng gừng. Tất cả những gì bạn cần làm là pha nước ép gừng tươi với nước cây hồ lô ba cho trẻ uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ vì đây đều là những loại thảo dược rất nóng và cay nồng.

9. Tác dụng của gừng trong bảo vệ gan

Gan của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện, do đó trẻ sẽ rất mắc các rối loạn về gan. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn của trẻ nhằm tăng cường sức khỏe gan và bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh liên quan. Ngoài ra, lợi ích gừng cũng được ghi nhận là có thể giúp loại bỏ và giảm thiểu các độc tố ảnh hưởng xấu đến gan của trẻ.

Có nên cho trẻ nhỏ ăn gừng không?

Câu trả lời là “có”. Gừng là gia vị hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn của trẻ để tăng hương vị. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng việc nêm gừng sẽ tốt hơn là nêm muối hoặc đường vào chế độ ăn của trẻ.

Thời điểm tốt nhất để thêm gừng vào chế độ ăn của bé là sau khi bé bắt đầu ăn dặm một thời gian. Nếu bạn bắt đầu cho bé ăn dặm lúc 6 tháng, hãy đợi cho đến khi bé được 8 tháng mới nên cho bé ăn gừng.

Thành phần dinh dưỡng của gừng

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100g gừng:

  • Nước: 79g
  • Protein: 2,6g
  • Tinh bột: 17,23g
  • Canxi: 45mg
  • Magie: 23mg
  • Kali: 556mg
  • Kẽm: 0,39mg
  • Vitamin B1: 0,16mg
  • Vitamin B3: 0,4mg
  • Axit folic: 13 ug
  • Năng lượng: 74kcal
  • Chất béo: 0,1g
  • Chất xơ: 4,9g
  • Sắt: 1,16mg
  • Phốt pho: 100mg
  • Natri: 40mg
  • Vitamin C: 44mg
  • Vitamin B2: 0,22mg
  • Vitamin B6: 0,25mg

Ngoài những dưỡng chất này, theo nghiên cứu, trong gừng còn có chứa các chất sinh hóa như gingerol, camphene, beta-phellendrane, curcumene…

Lưu ý khi thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ

Để nhận được nhiều lợi ích của gừng khi dùng cho trẻ nhỏ, bạn hãy chú tâm đến một vài vấn đề sau:

Không cho trẻ ăn quá nhiều gừng

Gừng là một loại gia vị mạnh, nóng và cay, do đó khi thêm vào món ăn của trẻ, bạn cần phải hết sức cân nhắc về liều lượng. Bạn chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ. Ngoài ra, gừng có thể mang lại hương vị rất mạnh khiến trẻ không thích. Để khắc phục, bạn có thể nghiền gừng thành miếng nhỏ và trộn đều với thức ăn.

Không thêm mật ong vào nước gừng

Thêm mật ong vào nước gừng là một thói quen phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc này chỉ tốt với những bé trên 1 tuổi, còn với những trẻ nhỏ hơn, mật ong có thể gây hại. Bởi trong mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn, gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ.

Cảnh giác với dị ứng

Mặc dù gừng không thuộc loại thực phẩm gây dị ứng, nhưng tốt hơn hết bạn vẫn nên đề phòng. Khi thêm gừng vào món ăn của trẻ, hãy chú ý quan sát để xem trẻ có những dấu hiệu bất thường nào không nhé.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ đã biết đến những lợi ích của gừng và cân nhắc việc thêm loại thảo mộc này vào chế độ ăn cho bé để con hưởng được những lợi ích tốt nhất.

 

Lưu ý khi thêm gừng vào chế độ ăn của trẻ

Để nhận được nhiều lợi ích của gừng khi dùng cho trẻ nhỏ, bạn hãy chú tâm đến một vài vấn đề sau:

Không cho trẻ ăn quá nhiều gừng

Gừng là một loại gia vị mạnh, nóng và cay, do đó khi thêm vào món ăn của trẻ, bạn cần phải hết sức cân nhắc về liều lượng. Bạn chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ. Ngoài ra, gừng có thể mang lại hương vị rất mạnh khiến trẻ không thích. Để khắc phục, bạn có thể nghiền gừng thành miếng nhỏ và trộn đều với thức ăn.

Không thêm mật ong vào nước gừng

Thêm mật ong vào nước gừng là một thói quen phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc này chỉ tốt với những bé trên 1 tuổi, còn với những trẻ nhỏ hơn, mật ong có thể gây hại. Bởi trong mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn, gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ.

Cảnh giác với dị ứng

Mặc dù gừng không thuộc loại thực phẩm gây dị ứng, nhưng tốt hơn hết bạn vẫn nên đề phòng. Khi thêm gừng vào món ăn của trẻ, hãy chú ý quan sát để xem trẻ có những dấu hiệu bất thường nào không nhé.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ đã biết đến những lợi ích của gừng và cân nhắc việc thêm loại thảo mộc này vào chế độ ăn cho bé để con hưởng được những lợi ích tốt nhất.

 

Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!