Đau bụng bên trái nữ giới cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?
Đau bụng bên trái nữ là dấu hiệu của một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy những bệnh lý này là gì và có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý này.
Đau bụng bên trái nữ thường ở vị trí nào?
Bụng trái là vị trí chứa nhiều cơ quan thiết yếu trong cơ thể như: Lách, đuôi tụy, một phần ruột già, một phần dạ dày, thận trái, phần trên của niệu quản trái, tuyến thượng thận trái, đáy phổi trái, thùy gan trái, đại tràng, buồng trứng,… Khi các cơ quan này tổn thương sẽ gây ra cơn đau bụng kèm theo đó là các triệu chứng khác nhau.
Các cơ quan được phân bổ khắp trong vùng bụng bên trái, do đó hiện tượng đau bụng trái thường xuất hiện ở 3 vị trí sau:
- Đau bụng trên bên trái: Các cơn đau ở trí đau này thường ít gặp hơn so với các vị trí phần bụng bên trái khác. Nếu xuất hiện dấu hiệu đau, thì khả năng bạn đang mắc các bệnh về tuyến tụy cấp, lá lách, phổi trái.
- Đau bụng trái ngang rốn: Các cơn đau bụng thường liên quan đến đại tràng, túi ruột, thận.
- Đau bụng dưới bên trái: Là vị trí của các cơ quan đại tràng, dạ dày, thận, xương chậu, túi thừa, buồng trứng.
Đau bụng bên trái ở nữ giới là bệnh gì?
Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng trái ở nữ giới có thể báo hiệu cơ thể đang mắc phải một số bệnh như:
Táo bón nghiêm trọng
Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần. Bệnh nặng hoặc kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các cơn đau bụng bên trái dưới xương sườn. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết bằng các dấu hiệu lâm sàng sau: Phân khô cứng, đau hậu môn, đau bụng khi đi đại tiện, đầy bụng, khó chịu sau khi đi đại tiện, phân có máu,…
Táo bón khiến cơ thể khó chịu còn gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột, tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn, trực tràng, bệnh trĩ,…
Đau tụy tạng
Đau tụy tạng là bệnh gây ra những cơn đau dữ dội và liên tục mấy tiếng đồng hồ hoặc cả ngày. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau bụng bên trái và đau thấu ra sau lưng. Kèm theo đó là các hiện tượng như ói mửa, đau hơn sau khi ăn.
Tình trạng bệnh này có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm mức oxy trong máu giảm xuống mức thấp nên rất nguy hiểm.
Tắc ruột
Tắc ruột là tình trạng có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở phần ruột bên trái. Do đó, người bệnh thường đau ở phần bụng dưới bên trái. Cùng với đó xuất hiện dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn, khó đại tiện,… Nếu bệnh không được phát hiện sớm và tiến hành cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hoại tử một phần ruột hoặc gây tử vong.
Viêm ruột thừa
Đau bụng bên trái ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh viêm ruột thừa. Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, cần phải phát hiện và tiến hành phẫu thuật sớm. Vì khi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ ruột thừa khiến vi khuẩn tràn vào ổ bụng và dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa là: Đau bụng trên bên trái, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, sưng trướng bụng,…
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng dẫn đến đau bụng bên trái dưới xương sườn. Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng như: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, phân có chất nhầy màu trắng,…
Các biến chứng bệnh có thể gặp phải là: Suy nhược cơ thể, lo âu trầm cảm, xuất huyết đường tiêu hóa dưới, mắc bệnh trĩ, thủng đại tràng, sa trực tràng,…
Đau dạ dày
Đau bụng trái phía trên hoặc quanh rốn là dấu hiệu dễ nhận biết là cơn đau dạ dày nhất. Các cơn đau này có thể sẽ lan tỏa và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như tức ngực, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau thượng vị,…
Bệnh đau dạ dày có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như: Hẹp môn vị, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…
Viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa có thể xuất hiện ở nhiều túi cùng lúc dẫn đến các cơn đau dữ dội ở bụng. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy,…
Biến chứng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây rách thành ruột làm rò mủ ra vùng bụng, dẫn đến viêm phúc mạc, áp-xe, tắc ruột. Tình trạng này có thể xuất hiện đường rò từ ruột đến đường tiết niệu, hay các cơ quan khác trong vùng bụng hoặc chậu rất nguy hiểm.
Viêm đại tràng
Khi đại tràng (ruột già) bị viêm, các cơn đau sẽ xuất hiện ở bụng dưới bên trái. Các triệu chứng nhận biết khác là: Sốt, tiêu chảy, cơ thể mất nước, mệt mỏi, có amsu trong phân,… Nếu người bệnh không can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng.
Sỏi thận
Sỏi thận trái thường gây ra các cơn đau dữ dội, quặn thắt rất khó chịu. Cùng với đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu bất thường, sủi nhiều bọt, chân tay sưng phù, da khô, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, hơi thở nông,…
Sỏi thận ban đầu rất khó phát hiện ra bởi các triệu chứng có thể nhầm lẫn với bệnh thận khác hoặc các bệnh lý về tiêu hóa. Do đó khi phát hiện, thường các viên sỏi đã to hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Viêm bể thận
Vi khuẩn xâm nhập và tấn công khiến bể thận viêm sưng to. Khi đó, người bệnh thường gặp phải cơn đau vùng bụng, vùng lưng hoặc cạnh sườn. Nếu tình trạng viêm ở thận trái thì vùng bụng bên trái sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Triệu chứng đi kèm của bệnh viêm bể thận có thể là: Tiểu đêm nhiều, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sút cân,.. Nếu không điều trị dứt điểm các triệu chứng này sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy thận, áp xe thận, nhiễm khuẩn huyết, ứ nước bể thận, vỡ thận,…
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD) có dấu hiệu nhận biết là đau bụng, co thắt ruột, tiêu chảy, máu trong phân, suy dinh dưỡng trầm trọng,…
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh Crohn là tắc nghẽn đường ruột, xuất hiện lỗ rò đường ruột, khe nứt hậu môn, viêm ruột, ung thư ruột, suy dinh dưỡng nghiêm trọng,…
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là bệnh gặp phải khi mô mềm – thường là một phần của màng tế bào lót khoang bụng hoặc một phần của ruột trồi ra và chui vào túi thoát vị. Khi đó, bệnh nhân có cảm giác đau nhức vùng bụng dưới, đặc biệt cơn đau gia tăng khi bạn ho, cúi xuống hoặc nhấc vật nặng.
Thoát vị bẹn không nguy hiểm, nhưng không điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Các bệnh lý về cơ quan sinh sản
Đau bụng bên trái ở phụ nữ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Báo hiệu thời kỳ rụng trứng: Đây là bệnh đau bụng kinh thường gặp ở nữ giới. Bệnh xuất hiện vào trước hoặc trong thời kỳ rụng trứng hàng tháng, không gây nguy hiểm tính mạng và có thể điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống.
- Mai thai ngoài tử cung: Đây là tình trạng thai nhi không làm tổ ở trong buồng tử cung mà làm tổ ở các vị trí. Dấu hiệu nhận biết là đau bụng dưới bên trái, chậm kinh, ra máu âm đạo bất thường,… Tình trạng mang thai này rất nguy hiểm, do đó khi có dấu hiệu mang thai nữ giới nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Sảy thai: Đau bụng bên trái phí dưới ở nữ giới cũng thường gặp trong trường hợp bị sảy thai. Sảy thai ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe còn tác động xấu đến tinh thần người bệnh.
- U nang buồng trứng: Khối u này gây đau ở vùng bụng dưới bên trái, thắt lưng, đôi khi còn lan tỏa cả xuống đùi. Khi khối u phát triển to có thể chèn các cơ quan xung quanh gây ra nhiều biến chứng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- U xơ tử cung: U xơ là khối u lành tính phát triển ở cơ trơn của tử cung. Khi có dấu hiệu bệnh, cơ thể xuất hiện cơn đau âm ỉ toàn vùng bụng dưới, khí hư loãng, âm đạo chảy máu bất thường,… Người bệnh có thể gặp biến chứng khi khối u phát triển lớn như: Thiếu máu, u chèn ép cơ quan xung quanh, nhiễm khuẩn, vô sinh,…
- Ung thư buồng trứng: Bệnh có thể gây ra tình trạng đau tức ở vùng bụng dưới bên trái, rối loạn tiêu hóa, đi tiểu nhiều lần, chảy máu âm đạo, đau rát khi quan hệ,… Ung thư buồng trứng rất nguy hiểm, bệnh lý này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh
Đau bụng bên trái ở nữ giới có nguy hiểm không?
Đau bụng bên trái có liên quan đến rất nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể do đó rất nguy hiểm. Các bệnh liên quan đến đau bụng trái có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như:
- Gặp các bệnh lý mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trong trường hợp này bệnh lý rất khó điều trị, cần áp dụng các biện pháp trong thời gian dài nên dẫn đến tốn kém chi phí.
- Xuất hiện khối u, ung thư: Đây là tình trạng rất khó điều trị và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Đối với bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản, biến chứng nguy hiểm nhất phụ nữ có thể gặp phải là vô sinh – mất đi khả năng mang thai.
Các biến chứng này rất nguy hiểm, vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng trái nữ giới không nên chủ quan mà cần thực hiện thăm khám cũng như điều trị kịp thời.
Cách xử lý khi bị đau bụng bên trái nữ
Một số cách xử lý khi cơ thể xuất hiện cơn đau bụng bên trái hiệu quả:
Thay đổi thói quen ăn uống
Đa số trường hợp đau bụng trái ở nữ giới thường xuất phát từ vấn đề dạ dày, đại tràng, tá tràng. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày cũng là cách giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Người bệnh nên có chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh lý gây đau bụng bên trái như sau:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp đủ vitamin, dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, uống nhiều nước giúp tăng cường đào thải các chất, nâng cao sức đề kháng. Mỗi người nên uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày và có thể thay thế bằng nước ép rau quả.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị. Vì các loại thực phẩm này dễ gây kích ứng và khiến các bệnh lý trở nên nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước có gas và các thực phẩm dễ sinh hơi, đầy bụng.
- Người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói, vừa ăn vừa làm việc hoặc ăn xong nằm ngay làm ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.
Sử dụng mẹo dân gian giảm đau bụng trái nữ
Bên cạnh điều chỉnh đau bụng trái bằng chế độ ăn uống, nữ giới có thể áp dụng một số mẹo giảm đau đơn giản sau đây:
- Uống trà gừng: Gừng tươi có tác dụng chống viêm, trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm sự khó chịu do cơn đau bụng trái mang lại nhanh chóng. Cách thực hiện như sau: Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, xắt thành lát mỏng rồi đem đun cùng nước thành trà gừng. Người bệnh uống trà khi còn ấm và nên uống 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm nhanh các cơn đau.
- Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng làm dịu nhanh các cơn đau bụng trái nữ giới nên áp dụng. Đặc biệt, cách giảm đau này cực kỳ hiệu quả đối với trường hợp đau do đến kỳ kinh nguyệt. Cách dùng: Lấy nước ấm cho vào chai hoặc túi chườm sau đó chườm lên bụng để giảm đau. Lưu ý: Không nên để nước chườm quá nóng vì có thể gây bỏng cho da.
- Uống trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc là giải pháp giảm đau bụng trái hiệu quả đặc biệt là người mắc hội chứng ruột kích thích. Cách dùng: Người bệnh pha trà túi lọc hoặc lấy một muỗng cà phê hoa cúc khô rồi hãm trong nước sôi 15 phút để uống.
- Massage bụng: Dùng tay massage nhẹ nhàng trên vùng bụng bị đau theo chiều kim đồng hồ cũng là cách cải thiện tình trạng đau tức, khó chịu ở bụng hiệu quả. Mỗi ngày người bệnh nên massage khoảng 20 – 30 phút hoặc ngay khi xuất hiện cơn đau.
Điều trị đau bụng bên trái nữ tại cơ sở y tế
Dấu hiệu khi đau bụng trái cần gặp bác sĩ thăm khám và điều trị là:
- Đau nặng, kéo dài trong nhiều ngày và tái phát nhiều lần.
- Đau bụng trái xuất hiện với tần xuất cao và với cường độ ngày một nặng hơn.
- Đau bụng không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo triệu chứng thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn mửa, sốt cao,…
Sau khi đến cơ sở y tế, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp nội soi, siêu âm, xét nghiệm máu,… Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân chính xác thì chỉ định các phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Để trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh lý biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa được cho phép vì chúng có thể khiến bệnh nguy kịch hơn hoặc mang lại tác dụng phụ không mong muốn.
Biện pháp phòng ngừa đau bụng bên trái nữ
Một số biện pháp giúp giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau bụng bên trái nữ giới thường gặp phải là:
- Cần xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tránh sử dụng đồ tươi sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các chất kích thích,…
- Hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và thực hiện ăn chín uống sôi để tránh gặp phải các vấn đề về đường ruột.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng vì mang lại nguy cơ nhiễm bệnh tiêu hóa cao.
- Tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày là điều cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa mắc bệnh lý tốt nhất.
- Vệ sinh cơ thể, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc bệnh từ môi trường.
Đau bụng bên trái nữ giới có thể đang gặp phải một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc sinh lý. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để xử lý các dấu hiệu sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Dấu Hiệu Điều Trị A-Z
Tin mới nhất
- Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng
- Tiểu đường sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất
- Nấm Linh Chi Cổ – THẬT & GIẢ
- 17 mẹo chữa đau dạ dày từ thiên nhiên tại nhà an toàn, hiệu quả
- Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? 11 loại thuốc phổ biến nhất
- Các loại rau củ quả giúp bạn sở hữu làn da trắng sáng
- Các loại vi khuẩn có lợi trong thực phẩm
- Uống nhiều cà phê có tốt không? 7 sai lầm khi uống cà phê tàn phá sức khỏe!
- Viêm dạ dày HP âm tính: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả
- Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang trị ho Quân Dân 102 có tốt không? Phản hồi của người bệnh