Dị ứng thời tiết: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị
Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay nhất là vào thời điểm chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột. Căn bệnh này liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể, có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khi thời tiết thay đổi. Vậy bệnh lý này có những triệu chứng điển hình nào, điều trị ngăn ngừa ra sao? mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Dị ứng thời tiết là gì? Các thể bệnh thường gặp
Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể vào thời điểm chuyển mùa, do thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại làm ảnh hưởng tới các dị nguyên như nấm, phấn hoa,… trong không khí từ đó tác tới hệ miễn dịch của cơ thể.
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng, sản sinh ra kháng thể chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài.
Cũng theo bác sĩ Phương, dị ứng thời tiết được chia thành nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, trong đó phải thường gặp nhất phải kể tới:
- Dị ứng thời tiết lạnh: Đây là một dạng dị ứng thời tiết xảy ra khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. Yếu tố gây bệnh chính là nhiệt độ và độ ẩm. Khi hai yếu tố này giảm đột ngột, da khô, bong tróc, xuất hiện hiện tượng nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài những bệnh lý về da, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp nhẹ như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, viêm kết mạc,…
- Dị ứng thời tiết nóng: Thời tiết nóng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, khiến làn da luôn ẩm ướt, cộng thêm khói bụi, da chết và vi khuẩn có thể dẫn tới viêm nhiễm. Nhiệt độ cao cũng khiến cơ thể khó chịu, dễ bùng phát dị ứng.
Ngoài ra, dị ứng thời tiết còn xuất hiện khi thời tiết khô hanh, ẩm ướt. Những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da tiếp xúc,… cũng có nguy cơ dị ứng cao hơn bình thường.
Triệu chứng dị ứng thời tiết điển hình
Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết có thể gặp một số biểu hiện điển hình gồm có:
- Da ửng đỏ, ngứa ngáy dai dẳng: Tùy thuộc vào sức đề kháng cũng như mức độ dị ứng của mỗi người, thời gian da ửng đỏ sẽ dài ngắn khác nhau.
- Nổi mề đay: Người bệnh có thể nổi mề đay trên da. Triệu chứng điển hình là những mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Các nốt mề đay này xuất hiện ngay sau khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh, độ ẩm cao,…
- Chàm bội nhiễm: Người bệnh có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ, có thể đi kèm với mụn nước nhỏ li ti, có dịch vàng,… Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới da của người bệnh. Do đó cần được can thiệp y tế sớm, tránh bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Viêm mũi dị ứng: Người bệnh sẽ cảm thấy khô họng, mũi ngứa ngứa, mắt khó chịu, ngạt mũi, hắt hơi,… Tùy thuộc vào mức độ dị ứng, tần suất xuất hiện của các đợt viêm mũi ở mỗi người không giống nhau, tuy nhiên trung bình người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vùng mũi từ 20-30 phút.
- Thở khò khè, khó thở: Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu bệnh hen phế quản. Do đó, người bệnh cần được khám sàng lọc và phát hiện bệnh sớm, tránh để lâu, bệnh chuyển nặng đe dọa tính mạng, nhất là ở trẻ em hoặc những người bị hen phế quản trước đó.
Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn các xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến tình trạng dị ứng thời tiết diễn tiến nặng và gây ra các ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân dị ứng thời tiết là gì?
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, dị ứng thời tiết thường bắt đầu khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất nhờ. Điều này khiến chất sừng của da bị mất nước, da khô hơn, đóng vảy.
Ngoài ra, thời tiết cũng tác động tới protein trong cơ thể, khiến chúng biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể, từ đó gây ra các phản ứng như, ngứa, nổi sần, mẩn, mề đay.
Bệnh có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?
Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Dị ứng thời tiết gồm dạng cấp tính và dạng mãn tính. Khi ở trạng thái cấp tính, bệnh sẽ kéo dài từ 1 ngày tới 6 tuần, với những triệu chứng ngứa khó chịu trên da. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, dị ứng thời tiết cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Một số biến chứng bệnh nhân có thể đối mặt khi mắc dị ứng thời tiết phải kể tới nhiễm trùng da, bội nhiễm, mất thẩm mỹ do để lại sẹo, phù mạch, khó thở, co thắt thanh quản, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ.”
Do đó bệnh nhân không được chủ quan khi mắc phải căn bệnh này.
Về vấn đề dị ứng thời tiết có lây không, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Mặc dù tình trạng mẩn đỏ trên da phát triển trên diện rộng khiến nhiều người lo lắng bệnh sẽ lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, dị ứng thời tiết không phải là bệnh lây nhiễm, do đó sẽ không lây từ người này sang người khác. Nhưng, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, các tổn thương trên da có thể lan tỏa theo diện rộng nhất là khi gãi hay chà xát nhiều vào các vết thương.”
Cách chữa dị ứng khi thay đổi thời tiết hiệu quả
Dị ứng thời tiết do các nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Mức độ phát triển của bệnh lý cũng như tình trạng bệnh ở mỗi người, cơ địa khác nhau cũng sẽ khác nhau. Có nhiều cách ngăn ngừa, giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết khó chịu. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phác đồ phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị dị ứng thời tiết được các bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như:
Bị dị ứng do thay đổi thời tiết uống thuốc gì?
Một số loại thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh dị ứng thường gặp phải kể tới:
- Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin: Được kê đơn cho những bệnh nhân dị ứng thông thường.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Thường gặp nhất phải kể tới cimetidine hoặc dùng doxepin. Những loại thuốc này được kết hợp với thuốc kháng histamin, dùng cho bệnh nhân dị ứng nặng.
- Prednisolone: Được kê đơn cho bệnh nhân xuất hiện tình trạng phù mạch, mề đay.
- Corticoid: Được sử dụng nhằm điều trị, phòng ngừa và hạn chế bệnh kéo dài.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng bởi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có những loại thuốc điều trị khác nhau, việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí khiến bệnh nặng thêm, khó điều trị.
Mẹo chữa dân gian bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà
Để giảm các triệu chứng của dị ứng, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, chanh, mật ong,…. Phương pháp này an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, giúp đẩy lùi tạm thời các triệu chứng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hạn chế tác động của bệnh chứ không giúp chữa bệnh tận gốc.
Một số mẹo dân gian thường được áp dụng chữa dị ứng do thay đổi thời tiết phải kể tới:
- Dùng lá lốt: Lá lốt chứa tinh dầu nhất là piperidin – kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay, phát ban hiệu quả. Người bệnh có thể vò nát lá lốt, đem đun sôi với nước rồi dùng khăn sạch thấm nước lá lốt thoa lên vùng da ngứa ngáy. Sau 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng chanh, mật ong: Lượng vitamin C có trong chanh giúp tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra ngoài. Bệnh nhân sử dụng nửa quả chanh pha cùng 2 thìa mật ong và nước ấm. Uống khi còn ấm vào mỗi buổi sáng. Dùng liên tục hàng ngày giúp giảm các triệu chứng bệnh.
- Dùng khoai tây: Nhựa trong khoai tây là kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay hiệu quả. Thái khoai thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da bị dị ứng trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh giúp mang tới hiệu quả bất ngờ.
Chữa bệnh bằng Đông y
Chữa dị ứng thời tiết bằng Đông y cũng là giải pháp đang được nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài. Bác sĩ Lê Phương cho biết, YHCT quan niệm dị ứng thời tiết là bệnh do chức năng tạng phủ trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là gan và hệ miễn dịch.
Do đó, để điều trị, các thầy thuốc Đông y sẽ kết hợp thành phần thảo dược nhằm đẩy lùi căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong bằng các tăng cường chức năng giải độc gan, thải độc thận, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp mang tới hiệu quả điều trị bền vững.
Đây là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh dị ứng. Bởi nó giúp lưu thông khí huyết, phục hồi tạng hư tổn, đồng thời bồi bổ chức năng gan, thanh lọc cơ thể.
Dị ứng do thay đổi thời tiết ăn gì, kiêng gì?
Những người thường xuyên bị dị ứng do thay đổi thời tiết cần tránh một số thực phẩm có khả năng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Cần kiêng:
- Các loại hải sản: Tiêu biểu phải kể tới cua, tôm, hàu, nghêu, sò,…. Bởi hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn protein trong các loại thực phẩm này là dị nguyên, từ đó sản sinh IgE (kháng nguyên) tương ứng, gây giải phóng histamin và tăng nguy cơ dị ứng.
- Đậu phộng: Thành phần vicilin và albumin trong đậu có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá, khiến tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn.
- Thực phẩm cay nóng/ lạnh: Những loại thực phẩm này khiến các triệu chứng bệnh có xu hướng bùng phát mạnh và tiến triển phức tạp hơn.
- Sữa: Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng với trường hợp không dung nạp lactose, sử dụng sữa có thể dẫn tới dị ứng, ngoài ra còn có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Nên ăn:
- Trái cây khô: Như ô mai chua ngọt, hạnh nhân, nho khô,… Những thực phẩm này chứa dinh dưỡng cao, nhiều vitamin, khoáng chất giúp cung cấp độ ẩm cho da, từ đó hạn chế tình trạng bong da, mất nước.
- Trà nóng: Trà thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, nấm, các dị nguyên gây dị ứng,…
- Dưa hấu: Dưa hấu giúp giải nhiệt, tiêu khát, giải độc, chống viêm,… Do đó người bệnh có thể ăn dưa để kiểm soát bệnh.
Dị ứng do thay đổi thời tiết phải làm sao?
Theo bác sĩ Lê Phương, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ, để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau:
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa
- Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn nhằm tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh,
- Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý nhằm tăng sức đề kháng
Khi các biện pháp giảm dị ứng thời tiết không mang tới kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh để lâu bệnh dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Dị ứng do thay đổi thời tiết không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng khó chịu hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt đang nghiêm trọng và bạn nên đi khám
Tin mới nhất
- Thuốc dạ dày Viện 354 (Bình Vị Nam) có tác dụng gì?
- Tìm hiểu cách dạy trẻ bướng bỉnh để không phải đau đầu với con
- Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư lưỡi
- Nấm lim xanh chữa được bệnh gì và nấm lim xanh chữa bệnh gì hay?
- Bệnh trĩ ngoại độ 4 – Điều trị sớm, tránh biến chứng
- Uống cà phê lạnh có tốt như cà phê nóng và cà phê đá?
- Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả
- Phân biệt nấm lim xanh thật và giả cùng cách sử dụng nấm lim xanh
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – “Quốc bảo” đặc trị bệnh xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền
- TIN TỨC UNG THƯ Bảo nam Ích can thang chữa xơ gan (giai đoạn 1-2) có tốt không? [Chuyên gia và bệnh nhân giải đáp]
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
- TIN TỨC UNG THƯ Quả xoài – loại thực phẩm giúp cơ thể trẻ, khỏe và đẹp