Tìm hiểu cách dạy trẻ bướng bỉnh để không phải đau đầu với con
Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, ba mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con mà vẫn uốn nắn được những điểm chưa tốt ở trẻ. Với sự dẫn dắt của ba mẹ, bé yêu không những sẽ hợp tác hơn mà còn rất thông minh, có chính kiến nữa đấy.
Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, ba mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con mà vẫn uốn nắn được những điểm chưa tốt ở trẻ. Với sự dẫn dắt của ba mẹ, bé yêu không những sẽ hợp tác hơn mà còn rất thông minh, có chính kiến nữa đấy.
Đôi khi, bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Thế nhưng, đây lại thường là các bé thông minh, độc lập, có chính kiến và cá tính. Chỉ cần hiểu con và có cách dạy trẻ bướng bỉnh phù hợp, bạn có thể giúp bé phát huy những ưu điểm này và giảm bớt sự bướng bỉnh.
Những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh
Ba mẹ cần hiểu là không phải tất cả trẻ thích làm theo ý kiến của mình đều là trẻ bướng bỉnh. Đôi khi, bé không hề bướng bỉnh mà chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là biểu hiện của tính quả quyết hay bướng bỉnh.
Những trẻ cá tính mạnh và chính kiến có thể rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, những trẻ bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác. Một số đặc điểm trẻ bướng bỉnh có thể có là:
- Có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh. Trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên.
- Có thể độc lập tới mức cực đoan
- Làm những gì mình thích cho bằng được
- Nổi giận nhiều hơn những trẻ khác
- Có nhiều tố chất lãnh đạo nhưng đôi khi có thể “áp đặt” người khác
- Thích làm mọi thứ theo tốc độ của mình…
Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được con mình có tính bướng bỉnh, bạn cần điều chỉnh cách dạy con phù hợp.
10 cách dạy trẻ bướng bỉnh mọi cha mẹ có thể tham khảo
Những bé bướng bỉnh có thể không chịu ăn hay không chịu ngủ đúng giờ và khiến ba mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để bé chịu hợp tác hơn.
1. Cố gắng lắng nghe
Giao tiếp luôn mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.
Trẻ bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và có thường sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.
Ví dụ, nếu con bạn không muốn ăn bữa trưa, bạn không nên ép con ăn mà hãy thử hỏi vì sao bé không muốn ăn. Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con bỏ bữa như bị đau bụng, muốn đi chơi hay buồn ngủ. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ hơn.
2. Không ép buộc con
Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, bé thường có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh và cũng là bản năng của một số người lớn chúng ta.
Để tránh tâm lý chống đối này, bạn cần kết nối được với con. Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi dù đã quá giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé tắt tivi, bạn hãy ngồi xem cùng con và thể hiện sự quan tâm đến những gì con đang xem. Hãy cùng bé bàn luận về chương trình tivi để có được sự chú ý của bé và dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy đấy.
3. Cho con lựa chọn: Cách hay dạy trẻ bướng bỉnh
Những trẻ bướng bỉnh thường có suy nghĩ riêng và không thích ba mẹ chỉ bảo mình phải làm gì. Vậy nên, bạn hãy cho con quyền lựa chọn để bé không có cảm giác mình bị ép buộc làm một việc gì đó.
Ví dụ như nếu bạn muốn con đi ngủ trước 9 giờ tối, thay vì ép buộc con ngủ, hãy mang ra hai quyển sách bé thích và hỏi xem bé muốn đọc quyển nào trước giờ ngủ. Nếu bé vẫn không muốn đi ngủ, hãy giữ bình tĩnh và nhắc con rằng hiện giờ con chỉ được chọn một trong hai quyển sách chứ không có quyền chọn không đi ngủ.
Đôi khi, bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Thế nhưng, đây lại thường là các bé thông minh, độc lập, có chính kiến và cá tính. Chỉ cần hiểu con và có cách dạy trẻ bướng bỉnh phù hợp, bạn có thể giúp bé phát huy những ưu điểm này và giảm bớt sự bướng bỉnh.
Những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh
Ba mẹ cần hiểu là không phải tất cả trẻ thích làm theo ý kiến của mình đều là trẻ bướng bỉnh. Đôi khi, bé không hề bướng bỉnh mà chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là biểu hiện của tính quả quyết hay bướng bỉnh.
Những trẻ cá tính mạnh và chính kiến có thể rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, những trẻ bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác. Một số đặc điểm trẻ bướng bỉnh có thể có là:
- Có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh. Trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên.
- Có thể độc lập tới mức cực đoan
- Làm những gì mình thích cho bằng được
- Nổi giận nhiều hơn những trẻ khác
- Có nhiều tố chất lãnh đạo nhưng đôi khi có thể “áp đặt” người khác
- Thích làm mọi thứ theo tốc độ của mình…
Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được con mình có tính bướng bỉnh, bạn cần điều chỉnh cách dạy con phù hợp.
10 cách dạy trẻ bướng bỉnh mọi cha mẹ có thể tham khảo
Những bé bướng bỉnh có thể không chịu ăn hay không chịu ngủ đúng giờ và khiến ba mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để bé chịu hợp tác hơn.
1. Cố gắng lắng nghe
Giao tiếp luôn mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.
Trẻ bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và có thường sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.
Ví dụ, nếu con bạn không muốn ăn bữa trưa, bạn không nên ép con ăn mà hãy thử hỏi vì sao bé không muốn ăn. Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con bỏ bữa như bị đau bụng, muốn đi chơi hay buồn ngủ. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ hơn.
2. Không ép buộc con
Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, bé thường có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh và cũng là bản năng của một số người lớn chúng ta.
Để tránh tâm lý chống đối này, bạn cần kết nối được với con. Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi dù đã quá giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé tắt tivi, bạn hãy ngồi xem cùng con và thể hiện sự quan tâm đến những gì con đang xem. Hãy cùng bé bàn luận về chương trình tivi để có được sự chú ý của bé và dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy đấy.
3. Cho con lựa chọn: Cách hay dạy trẻ bướng bỉnh
Những trẻ bướng bỉnh thường có suy nghĩ riêng và không thích ba mẹ chỉ bảo mình phải làm gì. Vậy nên, bạn hãy cho con quyền lựa chọn để bé không có cảm giác mình bị ép buộc làm một việc gì đó.
Ví dụ như nếu bạn muốn con đi ngủ trước 9 giờ tối, thay vì ép buộc con ngủ, hãy mang ra hai quyển sách bé thích và hỏi xem bé muốn đọc quyển nào trước giờ ngủ. Nếu bé vẫn không muốn đi ngủ, hãy giữ bình tĩnh và nhắc con rằng hiện giờ con chỉ được chọn một trong hai quyển sách chứ không có quyền chọn không đi ngủ.
Tuy việc cho con được lựa chọn là tốt nhưng bạn không nên
cho trẻ quá nhiều lựa chọn vì điều này có thể khiến bé bối rối. Nếu đang cùng con chọn quần áo mặc để đi ra ngoài, bạn có thể cho trẻ 2 – 3 bộ thích hợp để chọn thay vì để trẻ tự tìm đồ trong tủ.
4. Luôn giữ bình tĩnh
Khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, bạn có thể thấy tức giận và dễ lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản ứng này không làm cho con hiểu ý kiến của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Vậy nên, bạn cần thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ.
Để luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn có thể cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc hay làm những việc cả hai cùng thích. Khi tham gia những hoạt động thư giãn cùng nhau, bé cũng dần xem ba mẹ là “bạn” và sẽ hợp tác hơn đấy.
5. Tôn trọng con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả
Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc hay ra lệnh cho bé nên việc cho trẻ thấy bạn tôn trọng ý kiến của con là rất quan trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé hợp tác hơn qua một số cách sau:
- Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân theo chỉ thị của mình
- Đưa ra những quy tắc nhất quán với tất cả các con và không tùy tiện phá bỏ những quy tắc này
- Lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của con
- Để con tự làm những gì nằm trong khả năng của con. Điều này thể hiện cho bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.
- Không nói dối và giữ lời hứa với con
- Làm gương cho con. Nếu bạn muốn con làm một việc gì, hãy làm trước để bé có thể quan sát và làm theo.
6. Hợp tác với con
Những trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ mình sử dụng để tránh khiến trẻ cảm thấy con đang bị ép buộc, cha mẹ đang ra lệnh. Đôi khi, bạn chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ là có thể thay đổi cách bé phản ứng với mình rồi đấy.
Ví dụ như thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, bạn hãy cùng con làm. Nếu bạn muốn con dọn đồ chơi, hãy nói “Chúng ta cùng dọn đồ chơi nhé” thay vì ra lệnh “Con dọn đồ chơi đi”. Bạn còn có thể nghĩ ra những hoạt động vui vẻ như cùng thi dọn dẹp đồ chơi với bé xem ai có thể cất đồ chơi vào đúng chỗ nhanh hơn.
7. Trò chuyện với con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả
Đôi khi, trẻ trở nên bướng bỉnh vì không có được thứ mình muốn. Vậy nên, bạn cần trò chuyện với con để xem con có mong muốn, khó chịu, buồn bực gì hay không. Bạn có thể hỏi con một số câu như: “Con có đang khó chịu chuyện gì không?” hay “Con có đang thích món đồ nào không?”. Việc này cũng cho bé thấy bạn có tôn trọng và lắng nghe con.
Tuy nhiên, trò chuyện với con không có nghĩa là bạn cần nhượng bộ, chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn, ý kiến chưa hợp lý, bạn có thể cùng bé tìm ra một phương án phù hợp hơn.
Ví dụ như nếu bé không muốn đi ngủ vào giờ đã định, bạn hãy hỏi xem bé muốn đi ngủ vào mấy giờ và cùng thảo luận để tìm ra một giờ phù hợp với cả hai nhất.
8. Tạo không khí vui vẻ ở nhà
Trẻ em học thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy ba mẹ cãi nhau thường xuyên thì cũng sẽ học cách bắt chước và dần trở nên chống đối, bướng bỉnh. Mâu thuẫn giữa ba mẹ có thể tạo không khí căng thẳng, gây ảnh hưởng tới hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, ba mẹ hãy chú ý tạo không khí vui vẻ, hòa thuận ở nhà nhé.
9. Tìm hiểu quan điểm của trẻ
Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, bạn hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tưởng tượng những gì bé phải trải qua. Ba mẹ càng hiểu rõ con thì càng có thể thay đổi tính bướng bỉnh của con tốt hơn.
Tuy việc cho con được lựa chọn là tốt nhưng bạn không nên
cho trẻ quá nhiều lựa chọn vì điều này có thể khiến bé bối rối. Nếu đang cùng con chọn quần áo mặc để đi ra ngoài, bạn có thể cho trẻ 2 – 3 bộ thích hợp để chọn thay vì để trẻ tự tìm đồ trong tủ.
4. Luôn giữ bình tĩnh
Khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, bạn có thể thấy tức giận và dễ lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản ứng này không làm cho con hiểu ý kiến của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Vậy nên, bạn cần thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ.
Để luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn có thể cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc hay làm những việc cả hai cùng thích. Khi tham gia những hoạt động thư giãn cùng nhau, bé cũng dần xem ba mẹ là “bạn” và sẽ hợp tác hơn đấy.
5. Tôn trọng con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả
Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc hay ra lệnh cho bé nên việc cho trẻ thấy bạn tôn trọng ý kiến của con là rất quan trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé hợp tác hơn qua một số cách sau:
- Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân theo chỉ thị của mình
- Đưa ra những quy tắc nhất quán với tất cả các con và không tùy tiện phá bỏ những quy tắc này
- Lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của con
- Để con tự làm những gì nằm trong khả năng của con. Điều này thể hiện cho bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.
- Không nói dối và giữ lời hứa với con
- Làm gương cho con. Nếu bạn muốn con làm một việc gì, hãy làm trước để bé có thể quan sát và làm theo.
6. Hợp tác với con
Những trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ mình sử dụng để tránh khiến trẻ cảm thấy con đang bị ép buộc, cha mẹ đang ra lệnh. Đôi khi, bạn chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ là có thể thay đổi cách bé phản ứng với mình rồi đấy.
Ví dụ như thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, bạn hãy cùng con làm. Nếu bạn muốn con dọn đồ chơi, hãy nói “Chúng ta cùng dọn đồ chơi nhé” thay vì ra lệnh “Con dọn đồ chơi đi”. Bạn còn có thể nghĩ ra những hoạt động vui vẻ như cùng thi dọn dẹp đồ chơi với bé xem ai có thể cất đồ chơi vào đúng chỗ nhanh hơn.
7. Trò chuyện với con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả
Đôi khi, trẻ trở nên bướng bỉnh vì không có được thứ mình muốn. Vậy nên, bạn cần trò chuyện với con để xem con có mong muốn, khó chịu, buồn bực gì hay không. Bạn có thể hỏi con một số câu như: “Con có đang khó chịu chuyện gì không?” hay “Con có đang thích món đồ nào không?”. Việc này cũng cho bé thấy bạn có tôn trọng và lắng nghe con.
Tuy nhiên, trò chuyện với con không có nghĩa là bạn cần nhượng bộ, chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn, ý kiến chưa hợp lý, bạn có thể cùng bé tìm ra một phương án phù hợp hơn.
Ví dụ như nếu bé không muốn đi ngủ vào giờ đã định, bạn hãy hỏi xem bé muốn đi ngủ vào mấy giờ và cùng thảo luận để tìm ra một giờ phù hợp với cả hai nhất.
8. Tạo không khí vui vẻ ở nhà
Trẻ em học thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy ba mẹ cãi nhau thường xuyên thì cũng sẽ học cách bắt chước và dần trở nên chống đối, bướng bỉnh. Mâu thuẫn giữa ba mẹ có thể tạo không khí căng thẳng, gây ảnh hưởng tới hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, ba mẹ hãy chú ý tạo không khí vui vẻ, hòa thuận ở nhà nhé.
9. Tìm hiểu quan điểm của trẻ
Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, bạn hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tưởng tượng những gì bé phải trải qua. Ba mẹ càng hiểu rõ con thì càng có thể thay đổi tính bướng bỉnh của con tốt hơn.
Dù không đồng tình với các yêu cầu của con, bạn cũng hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận hoặc bực bội của con dù không đáp ứng yêu cầu của bé.
10. Cách dạy trẻ bướng bỉnh: Hãy hướng con tới phản ứng tích cực
Đôi khi, bạn có thể nổi nóng khi con thường xuyên có những hành vi bướng bỉnh, tiêu cực, chống đối với mình. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực từ bạn sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng hướng theo sự tiêu cực này. Con luôn bướng bỉnh, không nghe lời có thể do bạn cũng đã thường xuyên nóng nảy hay từ chối những mong muốn chính đáng của bé đấy.
Vậy nên để trẻ hợp tác hơn, bạn hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách để ba mẹ có thể có phản ứng vui vẻ, tích cực từ trẻ là hỏi con những câu tích cực như “Con thích đi đạp xe không?”, “Con thích ăn kem không?” hay “Con thích đi tưới cây không?”. Những câu hỏi này thường sẽ gợi được phản ứng hào hứng, vui vẻ từ bé và giúp bé có cảm giác mình được lắng nghe. Khi đã vui vẻ, tích cực, bé sẽ ngoan ngoãn, hợp tác với bạn hơn đấy.
Cách giải quyết vấn đề thường gặp ở trẻ bướng bỉnh
Khi đã biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, bạn có thể áp dụng vào một số tình huống nhất định như sau.
1. Cách dạy trẻ bướng bỉnh ngồi bô
Việc dạy các bé, đặc biệt là các bé bướng bỉnh ngồi bô là vô cùng khó khăn. Bạn có tham khảo một số bước sau để dạy con ngồi bô dễ hơn:
- Nói chuyện với con về việc đi vệ sinh vào bô
- Giải thích cách thực hiện cho con
- Tạo niềm vui cho con khi bé dùng bô. Bạn cũng không nên quá căng thẳng khi bé không hợp tác.
2. Cách để trẻ bướng bỉnh chịu ăn
Các bé nhìn chung thường không hào hứng với chuyện ăn uống. Với những trẻ bướng bỉnh, bạn cần tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để các bé hợp tác hơn.
- Trình bày đồ ăn của con thật sáng tạo
- Cho con tham gia vào việc dọn bàn ăn, phục vụ thức ăn…
- Khuyến khích con ăn thử mỗi món một chút. Bạn có thể cho con một phần nhỏ của mỗi món ăn và để bé chọn.
- Đừng quên khen ngợi con khi bé ăn xong…
3. Cách phạt trẻ bướng bỉnh
Việc nuôi dạy trẻ cần có quy tắc và kỷ luật. Con cần hiểu được mình sẽ bị phạt nếu vi phạm các quy tắc này. Vậy nên, ba mẹ cần có những hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi của con.
Ba mẹ hãy lưu ý là hình phạt phải đến ngay sau khi trẻ phạm quy tắc để bé có thể kết nối hành vi của mình với hình phạt. Bạn có thể phạt bé bằng cách để bé ngồi một mình, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem tivi hoặc giao việc nhà phù hợp với bé. Bạn cũng nên giải thích để con hiểu vì sao bé bị phạt và phải hoàn thành hình phạt nhé.
Các cách nuôi dạy trẻ bướng bỉnh trên cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tình thương từ ba mẹ. Bạn hãy luôn thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng con. Qua thời gian, bé sẽ dần hợp tác, ngoan ngoãn hơn mà vẫn phát huy được cá tính và sự độc lập của mình.
Dù không đồng tình với các yêu cầu của con, bạn cũng hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận hoặc bực bội của con dù không đáp ứng yêu cầu của bé.
10. Cách dạy trẻ bướng bỉnh: Hãy hướng con tới phản ứng tích cực
Đôi khi, bạn có thể nổi nóng khi con thường xuyên có những hành vi bướng bỉnh, tiêu cực, chống đối với mình. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực từ bạn sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng hướng theo sự tiêu cực này. Con luôn bướng bỉnh, không nghe lời có thể do bạn cũng đã thường xuyên nóng nảy hay từ chối những mong muốn chính đáng của bé đấy.
Vậy nên để trẻ hợp tác hơn, bạn hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách để ba mẹ có thể có phản ứng vui vẻ, tích cực từ trẻ là hỏi con những câu tích cực như “Con thích đi đạp xe không?”, “Con thích ăn kem không?” hay “Con thích đi tưới cây không?”. Những câu hỏi này thường sẽ gợi được phản ứng hào hứng, vui vẻ từ bé và giúp bé có cảm giác mình được lắng nghe. Khi đã vui vẻ, tích cực, bé sẽ ngoan ngoãn, hợp tác với bạn hơn đấy.
Cách giải quyết vấn đề thường gặp ở trẻ bướng bỉnh
Khi đã biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, bạn có thể áp dụng vào một số tình huống nhất định như sau.
1. Cách dạy trẻ bướng bỉnh ngồi bô
Việc dạy các bé, đặc biệt là các bé bướng bỉnh ngồi bô là vô cùng khó khăn. Bạn có tham khảo một số bước sau để dạy con ngồi bô dễ hơn:
- Nói chuyện với con về việc đi vệ sinh vào bô
- Giải thích cách thực hiện cho con
- Tạo niềm vui cho con khi bé dùng bô. Bạn cũng không nên quá căng thẳng khi bé không hợp tác.
2. Cách để trẻ bướng bỉnh chịu ăn
Các bé nhìn chung thường không hào hứng với chuyện ăn uống. Với những trẻ bướng bỉnh, bạn cần tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để các bé hợp tác hơn.
- Trình bày đồ ăn của con thật sáng tạo
- Cho con tham gia vào việc dọn bàn ăn, phục vụ thức ăn…
- Khuyến khích con ăn thử mỗi món một chút. Bạn có thể cho con một phần nhỏ của mỗi món ăn và để bé chọn.
- Đừng quên khen ngợi con khi bé ăn xong…
3. Cách phạt trẻ bướng bỉnh
Việc nuôi dạy trẻ cần có quy tắc và kỷ luật. Con cần hiểu được mình sẽ bị phạt nếu vi phạm các quy tắc này. Vậy nên, ba mẹ cần có những hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi của con.
Ba mẹ hãy lưu ý là hình phạt phải đến ngay sau khi trẻ phạm quy tắc để bé có thể kết nối hành vi của mình với hình phạt. Bạn có thể phạt bé bằng cách để bé ngồi một mình, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem tivi hoặc giao việc nhà phù hợp với bé. Bạn cũng nên giải thích để con hiểu vì sao bé bị phạt và phải hoàn thành hình phạt nhé.
Các cách nuôi dạy trẻ bướng bỉnh trên cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tình thương từ ba mẹ. Bạn hãy luôn thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng con. Qua thời gian, bé sẽ dần hợp tác, ngoan ngoãn hơn mà vẫn phát huy được cá tính và sự độc lập của mình.
Xem thêm: Viêm hang vị tiền môn vị: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa
Tin mới nhất
- Giải đáp 21 sự thật về COVID-19
- Top 15+ thuốc chữa viêm đại tràng được chuyên gia khuyến cáo
- 9 tác dụng của nước mía giúp bạn khỏe hơn
- 5 cách làm hồng nhũ hoa cho phái đẹp quyến rũ khó cưỡng
- Cần thu mua nấm lim ở Cao Bằng và nấm lim Quảng Nam mọc ở đâu?
- Omega 3 là gì? Công dụng và cách bổ sung cho cơ thể
- Tay nổi đốm nâu như đồi mồi là bị gì? Xử lý thế nào?
- Chi phí chữa viêm tuyến tiền liệt ở bệnh viện và phòng khám
- Top 7 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nhất
- Có chăng món ăn kích dục