Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- 1. Mức độ pH bình thường trong cơ thể
- 2. Chế độ ăn uống giàu kiềm và giàu acid là gì? Chế độ ăn giàu kiềm và giàu axit có mối quan hệ như thế nào đối với ung thư?
- 2.1. Chế độ ăn uống giàu kiềm và giàu acid là gì?
- 2.2. Giả thuyết và niềm tin của những người tuân thủ chế độ ăn kiêng để phòng tránh và điều trị ung thư
- 2.3 Chế độ ăn uống kiềm hóa có thực sự giúp đẩy lùi ung thư?
- 3. Ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều thực phẩm tạo ra acid
- 4. Vậy bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
- 5. Một số thức ăn có hàm lượng axit thấp/kiềm cao
Rất nhiều người tin rằng việc phòng và chữa bệnh ung thư, có thể thực hiện bằng chế độ ăn kiêng: “Ăn nhiều các loại thức ăn đồ uống giàu kiềm và tránh xa các thực phẩm giàu acid”. Vậy chế độ ăn giàu kiềm có thật sự giúp đẩy lùi ung thư? Chế độ ăn uống giàu axit có mối quan hệ như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư? Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp trong việc phòng và điều trị căn bệnh ung thư nguy hiểm dưới bài viết:
1. Mức độ pH bình thường trong cơ thể
Khi nói về lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, điều quan trọng là hiểu được ý nghĩa của giá trị pH. Nói một cách đơn giản, giá trị pH là một cách đo lường tính acid hoặc tính kiềm của cơ thể.a
Giá trị pH dao động từ 0 đến 14:
- 0-7 có tính axit.
- 7 là trung tính.
- 7-14 có tính kiềm (kiềm thường được gọi là cơ bản ).
Có thể kiểm tra giá trị pH của nước tiểu bằng cách sử dụng chỉ thị màu như quỳ tím, giấy chỉ thị vạn năng. Nếu pH trên 7, quỳ tím chuyển màu xanh, thể hiện tính kiềm, PH dưới 7 làm quỳ chuyển màu đỏ hồng, thể hiện tính acid.
Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là các bộ phận khác nhau của cơ thể người mức pH có giá trị khác nhau. Giá trị pH lý tưởng của cơ thể là từ 7.35 đến 7.45, và hơi kiềm. Riêng dạ dày thường có độ pH 3,5 (acid), giúp thức ăn phân hủy đúng cách.
“ Giá trị pH là một cách đo lường tính axit hoặc tính kiềm. Axit dạ dày có tính acid cao, trong khi máu có độ kiềm nhẹ với độ pH từ 7,35 đến 7,45”
Cơ thể khỏe mạnh, khi pH máu có mức độ kiềm nhẹ (7,365)
Giá trị pH máu lệch xa khỏi phạm vi bình thường là rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra trong một số tình trạng bệnh nhất định.
2. Chế độ ăn uống giàu kiềm và giàu acid là gì? Chế độ ăn giàu kiềm và giàu axit có mối quan hệ như thế nào đối với ung thư?
2.1. Chế độ ăn uống giàu kiềm và giàu acid là gì?
Chế độ ăn giàu kiềm là chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm, thức ăn, đồ uống mang tính kiềm như: rau xanh, trái cây, các thức ăn có chứa gốc canxi, natri,…
Chế độ ăn giàu acid là chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm mang tính acid như đồ uống có ga, protein, thịt đỏ, chứa axit photphoric, nitrat,…
2.2. Giả thuyết và niềm tin của những người tuân thủ chế độ ăn kiêng để phòng tránh và điều trị ung thư
Những người ăn kiêng khem để phòng tránh và điều trị ung thư thì họ tin theo một giả thuyết rằng: các loại thực phẩm bạn ăn có thể làm thay đổi tính axit hoặc tính kiềm (giá trị pH) của cơ thể. Cơ chế của việc biến đổi pH cơ thể qua thức ăn được giải thích như sau:
“Khi bạn ăn bất kì thực phẩm và cơ thể sẽ tiêu hóa, hấp thu để giải phóng năng lượng (calo) từ chúng. Bạn có thể hình dung quá trình đó giống như việc bạn đốt cháy củi, gỗ vậy, và kết quả là với mỗi loại thức ăn khác nhau thì cơ thể sẽ thu được một loại “tro” tương ứng sau khi hấp thụ.
Vì mỗi thực phẩm có đặc điểm riêng, nên “tro” này có thể mang tính axit, kiềm (hoặc trung lập)… và những người đề xuất chế độ ăn uống này cho rằng “tro” có thể trực tiếp ảnh hưởng đến tính axit hoặc kiềm của cơ thể.
Tức là, nếu bạn ăn thực phẩm với “tro” có tính axit, nó làm cho cơ thể của bạn có tính axit. Nếu bạn ăn thực phẩm có “tro” kiềm, nó sẽ làm cho cơ thể bạn có tính kiềm. “Tro” trung tính không làm thay đổi pH của cơ thể.
Cơ thể có tính axit được cho là dễ bị bệnh tật, trong khi tính kiềm được coi là bảo vệ cơ thể. Do đó bằng cách chọn ăn các thực phẩm kiềm nhiều hơn, bạn có thể hạn chế được bệnh tật và cải thiện sức khỏe.”
Thực tế, các bằng chứng chỉ ra rằng không có mối liên hệ trực tiếp từ việc cơ thể có tính acid dễ mắc ung thư.
Từ đó có thể thấy rõ niềm tin: ung thư chỉ phát triển trong môi trường axit và có thể được điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi với chế độ ăn kiêng khem các thực phẩm giàu kiềm trên là sai lầm vì nhiều lý do:
- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là “thực phẩm không thể ảnh hưởng đến pH máu”. Bởi cơ thể có cân bằng nội môi axit bazơ.
- Thứ hai, ngay cả khi chúng ta giả định rằng thực phẩm có thể làm thay đổi đáng kể giá trị pH của máu hoặc các mô khác thì các tế bào ung thư không chỉ giới hạn và phát triển nguyên trong môi trường axit.
Trên thực tế, ung thư có thể phát triển trong các mô cơ thể bình thường có độ pH kiềm nhẹ là 7,4. Kết quả của nhiều thí nghiệm đã khẳng định điều này bằng cách phát triển thành công tế bào ung thư trong môi trường kiềm.
Thực tế là khi hình thành, các tế bào ung thư phát triển nhanh bằng cách tạo ra môi trường acid ở xung quanh khối u. Do đó khi quan sát thấy hiện tượng này, người ta thường nhầm tưởng rằng môi trường acid khiến phát sinh ung thư nhưng sự thật là ngược lại.
“Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng không có mối liên hệ nào giữa chế độ ăn hình thành acid và ung thư. Tế bào ung thư cũng phát triển trong môi trường kiềm.”
2.3 Chế độ ăn uống kiềm hóa có thực sự giúp đẩy lùi ung thư?
Tiến sĩ Sharon Gurm ND, FABNO cho biết: Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về vai trò của chế độ ăn uống kiêng khem để điều trị ung thư, cũng như sự liên quan và lợi ích của chế độ ăn giàu kiềm như giả thuyết của những người vẫn đang tuân thủ chúng.
Điều này có nghĩa là, chế độ ăn uống giàu kiềm có thực sự giúp đẩy lùi ung thư hay không vẫn đang còn là một câu hỏi lớn, chưa thể khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ định chế độ ăn này mang lại các lợi ích thiết thực với sức khỏe: giúp tăng cường dinh dưỡng và hydrat hóa, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị ung thư và ung thư di căn.
“Không có mối liên hệ giữa chế độ ăn kiềm hóa và ung thư. Nhưng đa số những người ăn kiêng đều tin rằng, chế độ ăn kiềm hóa sẽ giúp đẩy lùi ung thư”.
3. Ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều thực phẩm tạo ra acid
Tuy chưa có cơ sở về sự ảnh hưởng của thức ăn giàu acid đến sự hình thành và phát triển của ung thư nhưng ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid có liên quan đến rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác.
- Gây axit trong nước tiểu đồng thời có thể hình thành sỏi thận: Một chế độ ăn bao gồm quá nhiều thực phẩm tạo ra acid, chẳng hạn như protein hoặc đường, có thể gây ra axit trong nước tiểu đồng thời có thể hình thành sỏi thận và axit uric.
- Làm tăng khả năng gây suy thoái xương và cơ: Người ta cho rằng nồng độ acid cao còn làm tăng khả năng gây suy thoái xương và cơ. Một số bằng chứng cho thấy thức ăn chứa acid phosphoric làm giảm mật độ xương.
- Ngoài ra chế độ ăn này còn khiến gia tăng các bệnh lý về tim mạch và gan.
- Uống quá nhiều đồ uống có tính axid có thể gây hại men răng, đây là cảnh báo trong một nghiên cứu được đăng vào tháng 5 năm 2008 của “Nghiên cứu Dinh dưỡng.”
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, không cần kiêng khem tuyệt đối các thức ăn nước uống giàu acid, tuy nhiên, nên hạn chế để bảo vệ cơ thể. Một số loại được kể đến như:
- Dầu ngô
- Chất làm ngọt như đường, mật mía, mật ong, và đường nhân tạo aspartame
- Muối
- Gia vị, chẳng hạn như mayonnaise, nước tương và dấm
- Ngũ cốc, chẳng hạn như ngô, gạo, và lúa mì
- Cà phê
“Một chế độ ăn bao gồm quá nhiều thực phẩm tạo ra axit, có thể gây sỏi thận, hủy men răng và các vấn đề về gan, thận và mạch máu”
4. Vậy bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
Để duy trì sức khoẻ tối ưu, chế độ ăn uống nên bao gồm 60% thực phẩm tạo kiềm và 40% thực phẩm tạo thành axit. Để phục hồi sức khoẻ và làm lành các tổn thương do acid hóa gây ra, chế độ ăn nên bao gồm 80% thực phẩm tạo kiềm và 20% thức ăn tạo acid. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở San Diego khuyên nên ăn nhiều thực phẩm có chứa kiềm hơn, như trái cây và rau cải.
Ngoài ra, cần lưu ý độ pH của thực phẩm trước khi bạn ăn ít quan trọng hơn pH thực sự mà nó tạo thành sau khi chuyển hóa trong cơ thể bạn.
Ăn uống không hợp lý khiến pH nước tiểu thay đổi. Trong đó, chỉ một số ít trường hơp khiến nước tiểu kiềm hơn, còn hầu hết pH nước tiểu trở lên acid vì ăn quá nhiều protein động vật, ngũ cốc và đường. Thuốc tân dược cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Chúng ta hãy xem biểu đồ thực phẩm axit / kiềm cơ bản để lựa chọn thực phẩm phù hợp:
Ung thư nên ăn gì – Biểu đồ thực phẩm acid/kiềm cơ bản
Từ biểu đồ này, có thể thấy các loại quả như: quả việt quất, nam việt quất, mận và sô-cô-la ở là các thực phẩm có tính axit. Do đó không phải là tất cả những thực phẩm có tính axit đều xấu. Chúng cần thiết để tạo lập sự cân bằng với các thực phẩm kiềm như rau màu xanh lá đậm, trái cây, dầu lành mạnh, và trà.
” Một chếđộ ăn uống nhiều thực vật, đặc biệt nhiều nước trái cây là tốt. Bởi vì khi uống nước trái cây, chúng ta sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng có độ kiềm cao.”
5. Một số thức ăn có hàm lượng axit thấp/kiềm cao
Khi nói đến lợi ích của một chế độ ăn nhiều kiềm hơn, nghiên cứu công bố trong Tạp chí Y tế và Môi trường nói rằng nó có thể giúp hạn chế mất cơ, tăng cường trí nhớ và sự tỉnh táo, và giúp bạn sống lâu hơn.
Một số thực phẩm và đồ uống có tính kiềm hóa (hoặc trung tính) bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống bao gồm:
- Đậu nành, chẳng hạn như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu tương.
- Sữa dê.
- Hầu hết các loại rau tươi, kể cả khoai tây
- Hầu hết các loại trái cây
- Các loại thảo mộc và gia vị, trừ muối, mù tạt, và hạt nhục đậu khấu
- Cac loại đậu và đậu lăng
- một số loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như kê, diêm mạch và gạo lứt
- Trà thảo mộc
- Chất béo như dầu ô liu, bơ, các loại hạt
Sau đây là những lời khuyên hàng đầu để tăng cường tính kiềm của cơ thể để tạo ra một môi trường chữa bệnh:
Mẹo số 01: Khi bạn thức dậy sớm vào buổi sáng, nên uống một ly nước cam hoặc chanh ấm. Đây là cách để thanh lọc cơ thể sau một đêm dài chuyển hóa.
Mẹo số 02: Thay vì sử dụng cafe là một loại đồ uống có tính acid thì bạn nên dùng nước trái cây hoặc nước ép từ rau xanh vào buổi sáng. Nước trái cây và nước ép rau xanh có tính chất kiềm, giúp tạo năng lượng để bạn hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
Mẹo số 03: Các loại tảo và nấm như: tảo nâu Mozuku Okinawa có chữa hoạt chất fucoidan, nấm Agaricus, cỏ lúa mì và lúa mạch, là thức ăn tạo kiềm nhanh nhất cho cơ thể. Không chỉ cung cấp protein sạch, chúng còn hoạt động như các chất chelating (tạo tủa) tự nhiên, chất kết dính tế bào, giúp loại bỏ độc tố kim loại nặng khỏi cơ thể.
Mẹo số 4: Loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần hàng ngày. Tránh các loại đường chế biến – sirô, agawa, maltose, aspartame bằng cách kiểm tra nhãn thực phẩm, xem thành phần một cách cẩn thận. Cắt giảm thịt có tính acid cao, đặc biệt là thịt đỏ.
Mẹo số 05: Hít thở đúng cách. Hít thở cũng quan trọng như thức ăn và nước uống. Hít thở là cách kiềm hóa tốt vì nó giúp cung cấp oxy cho máu và loại bỏ carbon dioxide (CO2). Bạn có thể sử dụng bình xịt hàng ngày để làm sạch xoang mũi, cùng với đó là màng ngăn để hít vào sâu và thở ra từ từ với sự kiểm soát của nó. Sự thở ra chậm cũng là cách giúp cơ thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của cortisol, tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục tiêu hóa.
Mẹo số 6. Nên tập luyện Yoga thường xuyên để làm sạch các acid từ các khớp và các cơ quan. Về cơ bản, chế độ ăn nhiều rau, chất béo khỏe mạnh và bổ sung đúng cách các thực phẩm khác là cách tốt nhất để đạt được sức khoẻ tối ưu. Cần lưu ý rằng, một phần lớn cơ chế miễn dịch của chúng ta thực sự xuất phát từ hệ tiêu hóa.
Bằng cách duy trì chế độ ăn uống phù hợp, chúng ta có thể nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bạn cần giúp đỡ để có được sức khoẻ tốt trước, trong và sau điều trị ung thư, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 18000069.
Để gặp mặt và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi, bạn vui lòng đăng kí tham dự hội thảo “Sống khỏe với ung thư” theo mẫu sau:
Tài liệu tham khảo
1.“Acidic and Basic Foods.” Chirocare Health. April 2016.
2. The Alkaline Diet: Is There Evidence That an Alkaline pH Diet Benefits Health? Gerry K. Schwalfenberg, oct 2012
3. pH Values of Common Foods and Ingredients. University of Wisconsin–Madison
4.“Metabolic Acidosis.” Seifter JL. October 2013.
5. “Influence of diet on acid-base balance; Seminars in Dialysis.” Remer, T. July 2000.