Làm sao để ngăn ngừa tổn thương đường tiêu hóa do thuốc điều trị khớp?
Ông N. (66 tuổi) đã bị thoái hóa khớp từ khoảng 2 năm trước. Căn bệnh này khiến cho xương khớp ông thường xuyên đau nhức, sưng viêm nên phải sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs liên tục. Thế nhưng, ông không tìm hiểu kỹ về các thuốc NSAIDs đang dùng, chỉ mua lại các thuốc theo đơn thuốc cũ. Sau một thời gian ông nhận thấy mình có các triệu chứng bệnh ở đường tiêu hóa như ợ nóng, đau dạ dày… Trao đổi với bác sĩ, ông mới biết thuốc NSAIDs có khả năng gây ra các biến cố đường tiêu hóa, nhất là trên đối tượng có nguy cơ như ông. Đây chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều người dùng thuốc điều trị khớp gặp phải. Vậy làm sao để ngăn ngừa các tổn thương đường tiêu hóa khi dùng nhóm thuốc này?
Ông N. (66 tuổi) đã bị thoái hóa khớp từ khoảng 2 năm trước. Căn bệnh này khiến cho xương khớp ông thường xuyên đau nhức, sưng viêm nên phải sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs liên tục. Thế nhưng, ông không tìm hiểu kỹ về các thuốc NSAIDs đang dùng, chỉ mua lại các thuốc theo đơn thuốc cũ. Sau một thời gian ông nhận thấy mình có các triệu chứng bệnh ở đường tiêu hóa như ợ nóng, đau dạ dày… Trao đổi với bác sĩ, ông mới biết thuốc NSAIDs có khả năng gây ra các biến cố đường tiêu hóa, nhất là trên đối tượng có nguy cơ như ông. Đây chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều người dùng thuốc điều trị khớp gặp phải. Vậy làm sao để ngăn ngừa các tổn thương đường tiêu hóa khi dùng nhóm thuốc này?
Bệnh khớp được biết đến nhiều nhất là viêm khớp. Các triệu chứng bệnh khớp có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài thành mạn tính, gây đau dữ dội hoặc chỉ âm ỉ, khó chịu. Vấn đề này có thể chỉ giới hạn tại một khớp hoặc ảnh hưởng đến nhiều phần khác trong hệ cơ xương khớp. (1)
Một số bệnh viêm khớp phổ biến là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút. Các bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường bắt đầu từ tuổi trung niên. Trong đó, triệu chứng thường gặp ở người bệnh là đau nhức, sưng khớp. (2)
Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường được dùng trong viêm khớp và cũng là thuốc giảm đau được khuyến cáo dùng cho cơn đau nhẹ theo bậc thang giảm đau của WHO. (3, 4) Tuy nhiên, nhóm thuốc điều trị khớp này có thể gây ra biến cố trên đường tiêu hóa, từ đường tiêu hóa trên như đầy bụng, ợ nóng, loét dạ dày, đến đường tiêu hóa dưới như chảy máu hay thủng ruột. (5)
Nếu từng có vấn đề ở đường tiêu hóa thì có thể dùng thuốc NSAIDs để điều trị bệnh khớp không?
Không chỉ có câu chuyện của ông N., rất nhiều người bệnh khi dùng NSAIDs đã gặp phải hoặc khiến vấn đề ở đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Đúng là thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs thường dùng trong điều trị các bệnh khớp như viêm khớp, thấp khớp có thể gây tổn thương trên toàn bộ đường tiêu hóa. (5) Thế nhưng, bạn đã tìm hiểu kỹ càng về nhóm thuốc này chưa hay vì lo sợ tác dụng phụ mà vội vàng “tẩy chay” chúng.
Thật ra, nhóm thuốc NSAIDs được chia thành hai loại: NSAIDs cổ điển và NSAIDs thế hệ mới. Sự ra đời của các NSAIDs thế hệ mới giúp giảm nguy cơ gặp phải biến cố trên đường tiêu hóa. Lý do là các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra men COX-1 tham gia vào quá trình tạo ra prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, khác với prostaglandin gây viêm được tạo ra dưới tác động của men COX-2. Nhóm NSAIDs cổ điển ức chế cả hai men COX-1 và COX-2 trong khi nhóm NSAIDs thế hệ mới chỉ ức chế chọn lọc trên COX-2 để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa do ức chế men COX-1. (6)
Ngoài ra, tính axit của từng NSAIDs không hề giống nhau và tính axit có liên quan đến tổn thương tiêu hóa dưới. Tính axit càng cao sẽ khiến cho tính thấm qua niêm mạc ruột và khả năng gây tổn thương đường tiêu hóa càng lớn. Thuốc NSAIDs thế hệ mới gồm những hoạt chất với tính axit yếu để giảm bớt tác động lên đường tiêu hóa. (7)
Bệnh khớp được biết đến nhiều nhất là viêm khớp. Các triệu chứng bệnh khớp có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài thành mạn tính, gây đau dữ dội hoặc chỉ âm ỉ, khó chịu. Vấn đề này có thể chỉ giới hạn tại một khớp hoặc ảnh hưởng đến nhiều phần khác trong hệ cơ xương khớp. (1)
Một số bệnh viêm khớp phổ biến là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút. Các bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường bắt đầu từ tuổi trung niên. Trong đó, triệu chứng thường gặp ở người bệnh là đau nhức, sưng khớp. (2)
Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường được dùng trong viêm khớp và cũng là thuốc giảm đau được khuyến cáo dùng cho cơn đau nhẹ theo bậc thang giảm đau của WHO. (3, 4) Tuy nhiên, nhóm thuốc điều trị khớp này có thể gây ra biến cố trên đường tiêu hóa, từ đường tiêu hóa trên như đầy bụng, ợ nóng, loét dạ dày, đến đường tiêu hóa dưới như chảy máu hay thủng ruột. (5)
Nếu từng có vấn đề ở đường tiêu hóa thì có thể dùng thuốc NSAIDs để điều trị bệnh khớp không?
Không chỉ có câu chuyện của ông N., rất nhiều người bệnh khi dùng NSAIDs đã gặp phải hoặc khiến vấn đề ở đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Đúng là thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs thường dùng trong điều trị các bệnh khớp như viêm khớp, thấp khớp có thể gây tổn thương trên toàn bộ đường tiêu hóa. (5) Thế nhưng, bạn đã tìm hiểu kỹ càng về nhóm thuốc này chưa hay vì lo sợ tác dụng phụ mà vội vàng “tẩy chay” chúng.
Thật ra, nhóm thuốc NSAIDs được chia thành hai loại: NSAIDs cổ điển và NSAIDs thế hệ mới. Sự ra đời của các NSAIDs thế hệ mới giúp giảm nguy cơ gặp phải biến cố trên đường tiêu hóa. Lý do là các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra men COX-1 tham gia vào quá trình tạo ra prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, khác với prostaglandin gây viêm được tạo ra dưới tác động của men COX-2. Nhóm NSAIDs cổ điển ức chế cả hai men COX-1 và COX-2 trong khi nhóm NSAIDs thế hệ mới chỉ ức chế chọn lọc trên COX-2 để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa do ức chế men COX-1. (6)
Ngoài ra, tính axit của từng NSAIDs không hề giống nhau và tính axit có liên quan đến tổn thương tiêu hóa dưới. Tính axit càng cao sẽ khiến cho tính thấm qua niêm mạc ruột và khả năng gây tổn thương đường tiêu hóa càng lớn. Thuốc NSAIDs thế hệ mới gồm những hoạt chất với tính axit yếu để giảm bớt tác động lên đường tiêu hóa. (7)
Các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy có lợi hơn các NSAIDs cổ điển đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến cố đường tiêu hóa (8). Hãy trao đổi với bác sĩ những lo ngại về ảnh hưởng của thuốc trên đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp và an toàn.
Vậy việc dùng thuốc NSAIDs chung với thuốc bảo vệ dạ dày thì sao?
Tác dụng phụ của NSAIDs trên đường tiêu hóa trên (từ miệng đến dạ dày, tá tràng) đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trong khi tổn thương ở đường tiêu hóa dưới (từ dưới dạ dày đến hậu môn) ít được đề cập hơn. (10)
Khoảng 13–40% người dùng NSAIDs không chọn lọc gặp phải biến cố đường tiêu hóa dưới, tùy theo loại NSAIDs sử dụng. (10) Thêm vào đó, mặc dù các thuốc ức chế bơm proton
(PPIs) đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm biến cố tiêu hóa trên nhưng một số nghiên cứu cho thấy tổn thương ruột non vẫn xuất hiện nhiều ở các bệnh nhân đã sử dụng PPIs. (7) Các vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa dưới dẫn đến thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong tăng lên. (7)
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các thuốc PPIs không giúp bảo vệ đường tiêu hóa dưới. Do đó, biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ gặp biến cố đường tiêu hóa ở người dùng NSAIDs không phải là sử dụng kèm với thuốc bảo vệ dạ dày như PPIs, mà là lựa chọn loại NSAIDs an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm cả trên và dưới. (7, 12)
Bạn nên trao đổi gì với bác sĩ để ngăn ngừa tổn thương đường tiêu hóa do thuốc điều trị khớp NSAIDs?
Việc quyết định có cần sử dụng NSAIDs hay lựa chọn loại NSAIDs nào đều do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá, so sánh giữa nguy cơ và lợi ích điều trị. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gặp phải biến cố đường tiêu hóa liên quan đến thuốc NSAIDs là: (5)
- Cao tuổi (≥ 65 tuổi)
- Có tiền sử viêm loét dạ dày
- Sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều loại NSAIDs
- Sử dụng đồng thời với thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, corticoid và thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Người đang có bệnh nặng, sức khỏe yếu
Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định thuốc NSAIDs an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa.
Các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy có lợi hơn các NSAIDs cổ điển đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến cố đường tiêu hóa (8). Hãy trao đổi với bác sĩ những lo ngại về ảnh hưởng của thuốc trên đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp và an toàn.
Vậy việc dùng thuốc NSAIDs chung với thuốc bảo vệ dạ dày thì sao?
Tác dụng phụ của NSAIDs trên đường tiêu hóa trên (từ miệng đến dạ dày, tá tràng) đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trong khi tổn thương ở đường tiêu hóa dưới (từ dưới dạ dày đến hậu môn) ít được đề cập hơn. (10)
Khoảng 13–40% người dùng NSAIDs không chọn lọc gặp phải biến cố đường tiêu hóa dưới, tùy theo loại NSAIDs sử dụng. (10) Thêm vào đó, mặc dù các thuốc ức chế bơm proton
(PPIs) đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm biến cố tiêu hóa trên nhưng một số nghiên cứu cho thấy tổn thương ruột non vẫn xuất hiện nhiều ở các bệnh nhân đã sử dụng PPIs. (7) Các vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa dưới dẫn đến thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong tăng lên. (7)
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các thuốc PPIs không giúp bảo vệ đường tiêu hóa dưới. Do đó, biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ gặp biến cố đường tiêu hóa ở người dùng NSAIDs không phải là sử dụng kèm với thuốc bảo vệ dạ dày như PPIs, mà là lựa chọn loại NSAIDs an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm cả trên và dưới. (7, 12)
Bạn nên trao đổi gì với bác sĩ để ngăn ngừa tổn thương đường tiêu hóa do thuốc điều trị khớp NSAIDs?
Việc quyết định có cần sử dụng NSAIDs hay lựa chọn loại NSAIDs nào đều do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá, so sánh giữa nguy cơ và lợi ích điều trị. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gặp phải biến cố đường tiêu hóa liên quan đến thuốc NSAIDs là: (5)
- Cao tuổi (≥ 65 tuổi)
- Có tiền sử viêm loét dạ dày
- Sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều loại NSAIDs
- Sử dụng đồng thời với thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, corticoid và thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Người đang có bệnh nặng, sức khỏe yếu
Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định thuốc NSAIDs an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa.
Để giảm kích ứng dạ dày và ngăn ngừa loét, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên: (13)
- Uống thuốc sau khi ăn no
- Hạn chế uống rượu, bia, các thức uống có cồn
Ngoài nguy cơ tiêu hóa, nguy cơ tim mạch cũng cần được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng NSAIDs. Nếu cần sử dụng NSAIDs, bạn vẫn có thể dùng và nhờ bác sĩ lựa chọn thuốc được chứng minh an toàn trên đường tiêu hóa và tim mạch. (12)
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0343
Để giảm kích ứng dạ dày và ngăn ngừa loét, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên: (13)
- Uống thuốc sau khi ăn no
- Hạn chế uống rượu, bia, các thức uống có cồn
Ngoài nguy cơ tiêu hóa, nguy cơ tim mạch cũng cần được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng NSAIDs. Nếu cần sử dụng NSAIDs, bạn vẫn có thể dùng và nhờ bác sĩ lựa chọn thuốc được chứng minh an toàn trên đường tiêu hóa và tim mạch. (12)
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0343
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh thận yếu ở phụ nữ và cách điều trị
Tin mới nhất
- Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý
- Nấm lim xanh trị bệnh ung thư gì từ cách sử dụng nấm lim xanh rừng
- Nấm lim xanh Tiên Phước có tác dụng gì trong việc đẩy lùi mỡ máu?
- Công dụng của nấm lim xanh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
- Dị ứng thời tiết: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị
- Tăng tiểu cầu
- Chữa bệnh thận yếu bằng đậu đen đơn giản, hiệu quả bất ngờ
- Cây xạ đen chữa bệnh gì? Những điều cần tránh khi sử dụng xạ đen
- Ung thư vú giai đoạn 2: Dấu hiệu, điều trị và tỷ lệ sống sót
- Viêm Xoang Khi Mang Thai – Nỗi Lòng Của Bà Mẹ Trẻ!