Bạn đã biết về các thuốc điều trị COPD?

Sử dụng thuốc điều trị COPD tuy không làm mất các tổn thương ở phổi nhưng sẽ làm giảm sưng, viêm đường thở và giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, tăng cường khả năng thông khí ở phổi.

Sử dụng thuốc điều trị COPD tuy không làm mất các tổn thương ở phổi nhưng sẽ làm giảm sưng, viêm đường thở và giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, tăng cường khả năng thông khí ở phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nhóm bệnh phổi tiến triển gây khó thở. COPD có thể bao gồm cả khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh COPD như thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiến triển COPD là do hút thuốc lá hoặc cũng có thể do hít phải độc tố từ môi trường ô nhiễm.

Điều đáng buồn là hiện nay không có cách chữa trị COPD hoàn toàn, các tổn thương ở phổi và đường hô hấp sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số thuốc điều trị COPD với mục đích giảm viêm và giúp thông thoáng đường thở.

Thuốc giãn phế quản tác động nhanh

Các thuốc giãn phế quản làm giãn cơ trơn ở đường hô hấp, giúp đường thở thông thoáng và bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn phế quản tác động nhanh cho các trường hợp khẩn cấp để cắt cơn kịp thời. Bạn thường dùng thuốc thông qua một dụng cụ dạng hít hoặc máy phun sương.

Các thuốc giãn phế quản tác động nhanh có thể kể đến là:

  • Albuterol (Proair HFA, Ventolin HFA)
  • Levalbuterol (Xopenex)
  • Ipratropium (Atrovent HFA)
  • Albuterol/ipratropium (Combivent Respimat)

Nhóm thuốc giãn phế quản tác động nhanh có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, nhức đầu hay ho khan nhưng chúng sẽ giảm dần rồi hết theo thời gian. Ngoài ra, khi bạn sử dụng thuốc giãn phế quản tác động ngắn bạn có khả năng bị run, hồi hộp, lo lắng, nhịp tim nhanh.

Nếu có tiền sử bệnh tim, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi được kê đơn sử dụng thuốc giãn phế quản tác động nhanh.

Corticosteroid

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm cho đường thở của bạn bị viêm (sưng và kích ứng) và chính tình trạng viêm sẽ làm cho bạn cảm thấy khó thở hơn.

Corticosteroid là một loại thuốc giúp kháng viêm, giảm các tình trạng sưng, phù nề đường hô hấp, nhờ đó giúp luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid bạn có thể sử dụng. Trong đó, một vài chế phẩm corticosteroid được bào chế dưới dạng ống hít và sử dụng hàng ngày theo chỉ dẫn. Bác sĩ thường kê đơn nhóm thuốc này chung với các loại thuốc điều trị COPD tác động kéo dài.

Một vài thuốc corticosteroid được dùng dưới dạng tiêm hoặc uống trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn.

Bác sĩ thường kê toa các thuốc corticosteroid sau để dùng điều trị COPD:

  • Flnomasone (Flovent) được bào chế dưới dạng thuốc hít và sử dụng hai lần mỗi ngày. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, đau họng, thay đổi giọng nói, buồn nôn, các triệu chứng giống như cảm lạnh và bị tưa miệng.
  • Budesonide (Pulmicort) thường dùng trong một ống hít cầm tay hoặc sử dụng trong máy phun sương. Tác dụng phụ có thể bao gồm cảm lạnh hoặc tưa miệng.
  • Prednisolone có cả dạng thuốc viên, thuốc lỏng hoặc thuốc tiêm. Prednisolone thường dùng để điều trị cấp cứu khẩn cấp. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, yếu cơ, đau dạ dày và tăng cân.

Nhóm methylxanthine (theophylline)

Đối với người bệnh COPD nặng, những thuốc điều trị đầu tay như thuốc giãn phế quản tác động nhanh và corticosteroid dường như không có tác dụng hiệu quả khi dùng riêng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nhóm bệnh phổi tiến triển gây khó thở. COPD có thể bao gồm cả khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh COPD như thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiến triển COPD là do hút thuốc lá hoặc cũng có thể do hít phải độc tố từ môi trường ô nhiễm.

Điều đáng buồn là hiện nay không có cách chữa trị COPD hoàn toàn, các tổn thương ở phổi và đường hô hấp sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số thuốc điều trị COPD với mục đích giảm viêm và giúp thông thoáng đường thở.

Thuốc giãn phế quản tác động nhanh

Các thuốc giãn phế quản làm giãn cơ trơn ở đường hô hấp, giúp đường thở thông thoáng và bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn phế quản tác động nhanh cho các trường hợp khẩn cấp để cắt cơn kịp thời. Bạn thường dùng thuốc thông qua một dụng cụ dạng hít hoặc máy phun sương.

Các thuốc giãn phế quản tác động nhanh có thể kể đến là:

  • Albuterol (Proair HFA, Ventolin HFA)
  • Levalbuterol (Xopenex)
  • Ipratropium (Atrovent HFA)
  • Albuterol/ipratropium (Combivent Respimat)

Nhóm thuốc giãn phế quản tác động nhanh có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, nhức đầu hay ho khan nhưng chúng sẽ giảm dần rồi hết theo thời gian. Ngoài ra, khi bạn sử dụng thuốc giãn phế quản tác động ngắn bạn có khả năng bị run, hồi hộp, lo lắng, nhịp tim nhanh.

Nếu có tiền sử bệnh tim, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi được kê đơn sử dụng thuốc giãn phế quản tác động nhanh.

Corticosteroid

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm cho đường thở của bạn bị viêm (sưng và kích ứng) và chính tình trạng viêm sẽ làm cho bạn cảm thấy khó thở hơn.

Corticosteroid là một loại thuốc giúp kháng viêm, giảm các tình trạng sưng, phù nề đường hô hấp, nhờ đó giúp luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid bạn có thể sử dụng. Trong đó, một vài chế phẩm corticosteroid được bào chế dưới dạng ống hít và sử dụng hàng ngày theo chỉ dẫn. Bác sĩ thường kê đơn nhóm thuốc này chung với các loại thuốc điều trị COPD tác động kéo dài.

Một vài thuốc corticosteroid được dùng dưới dạng tiêm hoặc uống trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn.

Bác sĩ thường kê toa các thuốc corticosteroid sau để dùng điều trị COPD:

  • Flnomasone (Flovent) được bào chế dưới dạng thuốc hít và sử dụng hai lần mỗi ngày. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, đau họng, thay đổi giọng nói, buồn nôn, các triệu chứng giống như cảm lạnh và bị tưa miệng.
  • Budesonide (Pulmicort) thường dùng trong một ống hít cầm tay hoặc sử dụng trong máy phun sương. Tác dụng phụ có thể bao gồm cảm lạnh hoặc tưa miệng.
  • Prednisolone có cả dạng thuốc viên, thuốc lỏng hoặc thuốc tiêm. Prednisolone thường dùng để điều trị cấp cứu khẩn cấp. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, yếu cơ, đau dạ dày và tăng cân.

Nhóm methylxanthine (theophylline)

Đối với người bệnh COPD nặng, những thuốc điều trị đầu tay như thuốc giãn phế quản tác động nhanh và corticosteroid dường như không có tác dụng hiệu quả khi dùng riêng.

Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn theophylline cùng với một thuốc giãn phế quản. Theophylline là thuốc cũng hoạt động với cơ chế kháng viêm và làm giãn các cơ trơn đường hô hấp. Theophylline được sản xuất dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc lỏng, bạn có thể uống hàng ngày.

Tác dụng phụ của theophylline bao gồm buồn nôn hoặc nôn, run, nhức đầu và khó ngủ.

Thuốc giãn phế quản tác động kéo dài

Nhóm thuốc giãn phế quản tác động kéo dài thường dùng để điều trị COPD với mục đích phòng ngừa các cơn khó thở trong thời gian dài. Bạn sẽ dùng thuốc một đến hai lần mỗi ngày bằng ống hít hoặc máy phun sương.

Các loại thuốc này có tác dụng chậm, giúp đường thở thông thoáng trong thời gian dài. Vì vậy, chúng không được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để cắt cơn kịp thời.

Một số thuốc giãn phế quản tác động kéo dài hiện nay:

  • Aclidinium (Tudorza)
  • Arformoterol (Brovana)
  • Formoterol (Foradil, Perforomist)
  • Glycopyrrolate (Seebri Neohaler)
  • Indacaterol (Arcapta)
  • Olodaterol (Striverdi respimat)
  • Sa
    lmeterol
    (Serevent)
  • Tiotropium (Spiriva)
  • Umeclidinium (Incruse Ellipta)

Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc giãn phế quản tác động kéo dài bao gồm:

  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Run
  • Sổ mũi
  • Cổ họng bị kích thích hoặc khó chịu
  • Đau dạ dày

Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác như mờ mắt, nhịp tim nhanh hoặc không đều và phản ứng dị ứng với phát ban hoặc sưng cũng có thể xảy ra với tần suất hiếm hơn.

Phối hợp thuốc

Bác sĩ có khả năng cho bạn sử dụng các thuốc phối hợp khi điều trị COPD. Sự kết hợp này thường là giữa hai thuốc giãn phế quản tác động kéo dài hoặc phối hợp corticosteroid dạng hít với một thuốc giãn phế quản tác động kéo dài.

Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn theophylline cùng với một thuốc giãn phế quản. Theophylline là thuốc cũng hoạt động với cơ chế kháng viêm và làm giãn các cơ trơn đường hô hấp. Theophylline được sản xuất dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc lỏng, bạn có thể uống hàng ngày.

Tác dụng phụ của theophylline bao gồm buồn nôn hoặc nôn, run, nhức đầu và khó ngủ.

Thuốc giãn phế quản tác động kéo dài

Nhóm thuốc giãn phế quản tác động kéo dài thường dùng để điều trị COPD với mục đích phòng ngừa các cơn khó thở trong thời gian dài. Bạn sẽ dùng thuốc một đến hai lần mỗi ngày bằng ống hít hoặc máy phun sương.

Các loại thuốc này có tác dụng chậm, giúp đường thở thông thoáng trong thời gian dài. Vì vậy, chúng không được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để cắt cơn kịp thời.

Một số thuốc giãn phế quản tác động kéo dài hiện nay:

  • Aclidinium (Tudorza)
  • Arformoterol (Brovana)
  • Formoterol (Foradil, Perforomist)
  • Glycopyrrolate (Seebri Neohaler)
  • Indacaterol (Arcapta)
  • Olodaterol (Striverdi respimat)
  • Sa
    lmeterol
    (Serevent)
  • Tiotropium (Spiriva)
  • Umeclidinium (Incruse Ellipta)

Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc giãn phế quản tác động kéo dài bao gồm:

  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Run
  • Sổ mũi
  • Cổ họng bị kích thích hoặc khó chịu
  • Đau dạ dày

Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác như mờ mắt, nhịp tim nhanh hoặc không đều và phản ứng dị ứng với phát ban hoặc sưng cũng có thể xảy ra với tần suất hiếm hơn.

Phối hợp thuốc

Bác sĩ có khả năng cho bạn sử dụng các thuốc phối hợp khi điều trị COPD. Sự kết hợp này thường là giữa hai thuốc giãn phế quản tác động kéo dài hoặc phối hợp corticosteroid dạng hít với một thuốc giãn phế quản tác động kéo dài.

Dưới dây là một số thuốc kết hợp giữa hai loại giãn phế quản tác động kéo dài:

  • Glycopyrrolate/formoterol (Bevespi Aerosphere)
  • Glycopyrrolate/indacaterol (Utibron Neohaler)
  • Tiotropium/olodaterol (Stiolto Respimat)
  • Umeclidinium/vilanterol (Anoro Ellipta)

Phối hợp giữa corticosteroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác động kéo dài bao gồm:

  • Budesonide/formoterol (Symbicort)
  • Fluticasone/salmeterol (Advair)
  • Fluticasone/vilanterol (Breo Ellipta)

Roflumilast

Roflumilast (Daliresp) là thuốc điều trị COPD bằng cơ chế ức chế phosphodiesterase–4, được sản xuất dưới dạng viên dùng để uống.

Roflumilast giúp giảm viêm, cải thiện luồng không khí vào phổi. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này cùng với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Tác dụng phụ của roflumilast có thể bao gồm:

  • Giảm cân
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chuột rút
  • Run
  • Mất ngủ

Nếu bạn có vấn đề về gan hoặc trầm cảm, bạn hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Lưu ý/Thận trọng

Bạn cần sử dụng thuốc điều trị COPD theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào như dị ứng, phát ban hoặc sưng, bạn hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.

Trường hợp cảm thấy khó thở, sưng miệng, lưỡi hay cổ họng, bạn cần gọi cấp cứu hoặc liên lạc với trung tâm y tế địa phương gần nhất. Do một số loại thuốc điều trị COPD có tác dụng phụ ảnh hưởng lên hệ tim mạch, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề về tim mạch khác.

Dưới dây là một số thuốc kết hợp giữa hai loại giãn phế quản tác động kéo dài:

  • Glycopyrrolate/formoterol (Bevespi Aerosphere)
  • Glycopyrrolate/indacaterol (Utibron Neohaler)
  • Tiotropium/olodaterol (Stiolto Respimat)
  • Umeclidinium/vilanterol (Anoro Ellipta)

Phối hợp giữa corticosteroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác động kéo dài bao gồm:

  • Budesonide/formoterol (Symbicort)
  • Fluticasone/salmeterol (Advair)
  • Fluticasone/vilanterol (Breo Ellipta)

Roflumilast

Roflumilast (Daliresp) là thuốc điều trị COPD bằng cơ chế ức chế phosphodiesterase–4, được sản xuất dưới dạng viên dùng để uống.

Roflumilast giúp giảm viêm, cải thiện luồng không khí vào phổi. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này cùng với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Tác dụng phụ của roflumilast có thể bao gồm:

  • Giảm cân
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chuột rút
  • Run
  • Mất ngủ

Nếu bạn có vấn đề về gan hoặc trầm cảm, bạn hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Lưu ý/Thận trọng

Bạn cần sử dụng thuốc điều trị COPD theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào như dị ứng, phát ban hoặc sưng, bạn hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.

Trường hợp cảm thấy khó thở, sưng miệng, lưỡi hay cổ họng, bạn cần gọi cấp cứu hoặc liên lạc với trung tâm y tế địa phương gần nhất. Do một số loại thuốc điều trị COPD có tác dụng phụ ảnh hưởng lên hệ tim mạch, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề về tim mạch khác.

Xem thêm: Viêm cổ tử cung mãn tính: Triệu chứng nguy hiểm chị em cần điều trị sớm

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!