Ung thư cổ tử cung khi đang mang thai cần làm gì?
Ung thư cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần sớm phát hiện và có biện pháp điều trị đúng đắn để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tuyệt đối không được chủ quan khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Ung thư cổ tử cung khi mang thai – Nguyên nhân do đâu?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi có các tế bào ác tính xuất hiện tại cổ tử cung. Căn bệnh ung thư phụ khoa này có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau bệnh ung thư vú.
Số liệu thống kê cho thấy, bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, bừa bãi hay trải qua sinh đẻ nhiều. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung còn xảy ra trong quá trình mang thai.
Bà bầu bị ung thư cổ tử cung rất dễ gặp phải nhiều rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe thai kỳ. Do các triệu chứng của bệnh lý này thường không đặc hiệu nên khó phát hiện. Từ đó dẫn tới việc điều trị chậm trễ.
Dưới đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai:
1. Nhiễm Human Papilloma Virus
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết Human Papilloma Virus (HPV) hiện diện ở đa phần các trường hợp bà bầu bị ung thư cổ tử cung. Human Papilloma Virus có tới hơn 100 loại. Tuy nhiên có 15 loại là trực tiếp liên quan tới bệnh ung thư cổ tử cung.
Bà bầu có thể bị nhiễm HPV do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hay do quan hệ tình dục với người nhiễm virus. Nếu có điều kiện thuận lợi, HPV sẽ phát triển và gây biến dổi ADN của các tế bào trong cổ tử cung. Nhiều trường hợp hình thành các tế bào ác tính gây ung thư cổ tử cung.
2. Hệ miễn dịch suy giảm
Hầu hết các mẹ bầu đề bị suy giảm miễn dịch và sức đề kháng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém điều độ cùng với sự thay đổi hormone được cho là những yếu tố chính.
Hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ bầu thường xuyên bị mệt mỏi và đuối sức. Điều này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Human Papilloma Virus tấn công vào cổ tử cung và gây ung thư. Suy giảm miễn dịch được xác định là nguyên nhân phổ biến liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai.
3. Căng thẳng, stress quá mức
Lo lắng, căng thẳng là tình trạng mà các mẹ bầu rất dễ gặp phải khi mang thai. Đặc biệt là trong lần đầu có em bé, mẹ bầu thường bị lo lắng nhiều hơn do chưa có kinh nghiệm. Tình trạng này có thể gây mệt mỏi, mất ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Stress kéo dài còn làm suy giảm miễn dịch, tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ. Hơn nữa còn là yếu tố tạo điều kiện cho Human Papilloma Virus phát triển mạnh. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong thai kỳ.
4. Các yếu tố rủi ro khác
Bên cạnh các nguyên nhân đặc trưng của thai kỳ nêu trên thì bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai còn có thể liên quan tới một số yếu tố khác. Bao gồm:
- Bà bầu từng quan hệ tình dục sớm
- Trải qua nhiều lần sinh đẻ
- Có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Yếu tố di truyền
- Tăng cân quá mức khi mang thai
- Ăn uống và sinh hoạt kém điều độ
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai
Các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai còn phụ thuộc vào kích thước khối u và giai đoạn bệnh. Trên thực tế, bệnh ở giai đoạn đầu không có các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện và can thiệp điều trị.
Một số
bà bầu có thể gặp phải các dấu hiệu sau đây khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung:
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu
- Dịch tiết có lẫn mủ hoặc lẫn máu
- Âm đạo bị chảy máu bất thường
- Đau phần bụng dưới do khối u phát triển
- Thiếu máu mãn tính do chảy máu âm đạo kéo dài
Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Do đó, bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng nếu bị chảy máu âm đạo bất thường. Cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ung thư cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh ung thư cổ tử cung về cơ bản sẽ không đe dọa trực tiếp tới sự an toàn của thai nhi. Do khi còn trong bụng mẹ, thai nhi được bảo vệ rất chắc chắn bên trong nhau thai. Vì vậy rất hiếm khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Tuy nhiên mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung luôn bị hạn chế và gặp khó khăn ở vấn đề điều trị. Bởi thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên can thiệp điều trị ung thư sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Hơn nữa, việc mắc bệnh còn khiến cho mẹ bầu luôn bị mệt mỏi, lo lắng và chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Nhất là trong trường hợp mẹ bị suy nhược, thiếu dưỡng chất.
Trường hợp bệnh xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu có thể sẽ bị sảy thai. Nếu lựa chọn điều trị ở giai đoạn này thì mẹ phải đưa ra quyết định bỏ thai.
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai
Các chuyên gia cho biết, việc mang thai có thể sẽ khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung bị phát hiện muộn hơn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ.
Nếu có nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu bà bầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:
– Các xét nghiệm ban đầu:
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung: Trước hết bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt kẹp để mở rộng âm đạo. Điều này giúp dễ dàng quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng que gỗ y tế hoặc bàn chải mềm để lấy tế bào ở cổ tử cung đem đi xét nghiệm.
- Xét nghiệm tìm Human Papilloma Virus: Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng với công tác phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Bởi nhiễm trùng HPV kéo dài chính là nguyên nhân thường gặp khiến các tế bào ác tính xuất hiện trong cổ tử cung.
– Các xét nghiệm xác định chẩn đoán:
- Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng máy soi nhằm phóng to hình ảnh bên trong cổ tử cung để tìm các tế bào bất thường. Nếu phát hiện có sự hiện diện của tế bào bất thường thì bác sĩ sẽ bấm sinh thiết để lấy mô mang đi xét nghiệm.
- Bấm sinh thiết cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ bấm đặc biệt để có thể lấy 1 mẫu mô nhỏ trong cổ tử cung. Sau đó đem đi xét nghiệm nhằm giải phẫu bệnh. Mặc dù không gây đau nhưng bấm sinh thiết cổ tử cung có thể khiến bà bầu bị chảy máu.
- Nạo kênh cổ tử cung: Bác sĩ dùng 1 thìa nhỏ đặc biệt để cạo lấy 1 ít mô tại vùng kênh nằm bên trong cổ tử cung. Sau đó gửi mẫu mô mang đi xét nghiệm để giải phẫu bệnh.
– Các xét nghiệm khác:
- Kiểm tra trực quan: Bác sĩ có thể tiến hành nội soi nhằm quét các khu vực bên trong bàng quang và trực tràng. Mục đích là để đánh giá mức độ và phạm vi ảnh hưởng của bệnh ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm hình ảnh: Có thể chỉ định X-quang, CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ lan rộng của ung thư. Tuy nhiên bà bầu cần mang tấm chắn bằng chì trong quá trình chụp chiếu để bảo vệ vùng bụng.
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai
Điều trị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai thường bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ cần căn cứ vào vị trí cũng như kích thước của khối u để đưa ra giải pháp phù hợp.
Dưới đây là cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung cho các bà bầu:
1. Điều trị dựa theo giai đoạn thai kỳ
Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ có sự khác biệt rất rõ rệt. Cụ thể như sau:
– Điều trị trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu thực hiện các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường quy trong giai đoạn này. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định để loại bỏ khối u ác tính và các mô lành xung quanh cổ tử cung. Đây là phẫu thuật không xâm lấn nên sẽ ít gây ra rủi ro nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.
Trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung còn ở giai đoạn sớm thì bác sĩ có thể sẽ tạm thời trì hoãn việc điều trị tới khi sinh xong. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng, bệnh sẽ không gây ra bất cứ mối nguy hại nào cho sức khỏe thai kỳ.
Nếu điều trị ung thư cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ nhất thì sẽ rất nguy hại. Bởi đây là giai đoạn các cơ quan của thai nhi đang dần được hình thành và phát
triển. Hóa trị liệu có thể tiềm ẩn một số rủi ro sau:
- Dị tật bẩm sinh
- Mất thai nhi
- Số lượng tế bào máu thấp khi sinh
- Dễ bị nhiễm trùng cổ tử cung
– Điều trị trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:
Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thường không quá khắt khe. Bởi ở giai đoạn này, thai nhi đã được bảo vệ rất chắc chắn trong nhau thai.
Nhau thai chính là hàng rào ngăn ngừa tác dụng phụ của hóa trị điều trị ung thư cổ tử cung lên thai nhi. Ngoài ra còn có khả năng ngăn ngừa một số thuốc xâm nhập một cách trực tiếp vào máu của thai nhi.
Ở giai đoạn này, song song với hóa trị, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xạ trị để thúc đẩy tốc độ kiểm soát bệnh. Sự kết hợp này được ghi nhận là an toàn cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ.
2. Điều trị dựa vào kích thước khối u
Bên cạnh việc căn cứ vào giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ còn dựa vào kích thước của khối u để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp cho các bà bầu bị ung thư cổ tử cung.
– Với các trường hợp khối u nhỏ:
Mẹ bầu có thể lựa chọn 2 phương pháp chính. Thứ nhất là cắt bỏ 1 phần khối u. Thứ 2 là khoét chóp cổ tử cung. Tuy nhiên, việc phẫu thuật có thể gây rủi ro cho thai nhi nên sẽ không được khuyến khích khi mang thai.
Với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu thực hiện khoét chóp cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 phần mô ra khỏi cổ tử cung để đem đi kiểm tra và thực hiện chẩn đoán.
– Với các trường hợp khối u lớn:
Đối với các khối u lớn thì bác sĩ thường đề nghị thực hiện hóa trị liệu để điều trị. Tuy nhiên bà bầu được khuyên là cần đợi đến 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ hay sinh xong với bắt đầu thực hiện điều trị. Bởi hóa trị liệu trong 3 tháng đầu gây ra rất nhiều rủi ro cho thai nhi.
Phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nữ giới nên chủ động thực hiện trước khi có kế hoạch mang thai. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong thai kỳ.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả bao gồm:
- Tiêm phòng vắc xin HPV để ngăn ngừa tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Mỗi người cần thực hiện 3 mũi tiêm để vắc xin phát huy tốt tác dụng.
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Nên tăng cường các loại thực phẩm có chứa nhiều flavonoid, folate, carotenoid và các chất chống oxy hóa khác.
- Sinh hoạt điều độ, nên ngủ đúng giờ đủ giấc, kiểm soát tốt căng thẳng. Đồng thời dành tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất.
- Nếu có thói quen hút thuốc lá, nữ giới nên sớm từ bỏ. Ngoài ra cũng cần tránh việc hít phải khói thuốc lá thụ động.
- Thực hiện đời sống tình dục an toàn. Tốt nhất nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc tránh thai. Đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không nên mặc quần lót và trang phục quá chật chội, bí bách.
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời điều trị khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm phần phụ.
- Nữ giới nên thực hiện việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên. Việc sàng lọc sẽ giúp phát hiện tình trạng dẫn đến ung thư hoặc tiền ung thư sớm nếu có.
Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Hãy sớm thăm khám bác sĩ và nghiêm túc điều trị theo phác đồ được chỉ định. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe thai kỳ ngay cả khi đang bị ung thư cổ tử cung.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- 10 địa chỉ khám chữa ung thư cổ tử cung tốt nhất 2021
Xem thêm: Bỏ túi top 7 địa chỉ bán đông trùng hạ thảo Hà Nội uy tín chất lượng nhất
Tin mới nhất
- Đau đầu gối có phải là bệnh thoái hóa khớp gối không?
- Bạch tạng
- [Chia Sẻ] Cô bé 9 tuổi được chữa khỏi viêm dạ dày HP tại Trung tâm Thuốc dân tộc
- Công dụng chữa bệnh của Bồ công anh nam
- TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ MÁU
- Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp
- Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
- Đậu răng ngựa: Ngừa cao huyết áp cùng nhiều lợi ích hay
- Máy xông mũi họng: Thông tin cơ bản liệu bạn đã biết?
- Những lưu ý cho mẹ bầu sử dụng thang bộ an toàn