Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa,… Chính vì vậy nó trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường chữa được không, điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích.
Bệnh tiểu đường chữa được không?
Bệnh tiểu đường chữa được không luôn là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, căn bệnh này vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Thế nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, các bác sĩ đã tìm ra được nhiều phương pháp giúp kiểm soát căn bệnh này được tốt hơn.
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc không biết liệu tiểu đường type 1 có chữa được không và tiểu đường type 2 có chữa được không. Trên thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Bởi đảo tụy là nơi sản xuất ra insulin đã bị phá hủy, không có khả năng tiết insulin nên nếu muốn điều trị được bệnh chỉ có thể
Còn tiểu đường tuýp 2 thì có đến 70% cơ hội chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, nếu kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, người bệnh có thể sống khỏe mạnh mà không cần phải dùng đến thuốc.
Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn
Mặc dù bệnh tiểu đường là căn bệnh khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên có chữa được bệnh tiểu đường không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh vẫn có thể kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh này nếu áp dụng các cách điều trị bệnh như sau:
Điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống
Với thắc mắc có chữa được bệnh tiểu đường không thì câu trả lời là rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng chế độ ăn uống khoa học. Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường diễn ra được thuận lợi, bạn cần tập trung ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và chất xơ. Đồng thời bổ sung thêm nhiều protein, omega 3 và ngũ cốc nguyên hạt.
Cách điều trị tiểu đường tốt nhất là bạn hãy nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết tư vấn để có một chế độ ăn uống cho người tiểu đường hợp lý và chính xác nhất.
Để bệnh không diễn biến phức tạp, bạn nên cắt giảm các chất béo bão hòa, đạm, đường, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bởi những loại thực phẩm này không những làm tăng đường huyết mà còn gây ảnh hưởng đến huyết áp của người bệnh.
Bị tiểu đường chữa được không? Điều trị bằng cách vận động
Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc tập luyện hàng ngày cũng rất quan trọng. Giúp cho người bị bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết tốt.
Những môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Đồng thời bạn nên hạn chế việc ngồi nhiều hoặc nằm quá lâu, ít vận động,….
Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế thức khuya, stress căng thẳng cũng là một cách tốt để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông y
Một số bài thuốc Đông y phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường như:
Bài thuốc Bổ thận dương, dưỡng thận âm
Thành phần: Đan bì, Nhục quế, Phụ tử, Sơn thù du, Phục linh, Huyền sâm, Trạch tả, Mạch môn mỗi loại 20g.
Cách thực hiện:
- Cho những nguyên liệu trên vào nồi, đun sôi khoảng 15 phút đến khi nước cạn còn khoảng 2/3 thì tắt bếp.
- Thuốc sắc uống trong ngày, sử dụng liên tục trong vòng 3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc thể trường vị hỏa uất
Thành phần: Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Mạch môn, Sinh địa mỗi loại 32g, Hoàng liên 10g.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi sắc cùng với 600ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Thuốc sắc uống trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 3 tuần để bệnh nhanh khỏi.
Bài thuốc thể phế táo vị nhiệt
Thành phần: Sinh thạch cao 60g, Sinh địa 30g, Sa sâm, Đẳng sâm, Ngọc trúc mỗi loại 15g, Mạch môn 12g, Cam thảo 6g
Cách thực hiện:
- Cho sinh thạch cao vào đun trước với 600ml nước.
- Khi sôi cho tất cả những nguyên liệu còn lại vào sắc tiếp cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Thuốc sắc sử dụng trong ngày. Kiên trì thực hiện 3 tuần liên tiếp để đạt được hiệu quả.
Bài thuốc thể thận âm suy
Thành phần: Hoài sơn dược 30g, Sinh địa 15g, Phục linh, Trách tả, Nữ trinh tử mỗi loại 12g, Đan bì 9g
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc với 700ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Gạn lấy nước uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 3 tuần để khắc phục các triệu chứng của bệnh.
Tiểu đường chữa được không? Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc, cụ thể như:
- Giúp bổ sung các tế bào beta bị đào thải ở tuyến tụy.
- Bảo vệ các tế bào còn lại khỏe mạnh.
- Giúp ổn định đường huyết, giảm lượng đường trong máu.
- Người bệnh có thể không cần dùng đến thuốc hạ đường huyết, không cần tiêm thuốc insulin.
- Giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Để điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp tế bào gốc, người ta sử dụng một lượng tế bào gốc từ dịch tủy, máu hoặc mô mỡ trong cơ thể. Nhân tế bào gốc lên trong phòng thí nghiệm với điều kiện đặc biệt về vô trùng và thuận lợi cho tế bào gốc phát triển.
Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép tế bào gốc vào cơ thể người bệnh thông qua đường truyền tĩnh mạch, động mạch.
Điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc ngoại sinh không phổ biến ở Việt Nam bởi việc nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm yêu cầu kỹ thuật cao. Không những thế, nếu tế bào được ghép không phù hợp, cơ thể có thể đào thải dẫn tới kết quả điều trị không như mong muốn.
Điều trị bệnh bằng các loại thảo dược
Một số loại thuốc nam chữa tiểu đường tại nhà có khả năng giúp làm ổn định lượng đường huyết vào bảo vệ chức năng tuyến tụy rất tốt mà bạn có thể tham khảo sử dụng như:
- Dây thìa canh: Đây là một loại cây thuốc được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng nhất. Trong thành phần của nó có chứa nhiều Acid Gymemic, có tác dụng kích thích sản xuất hormone giúp chuyển hóa đường ở tuyến tụy. Ngoài ra loại dược liệu này còn giúp hấp thu glucose ở ruột, làm tăng khả năng tiết insulin giúp chống viêm kháng khuẩn, ổn định đường huyết.
- Khổ qua rừng: Loại dược liệu này có tác dụng bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C và caroten, có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thu glucose ở các tế bào. Đặc biệt chúng còn giúp cung cấp các chất tương tự như insulin làm ổn định đường huyết và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn có nhiều loại thảo dược giúp làm ổn định đường huyết mà người bệnh không nên bỏ qua đó là lá xoài, hạt vải, mướp đắng, khế chua, hạt sen, lá hẹ…
Lưu ý: Khi sử dụng các bài thuốc nam này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y. Tuyệt đối không được sử dụng hoặc kết hợp thuốc một cách bừa bãi, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc do bác sĩ kê đơn
Bệnh tiểu đường chữa khỏi được không là nhớ một phần không nhỏ vào loại thuốc mà bạn sử dụng. Căn cứ vào tình hình sức khỏe và các kết quả xét nghiệm của bạn mà các bác sĩ sẽ lựa chọn ra những loại thuốc phù hợp nhất.
Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, những bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng một số loại thuốc như:
- Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU) – Thúc đẩy sự tiết insulin
Bao gồm Gliclazide (Glimicron,…), Glibenclamide (Euglucon, Daonil,…), Glimepiride (Amaryl),…
Loại thuốc này có tác dụng lên tuyến tụy và thúc đẩy sự tiết insulin để ngăn chặn sự giải phóng glucose từ gan và tăng tổng hợp glycogen. Ngoài ra insulin này cũng hoạt động trên cơ bắp thúc đẩy sự tiêu thụ glucose và tăng tổng hợp glycogen trong gan.
- Thuốc thúc đẩy sự tiết insulin tác dụng nhanh
Bao gồm Nateglinide (Starsis, Fastic), Mitiglinide calcium hydrate (Glufast), Repaglinide (Surepost)
Loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy sự tiết insulin và cho hiệu quả ngay lập tức. Vì vậy việc uống trước bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
- Thuốc ức chế α-glucosidase
Bao gồm Acarbose (Glucobay), Voglibose (Basen), Miglitol (Seibule)
Loại thuốc này đem đến hiệu quả ức chế tiêu hóa carbohydrates trong ruột non và làm chậm sự hấp thu glucose, giúp làm giảm lượng đường trong máu sau ăn.
- Thuốc Biguanide (thuốc BG)
Bao gồm Metformin hydrochloride (Metgluco, Glycoran), Buformin hydrochloride (Dibetos)
Thuốc BG là loại thuốc giúp hạ đường huyết có tác động lên gan là chủ yếu. Ngoài ra thuốc có tác dụng cải thiện sự hấp thu glucose trong cơ bắp và mô mỡ, cải thiện khả năng kháng insulin, giúp ức chế hấp thu glucose từ đường ruột
- Thuốc Thiazolidine
Bao gồm Pioglitazone Hydrochloride (Axtos)
Ngoài việc làm tăng sự hấp thu glucose trong cơ bắp, loại thuốc này còn giúp làm giảm lượng huyết, tăng hiệu quả insulin. Thuốc Thiazolidine thường được dùng cho những bệnh nhân bị thừa cân và tăng đường huyết do kháng insulin.
- Nhóm thuốc ức chế DPP 4
Bao gồm Sitagliptin phosphate hydrate, Vildagliptin, Alogliptin benzoat, Linagliptin, Teneligliptin hydrobromide hydrate, Anaglyptine, Saxagliptin Hydrate, Trelagliptin succinate, Omarigliptin
Thuốc ức chế DPP-4 có tác dụng phát huy hiệu quả ngăn ngừa hormon incretin bị phân giải trong cơ thể. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng khác như bảo vệ tuyến tụy, não, tim.
- Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Bao gồm Ipragliflozin L – Proline, Dapagliflozin propylene glycolate hydrate, Luseogliflozin hydrate, Tofogliflozin hydrate, Canagliflozin hydrate, Empagliflozin
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose, bài tiết lượng đường dư thừa trong cơ thể và chuyển vào nước tiểu, giúp làm giảm lượng đường huyết. Loại thuốc này dùng mỗi ngày một lần.
Một số lưu ý khi chữa trị bệnh tiểu đường
Để bệnh tiểu đường nhanh khỏi, bên cạnh những cách điều trị trên người bệnh cần phải lưu ý những đề sau:
- Không được sử dụng đồ ngọt: Đồ ngọt hay những thực phẩm chứa đường đều là những món ăn cấm kỵ đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Những loại thực phẩm này sẽ làm cho lượng đường huyết của bạn tăng nhanh không kiểm soát
- Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên: Việc kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát được sức khỏe của mình, đặc biệt là lượng đường huyết để có thể kịp thời điều chỉnh.
- Nói không với rượu bia thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ như tê liệt thần kinh, suy giảm chức năng gan, thận, tăng huyết áp, khiến bệnh tiểu đường ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, với những bệnh nhân mắc tiểu đường không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Có chế độ luyện tập phù hợp: Chỉ cần những hoạt động đơn giản như đạp xe hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp cơ thể đốt cháy calo và tăng cường chuyển hóa năng lượng. Vì vậy bạn hãy duy trì tập luyện thường xuyên thể dục thể thao thường xuyên nhé.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn trong ngày để kiểm soát lượng đường huyết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì bữa ăn sáng thường xuyên để ổn định đường huyết sau một đêm nghỉ ngơi.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bệnh tiểu đường chữa được không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống rèn luyện khoa học, đồng thời sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng để bệnh nhanh chóng được cải thiện. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)
Tin mới nhất
- Tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước và bệnh ung thư buồng trứng
- Yếu sinh lý nặng cỡ nào cũng khỏi nếu bạn biết đến bí mật này sớm hơn
- Hoạt huyết Phục cốt hoàn “khắc tinh” của bệnh xương khớp
- Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên và cách khắc phục
- 8 Cách trị viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả nhanh chóng
- Viêm loét dạ dày ăn gì? Món ăn tốt cho người bệnh
- Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?
- Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
- Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm và lối sống
- 9 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn hai quả trứng một ngày
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Tình trạng xuất huyết dạ dày nguyên nhân do đâu? Làm sao để chữa trị và phòng tránh bệnh?
- TIN TỨC UNG THƯ Trị hôi nách bằng baking soda: Lợi và hại
- TIN TỨC UNG THƯ 4 mẹo thần thánh giúp mẹ không bị rách âm hộ khi sinh
- TIN TỨC UNG THƯ Cách xóa nếp nhăn ở từng vị trí giúp bạn trẻ trung hơn