Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đối với người bệnh bởi thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất tới bệnh dạ dày. Việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn sớm tạm biệt căn bệnh khó chịu này.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, để kiểm soát và điều trị hiệu quả căn bệnh này cũng như phòng ngừa tái phát, việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vậy trào ngược dạ dày ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bị trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày nên ăn các loại thịt chứa đạm dễ tiêu hóa
Các loại thịt chứa đạm dễ tiêu hóa như thịt lợn, thịt ngan giúp giảm gánh nặng cho dạ dày. Tuy nhiên, không nên sử dụng thịt vịt (có tính hàn), thịt gà (có tính nóng) bởi thực phẩm này không tốt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày.
Trào ngược thực quản nên ăn các loại đậu
Các loại đậu tốt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày bởi giàu chất xơ và chứa các amino acid cần thiết. Bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại đậu đều tốt cho người bệnh. Một số loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu tương khi ăn dễ gây ra chứng đầy hơi.
Vì vậy, khi sử dụng đậu trong chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày, cần chú ý chế biến kỹ, ngâm nước qua đêm để đậu mềm và ăn với lượng vừa phải là tốt nhất.
Bổ sung các gia vị có tính kháng viêm, giảm tiết axit
Gừng và nghệ là 2 loại gia vị rất tốt để sử dụng cho người bị bệnh trào ngược dạ dày. Gừng có tính kháng viêm tự nhiên, khả năng trung hòa axit và hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Nghệ cũng có khả năng ức chế sản xuất axit ở dạ dày, làm giảm hoạt động của vi khuẩn HP và hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết loét trong dạ dày.
Ngoài gừng và nghệ, các loại gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, bạc hà cần được hạn chế vì chúng gây kích thích dạ dày và thực quản, rất không tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày.
Bị trào ngược nên ăn bánh mì, bột yến mạch
Bánh mì và bột yến mạch là 2 lựa chọn hàng đầu giúp giải đáp băn khoăn trào ngược dạ dày ăn gì. Đây là 2 loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit cao, hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng thực quản.
Bột yến mạch còn có ưu điểm là có thể chế biến thành nhiều món đa dạng như cháo, súp hay làm bánh. Đây đều là những món ăn mềm, dễ tiêu hóa, rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Dạ dày trào ngược nên ăn thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một loại chất béo lành mạnh có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe như: tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Không những vậy, đối với người bị bệnh trào ngược dạ dày, omega 3 giúp ích bởi có khả năng kháng viêm tự nhiên, đồng thời hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Các loại thực phẩm giàu omega có thể kể đến như: cá hồi, dầu hướng dương, dầu ô liu, hạt óc chó, hạt lanh.
Bị trào ngược nên ăn các loại rau xanh
Trào ngược dạ dày ăn gì tốt? Danh sách thực phẩm người bệnh nên ăn chắc chắn không thể bỏ qua các loại rau xanh. Người bị bệnh trào ngược dạ dày được khuyến cáo sử dụng khẩu phần ăn giàu chất xơ, hạn chế thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ.
Một số loại rau rất tốt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến như: bắp cải, súp lơ, cải xoong, cải bó xôi, măng tây.
Nhìn chung các loại rau này đều giàu chất xơ, vitamin và nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, các loại rau xanh này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày thực quản như: hỗ trợ kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa, trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện hệ miễn dịch đường ruột và làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng.
Các loại đồ uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Người bị bệnh trào ngược dạ dày cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để hỗ trợ tiêu hóa tốt và giảm nhẹ tình trạng trào ngược axit. Các loại nước uống được khuyên dùng cho người bị bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:
- Nước lọc: có độ PH trung tính giúp giảm bớt nồng độ axit trong dịch vị.
- Nước khoáng chứa kiềm: có thể sử dụng thay thế nước lọc, giúp trung hòa axit trong dạ dày.
- Nước dừa: có khả năng diệt khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh, kháng virus.
- Nước ép hoa quả ít chua: như táo, lê, dưa hấu, cung cấp vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và duy trì tốt hoạt động tiêu hóa.
Trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn thì việc hạn chế những loại thực phẩm không nên ăn cũng có tầm quan trọng không kém trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh.
Trào ngược dạ dày nên kiêng thực phẩm có chứa chất béo no
Người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa chất béo no như: thức ăn nhanh, mỡ động vật, phô mai, bơ thực vật, đồ nướng,… khi bị trào ngược dạ dày. Bởi, khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn, gây đầy bụng, khó tiêu, khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cũng luôn cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh gây gánh nặng cho dạ dày. Các món chiên xào, thịt mỡ hay thức ăn chế biến sẵn cần được tiết giảm trong thực đơn của người bệnh.
Hạn chế các đồ ăn chua, cay, đồ quá mặn
Bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn gì – đồ ăn chua cay là một trong những
thực phẩm bạn nên kiêng. Các loại thức ăn này sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit và gây tổn thương cho niêm mạc ruột, vì vậy mà người bị trào ngược dạ dày nên tránh xa.
Ngoài ra, ăn mặn vốn không tốt cho sức khỏe của chúng ta và khi bị bệnh trào ngược dạ dày, việc hạn chế ăn mặn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Ăn mặn khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ, làm tăng cảm giác nóng rát ở khu vực thượng vị và cổ họng cho người bệnh.
Hạn chế đồ ngọt, cacao, socola trong thực đơn của người trào ngược
Đồ ngọt là một loại thực phẩm nữa cần hạn chế trong chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày. Đường và thức ăn ngọt sẽ làm tăng phản ứng viêm ợ dạ dày và thực quản, khiến cho chứng trào ngược dạ dày tồi tệ hơn.
Người bị trào ngược dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn và đồ uống chứa cacao và socola, vì chúng chứa hàm lượng cafein và theobromin lớn gây kích thích dạ dày.
Các loại đồ uống người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế
- Đồ uống có chứa các chất kích thích: bia rượu, nước uống có gas hay cà phê, trà đặc đều là những thức uống có hại cho căn bệnh trào ngược dạ dày. Các loại nước uống này gây kích thích niêm mạc ruột, và làm tăng nguy cơ đẩy axit trào ngược lên dạ dày.
- Nước ép trái cây có vị chua: tính axit trong những loại nước ép này chắc chắn không tốt cho căn bệnh trào ngược dạ dày. Một số loại nước ép trái cây nhiều chua điển hình người bệnh cần tránh là: cam, xoài…
Những lưu ý trong ăn uống khi bị trào ngược dạ dày
Giải đáp băn khoăn trào ngược dạ dày ăn gì, ngoài những thực phẩm nên và không nên ăn phía trên, bạn cần lưu ý điều chỉnh một số thói quen ăn uống để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất:
- Ưu tiên ăn những món luộc, hấp; thức ăn mềm tốt cho tiêu hóa
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm tải cho dạ dày mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, uống nước nhiều lần trong ngày, uống từ từ, từng chút một.
- Không ăn quá no, không ăn quá khuya, nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Tránh nằm luôn hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
- Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên dùng khi chúng còn ấm.
Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Nếu bạn không xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh thì dù có dùng thuốc tốt như thế nào cũng không thể chữa khỏi bệnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống theo khuyến cáo là cách hiệu quả nhất để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh “khó chiều” này.
Thông tin hữu ích
- Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, củ gì tốt cho người bệnh
- Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng? Đâu là câu trả lời chính xác?
Tin mới nhất
- Nấm móng chân
- Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?
- Co thắt thực quản
- Viêm khoang tai ác tính
- Dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- Huyệt đản trung: Vị trí, công dụng và cách thực hiện
- Tác dụng cách dùng tinh bột nghệ tại TPHCM
- Bệnh viêm khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Dinh Dưỡng Nâng Cao Sức Đề Kháng Trong “Mùa” Dịch Covid-19 (nCoV)
- Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh